Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn

Thứ Bảy, 01 Tháng Hai 20208:08 SA(Xem: 5069)
Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn

Trong quá trình tồn tại của mình từ năm 27 trước Công Nguyên, đế quốc La Mã đã chứng kiến quá nhiều thăng trầm. Sau hai thế kỷ đầu thịnh vượng là một giai đoạn bất ổn định và khủng hoảng, khiến đế quốc bị chia đôi. Trong thế kỷ tồn tại thứ tư, sự xuất hiện của Constantine Đại Đế mở đầu cho sự nở rộ của Cơ Đốc giáo. Thế kỷ thứ năm, sau sự sụp đổ của Tây La Mã, đế quốc La Mã hợp nhất lại thành đế quốc Byzantine (đặt theo tên của thủ đô Byzantium mà Constantine Đại Đế trước đó lựa chọn), và trải qua 1000 năm cho đến khi hoàn toàn thất thủ trước Đế quốc Ottoman. Trải dài trên một diện tích rộng lớn xung quanh Địa Trung Hải, bao gồm châu Âu, Bắc Phi, và Đông Á, đế quốc La Mã nói chung đã đặt định một nền tảng quan trọng cho văn hóa nhân loại. Từ ngôn ngữ, nghệ thuật, triết học, cho đến luật pháp, không có lĩnh vực nào của phương Tây không chịu ảnh hưởng của đế quốc này. Và tất nhiên, lịch sử của nó vào những thế kỷ đầu cũng để lại rất nhiều bài học cho hậu thế, đặc biệt là ba lần dịch bệnh lớn nhất được ghi chép lại, gọi là: đại dịch Antonine (165 – 180 SCN), đại dịch Cyprian (249 – 262 SCN) và đại dịch Justinian (541 – 542 SCN); cùng rất nhiều lần dịch bệnh lớn nhỏ vào thời kỳ chia cắt Đông – Tây.

Đại dịch được cho là có ảnh hưởng nặng nề nhất tới đế quốc La Mã là Justinian. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể hình dung được sự tàn khốc của dịch bệnh thời ấy thông qua những miêu tả trong cuốn “Thánh đồ truyện” (Biographies of Eastern Saints) của tác giả kiêm nhà sử học John (John of Ephesus: 507-588); và nhà sử học Evagrius Scholasticus (536 – 594).

Trong quá trình thu thập tư liệu về cuộc đời của các Thánh, John đã chứng kiến lần bệnh dịch ở Constantinople. Còn nhà sử học Evagrius thì tự mình trải nghiệm dịch bệnh và sống sót vào thời trai trẻ, và đã chứng kiến dịch bệnh giết chết vợ, người thân, cùng lượng lớn dân số La Mã.

Những ghi chép về cảnh tượng thời ấy

Khắp nơi đều là “thi thể đã thối rữa nằm ở trên đường do không được ai chôn cất”. Đâu đâu cũng có những con đường đầy người chết và những “hình người” khiến tất cả những ai chứng kiến đều vô cùng sợ hãi và kinh hoàng. Bụng của họ sưng lên, máu và mủ ào ạt chảy ra từ miệng, mắt họ đỏ ngầu, tay với lên cao. Thi thể nối tiếp thi thể thối rữa nằm trên đường, trong những con ngõ, trước cửa sân nhà và giáo đường.

“Trong làn sương mù trên biển, có những con tàu chỉ vì thuyền viên phải chịu sự trừng phạt đầy phẫn nộ của Thượng đế mà trở thành những phần mộ trôi nổi trên sóng.”

Trên đồng “phủ đầy những cây ngũ cốc đã bạc màu”, mà chẳng hề có ai thu hoạch. “Những đàn cừu, sơn dương, bò và lợn gần như trở thành động vật hoang dã, những loài động vật chăn nuôi này dường như đã quên đi cuộc sống cày bừa và giọng của loài người đã từng nuôi chúng.”

“Có khi người ta đang nói chuyện với nhau thì đột nhiên bắt đầu run lên rồi ngã xuống đường hoặc trong nhà. Khi một người đang làm đồ thủ công, có thể anh ta sẽ ngã lăn sang bên cạnh và chết.”

Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn

“Có người ra chợ mua ít nhu yếu phẩm, khi đang đứng đó nói chuyện hoặc trả giá, cái chết sẽ đến với cả người mua và người bán một cách rất đột ngột, hàng hóa và tiền vẫn nằm đó nhưng không còn ai nhặt lên nữa.”

Số người chết ở Constantinople không thể đếm xuể, “Chỉ trong một ngày, có năm nghìn đến bảy nghìn người, thậm chí có thể lên đến mười hai nghìn đến mười sáu nghìn người rời khỏi thế gian. Do đây chỉ mới là bắt đầu, các nhân viên chính quyền thì đang đếm số người chết ở các bến cảng, các ngã tư đường và trước cổng thành.”

“Cứ như thế, người ở Constantinople dần dần đi đến bước đường hủy diệt, chỉ còn số ít người may mắn sống sót. Nếu như chỉ xét đến những người chết ở trên đường, giá như có người có thể nói ra số người chết cụ thể thực tế, chỉ ước đoán là hơn ba trăm nghìn người thiệt mạng ở trên đường. Những người chịu trách nhiệm thống kê số người chết hễ mà đếm không nổi nữa thì trực tiếp đẩy xác chết ra khỏi thành.” Hơn nữa chính quyền ở đó đã không còn tìm thấy đủ nơi để chôn cất nữa. “Do không có người kéo đi, cũng không có người đào mộ nên thi thể chỉ còn cách bị vứt trên đường, cả thành phố đầy mùi xác thối.”

Sau khi dùng hết mộ, người chết bị ném xuống biển. Số lượng lớn các thi thể bị đưa đến bờ biển. Hàng ngàn hàng vạn thi thể “chất đầy bờ biển, giống như những thứ trôi nổi trên sông trôi theo dòng ra biển lớn.” Tuy tất cả những con tàu chỉ qua lại như con thoi, không ngừng lại mà cứ thế hướng về biển, mang theo những thứ hàng đáng sợ, nhưng nếu muốn đếm được tất cả số tử thi thì vẫn là điều không thể.

Vì thế Hoàng Đế quyết định sử dụng cách xử lý thi thể khác: xây một ngôi mộ khổng lồ, mỗi phần mộ có thể chứa được bảy mươi nghìn thi thể. “Do thiếu không gian nên nam, nữ, người trẻ, trẻ em đều bị ép cùng nhau, giống như vữa bị vô số những đôi chân dẫm đạp lên. Tiếp đó, họ ném vô số thi thể xuống, nam nữ quý tộc, người nhà, thanh niên và cả trẻ em và trẻ sơ sinh đều bị ném xuống như thế, ở phía dưới đáy còn bị ném đến vỡ nát.”

“Mỗi vương quốc, vùng lãnh thổ, khu vực và những thành phố hùng mạnh, toàn bộ người dân đều bị bệnh dịch đùa giỡn trong lòng bàn tay.”

Thông qua miêu tả chi tiết của John, chúng ta phần nào như thể tự mình chứng kiến, lòng chúng ta cũng trở nên run rẩy. Bệnh dịch đáng sợ như thế đó: nó xảy ra chớp nhoáng mà không hình không tướng, con người ta bất cứ lúc nào cũng đối diện với cái chết.

Cũng không phải là quá nếu nói “xác chết rải rác” để hình dung tình trạng thảm khốc lúc đó. Nhà sử học Evagrius thì miêu tả: “Trên cơ thể của vài người, nó bắt đầu từ trên đầu, mắt họ chảy máu, mặt sung lên, tiếp đó là hô hấp khó khăn, sau đó thì những người này chết đi… nội tạng của vài người bị lộ ra ngoài; có người bị viêm hạch ở háng, mủ lan khắp người, và sốt cao, những người này sẽ chết trong vòng hai ba ngày. Có loại dịch bệnh mà người mắc có thể kéo dài vài ngày, nhưng có loại thì người bệnh sẽ chết trong chỉ vài phút sau khi phát bệnh. Có những người bị nhiễm bệnh một hai lần là lại khỏi, nhưng sau đó bị nhiễm lần thứ ba thì chết.”

Từ Pelusium đến cảng Alexandria ở Ai Cập, mọi nơi từ Constantinople đến đế quốc La Mã, lần đầu tiên dịch bệnh lan khắp cả La Mã. 1/3 số người chết bởi trận dịch bệnh này. Còn ở thủ đô Constantinople, có hơn nửa số dân chúng thiệt mạng. Đó chỉ mới là ghi chép về một trong 3 đại dịch lớn nhất của đế quốc La Mã, đại dịch Justinian.

Một số nhà sử học hiện đại không thừa nhận những ghi chép về dịch bệnh được viết bởi các sử gia Cơ đốc giáo và cho rằng số lượng người thiệt mạng đã bị nói quá lên để có lợi cho việc truyền bá tín ngưỡng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khảo cổ học mới đây đã phần nào chứng minh cho những ghi chép này.

Rốt cuộc La Mã đã xảy ra chuyện gì?

Tại sao lại bộc phát dịch bệnh đáng sợ quy mô lớn như thế? Tại sao có những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh sau đó vẫn sống? Người may mắn sống sót khi đó là tác giả John đã nhận ra rằng: Đây là sự trừng phạt của Thượng Đế!

Để người sau này biết được sự tàn khốc của dịch bệnh và có được ví dụ thực tế, John đã viết ra những lời khuyên ngay trong khi ông trải qua đau đớn. “Khi một kẻ bất hạnh là tôi đây muốn ghi chép lại những sự kiện này vào tài liệu lịch sử, có rất nhiều lần dòng tư duy của tôi bị tê liệt. Hơn nữa, xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, tôi muốn quên đi tất cả: bởi vì đây xem như là tất cả những lời tôi muốn nói, cũng là những lời khó mà kể được; ngoài ra, còn bởi vì khi cả thế giới đều quay cuồng, đi đến bước đổ sập, khi mà thời gian sinh tồn của một thế hệ người đang bị rút dần đi, xem như là có thể ghi chép lại một phần nhỏ những sự kiện này, thì có tác dụng gì chứ? Còn người ghi tại tất cả mọi thứ thì là đang ghi chép lại cho ai đây?”

Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn

“Thế nhưng, tôi lại nghĩ, dùng ngòi bút của tôi, để thế hệ sau của chúng tôi biết được một phần nhỏ trong vô số những sự kiện mà Thượng Đế trừng phạt chúng tôi, thì hẳn là không sai đâu. Có lẽ trong những năm tháng còn lại của thế giới sau chúng tôi, thế hệ sau sẽ cảm thấy kinh hoàng và hoảng sợ với tai họa đáng sợ mà chúng tôi phải chịu do tội của chính chúng tôi, đồng thời có thể trở nên sáng suốt hơn vì sự trừng phạt mà những kẻ bất hạnh như chúng tôi phải chịu, từ đó có thể cứu được chính họ khỏi sự phẫn nộ của Thượng Đế cũng như tương lai đau khổ của họ.”

Nếu như không phải là sự trừng phạt của Thượng Đế thì quả thật là có rất nhiều việc khó có thể giải thích rõ ràng được.

Vậy thì tại sao Thượng Đế lại phải trừng phạt Đế quốc La Mã? Hãy xem người La Mã lúc bấy giờ đã làm những gì khiến Thượng Đế phẫn nộ đến thế. Chắc hẳn đó là sự đàn áp đạo Cơ Đốc và các tín đồ Cơ Đốc đã khiến cả người và Thần cùng tức giận, mà sự đàn áp này xảy ra trong suốt 300 năm.

Tín đồ Cơ Đốc bị đem cho sư tử xé xác trong đấu trường như một trò mua vui trước sự chứng kiến của người dân La Mã.

Năm 64 sau CN, Nero đốt thành thành La Mã và đổ tội cho tín đồ Cơ Đốc, đây là lần đàn áp tín đồ Cơ Đốc đầu tiên trong lịch sử đế quốc La Mã. Sau Nero, còn có nhiều hoàng đế khác đàn áp tín đồ Cơ Đốc, từ năm 64 sau CN đến đầu thế kỷ thứ 4, tổng cộng đã xảy ra hơn mười lần đàn áp như thế. Hình phạt dành cho các tín đồ có thể kể đến như: đóng đinh vào giá chữ thập, khoác da thú để ác thú cắn chết, đóng đinh họ vào cột làm đuốc dần dần thiêu chết… Các tín đồ Cơ Đốc hoặc là lựa chọn hối lỗi, hoặc lựa chọn cái chết. Rất nhiều tín đồ không từ bỏ đức tin bị giết. Chính từ sự đàn áp đối với tín đồ Cơ Đốc mà đế quốc La Mã bắt đầu liên tiếp phải chịu hậu quả từ thiên tai và dịch bệnh, tình hình kinh tế không ngừng xấu đi, đi đến bước đường suy vong.

Cổ ngữ phương Đông có câu: “Thiện ác cuối cùng rồi cũng có báo ứng, chỉ đến sớm hay đến muộn mà thôi.” Báo ứng có hiện báo, sinh báo, và hậu báo. Các đại dịch Antonine (165 – 180 SCN), Cyprian (249 – 262 SCN) có thể nói là ứng vào hiện báo và sinh báo. Còn hậu báo như Justinian (541 – 542 SCN) lại là trầm trọng mà khó nhận biết nhất. Phần đế quốc La Mã (đế quốc Byzantine) mà Constantine Đại Đế (272-337 SCN) sùng đạo đặt định cơ sở tại Byzantium thì trường tồn thêm 1000 năm, trong khi phần đế quốc còn lại thì đoản mệnh. Nhân nói đến chuyện hậu báo và đàn áp Cơ Đốc này, người Do Thái chẳng phải cũng vì giết Chúa mà tha hương, chịu đủ loại cay đắng khốc liệt, mong mỏi bao nhiêu năm chờ ngày Israel phục quốc tại Jerusalem đó sao?

Còn có người hỏi, vậy vì sao không chỉ những cá nhân ra lệnh và thi hành đàn áp, mà cả những người dân thường cũng phải chịu cảnh báo ứng, cả thế hệ sau cũng chịu cảnh báo ứng? Khi những tín đồ Cơ Đốc bị đem ra làm thú vui trong đấu trường, thì ai là những người cổ vũ và hứng khởi trên ghế khán giả? Khi những tín đồ Cơ Đốc bị lùng bắt và bị giết vô đạo, thì có ai dám đứng ra nói lời ngay chính thay cho họ? Thờ ơ trước cái ác và bán đứng lương tri liệu có phải là một điều không kém phần tàn ác? Tổ tiên làm, con cháu chịu, đây là quan niệm mà người phương Đông thời xưa hiểu vô cùng rõ.

Tín đồ Cơ Đốc bị treo lên làm “đuốc thịt” mua vui cho vua quan La Mã.

Lịch sử lặp lại, con người ngày nay cũng có bao nhiêu người hy vọng giống như John “có thể trở nên sáng suốt hơn vì sự trừng phạt mà những kẻ bất hạnh như chúng ta phải chịu”, từ đó có thể cứu được chính họ khỏi sự phẫn nộ của Thượng Đế cũng như tương lai đau khổ? Và có bao nhiêu người biết rằng Thượng Đế đã luôn cảnh báo chúng ta?

Nhìn lại thế giới ngày nay, không ít người vì kiên định với tín ngưỡng của bản thân mà đang bị đàn áp mạnh mẽ, bị bắt nhốt vào trại giam và trại giáo dưỡng chịu tra tấn, có rất nhiều người bị giết, và có vô số người bị ép phải bỏ nhà đi… Cũng có không ít người trẻ tuổi kiên định niềm tin vào tự do và lẽ phải mà bị đàn áp. Nếu như thật sự có sự tồn tại của Thần linh, vậy thì các Thần trên trời kia liệu có thể khoan dung được hành vi trái lẽ trời này? Dịch bệnh ở đâu đều là sự cảnh tỉnh đối người con người, nếu như con người còn không tỉnh ngộ thì cảnh tượng tàn khốc năm đó ở đế quốc La Mã rất có khả năng sẽ lại xảy ra.

“Trời không tuyệt đường của con người”, Trời vẫn rất thương xót con người, vẫn còn đang đợi con người tỉnh ngộ, nhưng thời gian còn bao lâu? Con người chúng ta tuyệt đối đừng đợi đến khi tai họa thật sự giáng xuống thì mới thức tỉnh, khi đó thì mọi thứ đều đã quá muộn màng.

An Hòa

Ý kiến bạn đọc
Thứ Bảy, 01 Tháng Hai 20206:47 CH
Khách
Nhân quả là có thật!!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn