Dưới gầm trời rộng lớn, Babylon từng là một đế chế vĩ đại và hùng mạnh vào bậc nhất của văn minh cổ đại. Huy hoàng là thế, nhưng vì sao Babylon lại lụi tàn chỉ sau một đêm ngắn ngủi?

Hơn 2.600 năm trước, tại lưu vực Lưỡng Hà có một đế chế vĩ đại và hùng cường. Nó mở ra một thời kỳ văn minh huy hoàng và tráng lệ, là nơi chứng kiến thế nào là hào nhoáng, phồn hoa, cũng là nơi đã tạo nên một trong 7 kỳ quan vĩ đại nhất của thế giới cổ đại. Đó chính là cường quốc mà nhà sử học Hy Lạp Herodotus từng phải thốt lên rằng: Nếu xét về kích thước, nó vượt xa sự lộng lẫy của mọi thành phố trên thế giới. Đó chính là Đế quốc Tân Babylon (626-539 TCN).

Huyền thoại Thánh địa Babylon

Người đã tạo nên sự vĩ đại của Tân Babylon, không ai khác chính là vua Nebuchadnezzar II, một nhân vật kiệt xuất của vùng đất Lưỡng Hà. Đối với ông, không một kẻ thù nào là không thể đánh bại, không một ước nguyện nào là không thể thực hiện, và không một vùng đất nào là không thể chinh phục.

Quả thật, lịch sử đã ghi nhận Nebuchadnezzar II như một vị vua kiệt xuất nhất của thành cổ Babylon. Chính ông đã biến Babylon thành kỳ quan của nền văn minh cổ đại, cũng chính ông đã xây dựng nên những ngôi đền và nhiều công trình kiến trúc kỳ vĩ, và cũng chính ông đã biến Tân Babylon trở thành một đế quốc hùng mạnh, bất khả chiến bại, danh bất hư truyền. Ông không chỉ là một chiến binh lỗi lạc, một tướng lĩnh tài ba, mà còn là một vị vua đầy lãng mạn. Vì để làm khuây khoả nỗi nhớ quê nhà của người vợ yêu Amyitis, vua Nebuchadnezzar II đã cho xây dựng Vườn treo Babylon, để rồi mãi mãi viết nên câu chuyện về một kỳ quan trong truyền thuyết.

Chỉ cần nhìn vào sự giàu có của thành Babylon là có thể thấy vua Nebuchadnezzar II quyền uy tột đỉnh đến nhường nào. Vì sự xa hoa ấy mà Thánh Kinh đã gọi Babylon là “vườn địa đàng” của lưu vực Lưỡng Hà. Babylon nằm giữa hai con sông là Euphrates và Tigris, trở thành trung tâm văn hoá và cái nôi văn minh của thế giới cổ đại. Toàn bộ tòa thành của Babylon được bao bọc bởi hai bức trường thành kiên cố, vững chắc và hùng vĩ. Vì gần sông Euphrates, nên rất dễ dàng dẫn nhập dòng nước từ sông Euphrates tạo ra một con hào rộng lớn vây quanh tòa thành, là màng bảo vệ vô cùng vững chắc cho Babylon. Nebuchadnezzar II tiến hành xây dựng quy mô lớn, biến nơi đây trở thành vùng đất giàu có và hùng mạnh nhất Trung Đông, cũng là thành phố thương mại quan trọng nhất.

Các con đường chính trong trung tâm thành phố được lát đá màu trắng và màu hoa hồng, trong thành còn có một tòa tháp cao 91m, mỗi bên dài 91,4m, có tổng cộng 7 tầng, mỗi tầng đều được dán các loại gạch men có màu sắc khác nhau. Đỉnh tháp được xây bằng gạch men, giống như ngôi Đền Thần cung phụng tượng vàng. Người ta nói rằng đây là ngọn tháp Babel mạo phạm đến Thần linh trong “Kinh Thánh”. Các cung điện trong nội thành được trang trí tráng lệ, nguy nga, đặc biệt là Vườn treo Babylon, một trong 7 đại kỳ quan thế giới. Thành Babylon được xây dựng hùng vĩ và tráng lệ, cho đến 100 năm sau khi nhà sử học Hy Lạp Herodotus đặt chân đến đây cũng gọi Babylon là thành phố tuyệt vời nhất thế gian.

Vua Nebuchadnezzar II đã đưa quyền lực của đất nước này lên đến đỉnh điểm, và cũng chính ông đã đem quân viễn chinh đi chinh phục những chân trời mới. Tất cả các quốc gia mà đội quân Babylon tiến vào đều lần lượt bị đánh bại, cuối cùng thì dưới gầm trời không còn ai xứng đáng là đối thủ của Babylon nữa.

Huy hoàng là thế, nhưng vì sao đế chế Babylon lại lụi tàn chỉ sau một đêm ngắn ngủi?

us_navy_030529-n-5362a-001_a_u-s-_marine_corps_humvee_vehicle_drives_down_a_road_at_the_foot_of_saddam_husseins_former_summer_palace_with_ruins_of_ancient_babylon_in_the_background-e1581246423231
Một phần tàn tích Bayby lon nhìn từ Cung điện Mùa hè của Saddam Hussein (ảnh: Wikimedia Commons).

Khi huy hoàng trở thành sa đoạ

Khi lên tới đỉnh cao của quyền lực và sức mạnh, đội quân tinh nhuệ của Nebuchadnezzar II lại ngày càng hung hăng và hiếu chiến. Nebuchadnezzar II dựa vào sức mạnh hùng hậu của quốc gia, nhiều lần phát động chiến tranh với bên ngoài, tiêu diệt vương quốc của người Do Thái, phá hủy thành phố linh thiêng Jerusalem, cướp đoạt và hủy hoại triệt để các đền thờ giáo thánh của người Do Thái. Những cư dân còn sống sót hầu như đều trở thành nô lệ cho Babylon, bởi vì khác biệt giữa phong tục và tôn giáo mà họ phải chịu đựng các loại vũ nhục và bức hại khác nhau. Đối với người Do Thái, đây là một kinh nghiệm đầy đau đớn và thống khổ, vì vậy giai đoạn này còn được gọi là “nhà ngục Babylon”.

Babylon phồn hoa rộng lớn, nhưng đối với những tù nô, những người Do Thái kiên trì đức tin và thờ phụng Thần Jehovah thì nơi đây không khác gì một địa ngục trần gian, một nơi đầy cám dỗ và là nơi mà họ bị bức hại tàn nhẫn. Ví dụ, trong “Kinh Thánh” có ghi chép, vua Nebuchadnezzar cho xây dựng một tượng vàng, tất cả quan viên lớn nhỏ đều phải đến dự lễ khánh thành, mọi người có mặt được yêu cầu bái lạy trước tượng vàng, nếu không sẽ bị xử tử. Người Do Thái tại hiện trường đã từ chối bái lạy tượng vàng vì tín ngưỡng tôn giáo, họ không thờ các vị Thần khác ngoài Thần Jehovah. Vua Nebuchadnezzar đã ra lệnh ném họ vào lò hỏa thiêu.

Không chỉ là “địa ngục trần gian” đối với các thánh đồ Do Thái, Babylon còn là nơi hỗn loạn và đạo đức bại hoại. Bởi vì đây là thủ đô của vương quốc, cũng là trung tâm thương mại của khu vực Trung Đông, sự suy đồi của vương quốc Babylon làm ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và khu vực khác. Trong “Kinh Thánh – Khải Huyền” có viết:

Thành Babylon lớn là cái gốc của tà ác, là “mẹ của các điếm đĩ, và là mẹ của những gớm ghiếc trên đất”. Đây chính là “chỗ ở của ác quỷ, nơi giam giữ mọi tà linh ô uế, nơi giam giữ mọi loài chim không thanh sạch và gớm ghiếc”. “Vì mọi quốc gia đã uống rượu gian dâm cuồng loạn của nó, các vua trên đất đã phạm tội gian dâm với nó, các thương gia trên đất đã trở nên giàu có nhờ của cải xa xỉ của nó”.

Nhà tiên tri người Do Thái trong lúc bị bức hại vẫn thuyết giảng đạo đức và chính tin, nhưng người Babylon tuyệt không chấp nhận, cuối cùng nhà tiên tri chỉ đành than vãn: Chúng ta muốn cứu rỗi Babylon, nhưng lại không cứu nổi họ – có lẽ đây cũng là nguyên nhân chính khiến nền văn minh này bị diệt vong, đúng như “Khải Huyền” viết: “Đã sụp đổ rồi! Ba-by-lon lớn đã sụp đổ rồi! Nó đã trở nên chỗ ở của các quỷ, nơi giam giữ mọi tà linh ô uế, nơi giam giữ mọi loài chim không thanh sạch và gớm ghiếc”.

Trăm năm huy hoàng, sụp đổ trong phút chốc

03-7
Bức tranh “Tháp Babel” của Pieter Bruegel (bố) vẽ năm 1563, lưu giữ tại Vienna, miêu tả sự phồn vinh của thành Babylon (ảnh: Wkimedia Commons).

Năm 538 TCN là thời gian trị vì của Belshazzar, vị vua cuối cùng của đế chế Babylon, cũng là cháu của Nebuchadnezzar. Trong ngày cuối cùng đế quốc Babylon diệt vong, Ba Tư và Babylon diễn ra chiến tranh, vua Ba Tư là Cyrus dẫn quân tiến gần thành Babylon. Đại địch đang trước mắt, nhưng vua Belshazzar lại cho rằng tường thành Babylon vững chắc kiên cố, sẽ không bị phá vỡ, nên triệu tập gần một ngàn quan viên cùng vào cung mở đại tiệc vui chơi, tiếp tục cuồng hoang.

Hơn nữa, ông còn lấy ra những dụng cụ đựng đồ ăn và rượu được làm từ vàng, bạc mà ông nội của ông là Nebuchadnezzar cướp đoạt từ đền thờ của người Do Thái, để tiếp tục ăn uống vui ca. Những dụng cụ này vốn dùng để cung phụng Thần Thánh, vì vậy đây là hành vi xúc phạm, ô uế đối với Thần Jehovah. Vào thời điểm tất cả cùng say mèm thì đột nhiên có một ngón tay viết trên tường lời tiên tri rằng Babylon bị diệt vong. Đối mặt với lời cảnh báo thần kỳ ấy nhưng Belshazzar vẫn mê muội, không chịu tỉnh ngộ.

Bởi vì sự kiêu ngạo và khinh địch, tất cả quan viên đều tham gia thịnh yến, không một ai xem xét tình hình bên ngoài tường thành. Vua Cyrus thấy một nhánh sông chảy vào thành Babylon bị khô cằn. Cyrus nhân trời tối đã dẫn theo đại quân đi qua con đường này, dễ dàng vượt qua con hào tiến vào thành Babylon. Vua lại phát hiện ra cổng thành không đóng, vậy là ông lập tức dẫn binh vào thành mà không hề gặp phải bất cứ sự phản kháng nào. Không tốn một chút sức lực quân Ba Tư đã có thể chiếm lĩnh được thành Babylon. Lịch sử của vương quốc Babylon cũng kết thúc tại đây. Nơi từng phồn hoa, hưng thịnh này về sau dần dần biến thành hoang phế, cuối cùng hoàn toàn trở thành đống hoang tàn. Trong “Thánh Kinh” có ghi chép: “Bởi vì tội nghiệp của họ, nên nơi này vĩnh viễn hoang vu”.

Sau khi Cyrus chinh phục được Babylon, ông đã đối xử rất tốt với người Do Thái và tôn trọng tôn giáo của họ, ngừng áp bức, giải phóng cho tất cả tù nô, cho phép người Do Thái trở về quê hương, trả lại tài sản bị cướp phá, cho phép xây dựng lại đền thờ Do Thái. Đế chế Ba Tư do Cyrus tạo ra đã có hơn hai trăm năm, và cho đến ngày nay, người Iran gọi Cyrus là “Quốc phụ” (cha của đất nước).

Vương quốc Babylon, một vương quốc từng hùng mạnh không thể so bì, thế nhưng trong một ngày ly kỳ, đầy kịch tính lại bị diệt vong trong chớp nhoáng. Đoạn lịch sử này lưu lại cho người đời một bài học sâu sắc. Trên bề mặt, nguyên nhân là do hôn quân vô đạo, khinh địch, đại quân Ba Tư đã đến nơi mà trong thành vẫn còn rượu chè nhảy múa say sưa. Nhưng trên thực chất, dẫn đến sự diệt vong này là do đạo đức suy thoái, nhân tâm suy đồi, con người khinh thường Thần Thánh, áp bức người Do Thái và làm ô uế tín ngưỡng của họ.

Cho dù là quốc gia, chính quyền, tổ chức hay một con người, sở hữu bao nhiêu tài phú, quyền lực hay địa vị, nhưng bức hại tôn giáo hoặc đức tin chân chính thì cuối cùng sẽ phải chịu sự trừng phạt. Giống như sau khi tiêu diệt Babylon, vua Cyrus vẫn được người đời tôn kính cho đến ngày nay. Cho nên khi thiện đãi chính giáo, thiện đãi những người tin tưởng Thần Phật và những người tu luyện thì mới được thiện báo. Đây cũng là bài học về tín ngưỡng và đức tin trong lịch sử nhân loại xưa nay.

Ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào, cho dù giàu có hùng mạnh đến đâu, nhưng nếu bức hại chính tín chính giáo thì cuối cùng sẽ dẫn đến diệt vong. Còn như Cyrus Đại Đế đã thiện đãi các tín đồ, thì sẽ lưu tiếng thơm thiên cổ đến ngàn đời.