“Cha làm thịt con” – Thảm kịch kinh hoàng trong nạn đói 1960 ở Trung Quốc

Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20189:00 CH(Xem: 8248)
“Cha làm thịt con” – Thảm kịch kinh hoàng trong nạn đói 1960 ở Trung Quốc

Bức ảnh “cha làm thịt con” trong kho lưu trữ hồ sơ công an địa phương huyện Lễ Lăng, tỉnh Hồ Nam, được lưu truyền trên mạng Internet là một bằng chứng rõ nét cho thảm kịch “ăn thịt người” trong những năm nạn đói từ 1958-1961 ở Trung Quốc.

Trung Quốc, nạn đói lớn, Bài chọn lọc, an thit nguoi,

Trong bức ảnh, người cha Lưu Gia Viễn đứng bên tường, tay đeo còng, và bên cạnh ở phía dưới là đầu lâu và xương của con trai mình. (Ảnh tư liệu)

Trong bức ảnh, người cha Lưu Gia Viễn đứng bên tường, tay đeo còng, bên cạnh ở phía dưới là đầu lâu và xương của con trai mình, còn có một nồi sắt, trong nồi là thịt của cậu con trai đã được cắt ra, và được hầm chung với cà rốt, Lưu Gia Viễn đã làm thịt con mình. Đây là ảnh chụp trước khi Lưu Gia Viễn bị xử bắn, người xử bắn đã chụp và giữ lại làm hồ sơ vụ án.

Thực tế trong những năm nạn đói này thảm kịch “ăn thịt người” không chỉ xảy ra ở mỗi huyện Lễ Lăng, mà xuất hiện trên toàn Trung Quốc.

Tài liệu “Tham khảo nội bộ” do Tân Hoa xã chủ biên năm 1960 có số liệu như sau: Theo thống kê của khu tự trị Ninh Hạ tỉnh Cam Túc và 11 huyện thành của tỉnh Quý Châu, trong năm này đã phát hiện hơn 17 vụ án “ăn thịt người”, trong đó có 15 vụ ăn thịt người sống (13 trẻ em).

Trước đó, tạp chí “Viêm Hoàng Xuân Thu” đã đăng một bài phỏng vấn với ông Trương Thân, Bí thư Thành ủy thành phố Khai Phong, trong đó kể lại chuyện người bà ăn thịt cháu gái như sau: Mùa đông năm nay (1958), Phó chủ tịch tỉnh Triệu Văn Phủ và Bí thư Thành ủy Trần Băng đích thân tới thị sát ở Vũ Thành, ngay khi đến một ngôi làng liền thấy người dân khóc thảm thiết rằng lương thực lại không chuyển đến kịp, tất cả rồi sẽ chết đói hết.

Trung Quốc, nạn đói lớn, Bài chọn lọc, an thit nguoi,

Bức ảnh “cha làm thịt con” vẫn luôn gây ám ảnh cho bao thế hệ. (Ảnh tư liệu)

Trần Băng đi về phía Tây của ngôi làng, đến một ngôi nhà thấy một cụ già ngồi ngủ bên một ổ rơm, không thấy có lương thực, nhưng trong nhà có một cái chum nhỏ đựng đầy thịt, bèn hỏi: “Đây là thịt gì vậy? Thịt chó hay thịt mèo?”. Cụ già liền khóc rống lên: “Đó là thịt của cháu gái tôi!”. Đói đến mức ăn cả thịt người! Trần Băng liền rời đi, tìm ông Triệu Văn Phủ cùng đến xem cái chum đựng thịt của bé gái xấu số…

Tạp chí “Viêm Hoàng Xuân Thu” cũng đăng một bài viết của ông Duẫn Thử Sinh, nguyên Phó giám đốc Sở Công an tỉnh An Huy ghi chép về nạn ăn thịt người này.

“Tỉnh An Huy trong những năm Đại nhảy vọt, quần chúng nhân dân khổ không tả xiết, chết đói đến 4 triệu người, khiến cho người ta ăn thịt lẫn nhau… Báo cáo ngày 23/4/1961 của Sở Công an An Huy gửi cho tỉnh ủy có tiêu đề ‘Báo cáo về việc phát sinh tình huống đặc thù’ đã viết: Từ năm 1959 đến nay, đã phát sinh một vụ việc đặc thù (chính là người ăn thịt người).

Ví dụ sau sẽ minh chứng cho báo cáo của Sở Công an: Trước tiên xem xét số liệu thống kê nhân khẩu. Năm 1958, nhân khẩu huyện Phượng Dương là 400.000 dân, đến năm 1961 giảm xuống còn 160.000 dân, giảm 39% so với năm 1958. Trên toàn huyện có khoảng 2.404 hộ gia đình ở 27 ngôi làng có người chết đói, khiến 1.580 người già rơi vào cảnh cô quả, 3.304 trẻ nhở rơi vào cảnh cô nhi.

Tại sao lại xuất hiện tình huống này? Chính là bởi bí thư huyện ủy của huyện này vì theo đuổi Đại nhảy vọt mà bất chấp sống chết của người dân. Để tiến hành Đại nhảy vọt, ông ta đã sử dụng ông cụ tàn khốc chuyên chế trấn áp quần chúng nhân dân. Toàn huyện chỉ có khoảng 400.000 dân, vậy mà ông ta đã hạ lệnh các cơ quan công an đến bắt giữ 3.154 người, quản thúc 1.400 người, phê bình đấu tố hơn 2.000 người, đánh đổ 366 người bị coi là phản cách mạng”.

Trung Quốc, nạn đói lớn, Bài chọn lọc, an thit nguoi,

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thảm kịch này không phải do “thiên tai”, cũng không phải do “Đại nhảy vọt”, mà là do hợp tác hóa, công xã hóa đã xóa bỏ chế độ tư hữu, và nạn đói lớn chính là hệ quả của chế độ này. (Ảnh: Histclo)

Tại Liêu Ninh, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng đăng một bài viết về nạn ăn thịt người. Trong một cuốn sách của Dương Tử An cũng ghi chép lại câu chuyện về một người bạn học tố cáo sự việc phát sinh ở thôn của cô ấy: “Có một phụ nữ nông thôn không nhẫn chịu được khi thấy đứa con gái nhỏ 2 tuổi của mình kêu khóc vì đói, không muốn nó phải chịu khổ sở thêm nữa nên đã bóp chết đứa trẻ.

Sau đó, cô ấy đưa thi thể đứa trẻ cho chồng mang đi chôn. Không ngờ rằng người chồng quá đói đến mức tinh thần bất ổn, đã cho đứa trẻ vào nồi, rồi cho thêm chút rau cỏ vào nấu cùng. Người chồng còn ép vợ ăn một bát. Người phụ nữ quá đau khổ và hối hận trước hành động vô nhân tính của chồng nên đã đi báo với chính quyền”.

Sự thật về 3 năm nạn đói ở Trung Quốc

Năm 1958, Mao Trạch Đông phát động kế hoạch Đại nhảy vọt nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng đất nước từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa vào nông dân sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại.

Nhưng kết quả  Đại nhảy vọt đã gây ra nạn đói kéo dài trong thời gian 4-5 năm, nhiều số liệu nghiên cứu chỉ ra hơn 40 triệu người đã thiệt mạng vì kiếp nạn do chính sách duy ý chí này. Ngoài ra nạn đói này còn gây ra một thảm kịch văn hóa đạo đức, nhiều người khi vô vọng, đối mặt với sự sinh tồn thậm chí mất luôn cả nhân tính, đó chính là nạn “ăn thịt người người chết”, “ăn thịt người sống”, “ăn thịt con”. Theo thống kê khác, ước chừng trong những năm nạn đói trên toàn Trung Quốc, có khoảng 4000-5000 trường hợp ăn thịt người.BcKCN8

>>> Chùm ảnh nạn đói Trung Quốc – Nỗi kinh hoàng một thời

Say này, chính quyền Trung Quốc nhận định “Đại nhảy vọt” 1959-1961 là “Ba năm thảm họa tự nhiên”, sau đó đã phải đổi cách gọi là “Thời kỳ ba năm khốn khó”. Nhưng theo những nghiên cứu lịch sử thì thực tế ba năm này là thời gian mà Trung Quốc mưa thuận gió hòa, không hề xảy ra thảm họa tự nhiên như hạn hán hay lũ lụt nào. Nạn mất mùa làm hàng chục triệu người chết đói này xảy ra hoàn toàn là do “nhân họa”.

Sau hội nghị Lư Sơn năm 1959, Mao Trạch Đông đã phát động đấu tranh “phản cánh hữu”, những người trong đảng dũng cảm dám nói ra những sai lầm của Đại nhảy vọt đều bị phê phán và xét xử. Sau đó kế hoạch Đại nhảy vọt không những không bị đình chỉ mà còn được thúc đẩy.

Trung Quốc, nạn đói lớn, Bài chọn lọc, an thit nguoi,

Trong 3 năm Nạn đói lớn, người dân khắp Trung Quốc phải ăn rong rêu, rễ cỏ dại, vỏ cây để lót dạ. Tiếp đó là ăn thịt chính đồng loại của mình. (Ảnh tư liệu)

ĐCSTQ hoàn thành chỉ tiêu bằng mọi giáBcKCN8

Tuy nạn đói xảy ra, nhưng lãnh đạo ĐCSTQ từ Trung ương đến địa phương vẫn theo sát chính sách của Trung ương, chỉ quan tâm hoàn thành chỉ tiêu, làm ngơ trước tình trạng người dân chết đói tràn lan. Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Tỉnh Tuyền trong 3 năm nạn đói lớn, vẫn xuất cho các thành thị khác 7,35 triệu tấn lương thực, trong khi số người chết đói ở tỉnh Tứ Xuyên lên đến hơn 10 triệu người.

Trong năm 1960, số người chết đói lên đến đỉnh điểm, nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn không mở kho lương thực cứu tế, mà còn gia tăng lượng tồn trữ lương thực quốc gia, cất trữ vào trong kho hàng chục triệu tấn lương thực, và tiếp tục duy trì xuất khẩu lương thực.

Từ 1958-1960, Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu lúa gạo đáng kể mặc dù nạn đói lan rộng chỉ được biết đến ở nông thôn, vì Mao muốn giữ thể diện và thuyết phục thế giới bên ngoài về sự thành công của những kế hoạch của ông.

Tuy sản lượng lương thực thực tế sụt giảm nghiêm trọng, nhưng những báo cáo khống chạy theo thành tích của các địa phương nên chỉ tiêu lương thực quốc gia lại không hề giảm. Khi thu không đủ chỉ tiêu, Trung ương ĐCSTQ đã nhận định, nông dân đã tồn trữ giấu giếm lương thực, do đó ĐCSTQ đã phát động “Phản cất giấu lương thực” trên toàn Trung Quốc, với mục đích thu lại lương thực từ tay người dân.

Tác giả cuốn “Mộ bia” Dương Kế Thừng tiết lộ, người nông dân bị ép phải bớt khẩu phần của mình, phải nộp cả phần hạt giống. “Phản cất giấu lương thực” sử dụng phổ biến 10 loại hình phạt bạo lực, kể cả đòn hiểm, chôn sống, đốt đèn trời, chọc vào âm đạo phụ nữ…, có người bị cực hình đến chết.

Tạp chí “Viêm Hoàng Xuân Thu” từng đưa tin, vận động “Phản cất giấu lương thực” tại huyện Mi Đàm tỉnh Quý Châu, từ tháng 11/1959 đến đầu tháng 04/1960, đã khiến 124.510 người chết đói, thậm chí còn có hiện tượng ăn thịt người.

Lê Hiếu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn