CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA - NGUYỄN NHƠN

Thứ Ba, 21 Tháng Giêng 20207:28 CH(Xem: 4933)
CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA - NGUYỄN NHƠN

Những ngày giáp Tết, trời Cali còn đang giữa mùa đông giá lạnh, nhớ về những mùa đông lưu đày trên đất Bắc. Một bửa, yếu bịnh, được cho làm tạp dịch ở nhà lô đội tù trồng rau. Chú nhỏ tù hình sự “tự giác”, nghĩa là gần mãn án được cho đi lại không có người chăn, tỉ tê kể chuyện cho chú tù Miền Nam nghe.

Bố mẹ cháu là giáo viên cấp 3, mà nhà lúc nào cũng bẩn chật. Năm 12 tuổi cháu đánh cắp một lô hàng thương nghiệp trị giá 200 đồng. Cháu bị bắt bỏ vào “ Trường dạy nghề Thiếu nhi.” Cháu vác đất sét nung gạch 6 tháng thì được cho về. Năm lên 14, cháu đánh cắp một lô hàng đáng giá 700 đồng. Bị đưa ra tòa xử phạt 4 năm tù giam, bỏ vào trại tù hình sự người lớn.

Bố cháu giận, từ bỏ. Mẹ vì thương nên vẫn lo thăm nuôi. Mẹ đã thăm nuôi mười mấy kỳ rồi, chỉ còn vài kỳ nữa là cháu được về với mẹ.

Hỏi: Nay cháu đã lớn rồi, chắc lần nầy về lo tu tỉnh làm ăn?

Đáp: Không. Kỳ nầy cháu về, cháu tính toán kỷ hơn, kiếm được số tiền kha khá, giúp cho bố mẹ nuôi các em cho tươm tất, rồi có trở vào đây thì vào.

Bác coi đó, bố mẹ cháu là giáo viên cấp 3 mà nghèo túng quanh năm. Cháu và các em nheo nhóc. Còn “họ” ngồi mát ăn bát vàng, cháu làm sao chịu được! Đó là bất công! Vậy, cháu cũng phải tranh thủ giành phần của cháu.

Bửa khác, cậu cầm cày của đội kể câu chuyện còn chua chát hơn.

Hỏi: Em làm sao mà lại phải vào đây?

Đáp: Dạ, em can tội “hiếp người yêu.”

Thấy chú tù Miền Nam lõ mắt nhìn, em hí hước giải thích: Em và con gái của Chủ nhiệm Hợp tác xã yêu nhau. Biết rằng là hoàn cảnh trớ trêu nhưng mẹ thương em nên cũng sắm lễ đến xin coi mắt. “Họ” chê em nghèo không chịu gả con. Em tức mình mới hẹn người yêu ra chỗ vắng tính làm chuyện “ ván đã đóng thuyền, gạo nấu thành cơm.” Họ bắt em đưa ra tòa vu cho tội hiếp dâm, phạt 7 năm tù.

Bác coi đó, em cầm cày như vầy mà đi cày chui cho người có đất phần trăm ( đất hương quả được cho lại sau sửa sai cải cách ruộng đất) được trả công một ngày 10 đồng. Họ không cho, bắt vào làm hợp tác xã, trả mỗi tháng bằng gạo thóc, khoai sắn qui thành tiền là 40 đồng, nghĩa là họ cướp không của em mỗi tháng vài trăm đồng để rồi chê em nghèo, không chịu gã con. Phen nầy em về, em sẽ làm đủ mọi cách thể để kiếm tiền làm giàu như “người ta.”

Một bửa, đứng xếp hàng chờ lãnh cơm cho tổ, nghe tiếng cười giỡn phía sau, dòm lại hai chú nhỏ hình sự đi lại. Thấy chú tù Miền Nam nhìn, hai em nháy mắt cười, ý nói, phe ta cả mà! Rồi một em phanh ngực áo trưng ra hình xâm “ nữ thần Tự Do “, phía dưới là chữ Liberté rõ to. Em kia đâu chịu lép, trưng ngực ra với hình xâm chiếc thuyền mang thập tự giá đang ngả nghiêng trên sóng ba đào, phía dưới mang ký hiệu S.O.S thiệt bự. Chú tù Miền Nam e ngại ngó quanh, đề phòng bọn “ ăng ten “ bắt gặp. Các em nói, chú đừng lo, bọn em chịu đòn bọng đã quen, đâu có gì mà ngại.

Một buổi chiều mùa đông giá buốt, bọn cai tù vẫn xua tù xuống suối A Mai tắm. Một em hình sự ốm yếu, lén trèo lên cây sung hái trái ăn cho đở đói. Bất ngờ thằng bảo vệ đi qua, bắt gặp. Nó ngoắc em nhỏ xuống hỏi: Mầy phạm nội qui, biết không? Em nhỏ, nhỏ nhẹ thưa:

Báo cáo cán bộ, em đói quá!

Ở nơi địa ngục trần gian nầy, tù đói khổ ráng chịu. Nó cấm không được than đói. Em nhỏ nói vậy không khác nào chửi vô mặt nó. Cho nên nó nện cho em một bá súng vào bụng. Em nhỏ đau oằn người, quì xuống bãi cát. Mãi mới vừa gượng đứng lên còn chưa thẳng người, nó lập lại câu hỏi trước. Em nhỏ vẫn thều thào thưa: Dạ, em đói quá, cán bộ! Nó lại dọng cho em một bá súng vào ngực. Em nhỏ té lăn, sùi bọt mép. Thằng bảo vệ còn sấn lại toan đạp em nhỏ. May mà đồng đội của nó kịp kéo nó lại, không thôi em nhỏ nhừ đòn.

Buổi chiều tà, từ trên đỉnh dốc Phục Linh cao ngất nghễu, bó cột kèo nặng oằn vai gầy trơ xương, lắt la lắt lẽo đi vào xóm A Mai. Đàng kia, một chị xã viên, quần áo lếch thếch, tả tơi, trên vai cũng nặng trĩu gánh thóc đem giao nộp hợp tác xã, đi lại.

Miệng cất tiếng kêu thương: Tội nghiệp các bác quá! Mà nào ai biết ai tội nghiệp hơn ai. Lũ tù kia, chiều nay còn có chén “sắn dzui” đở dạ. Còn chị? Chiều nay biết có đem về được chút ít khoai, sắn cho bầy con trẻ được no lòng?

Tôi kể làm gì những câu chuyện thương tâm như vậy? Là tôi muốn nói rằng, sau khi chiếm đóng Miền Bắc từ 1954 cho đến khi các câu chuyện kể trên diễn ra vào năm 1979 là đúng một phần tư thế kỷ, mặc cho bọn cọng sản vùi vập lẽ nào, thanh thiếu niên thuộc các gia đình còn giữ được nếp xưa, nhất là những người lớn tuổi, từng sống dưới vùng Quốc gia trước 1954 mà bọn cọng sản kêu là “tề ngụy” đều giữ được các đức tính: CÔNG BÌNH, TRUNG THỰC, CHUỘNG TỰ DO, CAN TRƯỜNG chống lại áp bức, bất công, nhất là TẤM LÒNG NHÂN ÁI như chị phụ nữ kể trên.

Vậy mà chưa đầy 40 năm nay, kể từ ngày cọng sản gồm thâu đất nước 1975, các thế hệ sanh ra và lớn lên nguyên vẹn dưới chế độ cọng sản, không còn gốc rễ truyền thống, trở thành ích kỷ, chỉ lo thu vén bản thân mà thành ra “vô cảm”. Ngay tại Hà Nội, nơi đất Thăng Long ngàn năm văn vật, con người trở nên trơ lỳ, ngay cả thấy người gặp tay nạn đổ máu cũng không giúp đở kể cả không buồn gọi điện thoại báo cho cảnh sát. Lại còn có thứ “phở chửi”, “văn hóa đéo!” Tệ hơn nữa con cái của bọn trùm cs và tư bản đỏ còn sống phù phiếm giống bọn hippie hồi thập niên 60s của thế kỷ trước: Nhảy rock, thuốc lắc và sex.

Muốn cứu các thế hệ trẻ Việt Nam khỏi ngày càng suy đồi, sa đọa, phục hồi lại truyền thống nhân nghĩa của tổ tiên, mọi người Việt Nam phải bắt tay ngay vào việc giải trừ chế độ cọng sản duy vật, vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Mỗi người tùy theo cương vị và năng lực, tích cực góp phần làm nghĩa vụ cứu dân, cứu nước.

Đã gần 40 năm nay, mặc dầu các khuyến cáo của các giới chánh trị Âu Mỹ rằng, người Việt Nam phải hy sinh tranh đấu mới mong thay đổi chế độ cọng sản được, các quí vị vị trí thức vẫn làm ngơ, tiếp tục chạy đông chạy tây vận động cậy nhờ hết Pháp tới Mỹ mà không chịu làm phần việc của mình: Tích cực vận động phong trào toàn dân tranh đấu giải trừ độc tài toàn trị cọng sản.

Xin nhắc lại đây câu khuyến cáo GS. Vũ Quốc Thúc trước cuộc Hội thảo phục hồi Hiệp Định Paris vào năm 1986 của LS. David Steinman, Phụ tá TNS Moynihan: “Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng biện pháp bất tuân dân sự (civil disobedience). Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc mới hy vọng thay đổi được chế độ cộng sản độc tài.” (*)

Đây là câu nói theo ngôn ngữ ngoại giao lịch sự để chỉ vào việc vận động toàn quốc nổi dậy lật đổ độc tài cọng sản.

Từ bấy đến nay đã hơn một phần tư thế kỷ, quí vị nhân sĩ trí thức vẫn còn tiếp tục chạy quẩn, chạy quanh: Chánh Phủ Lâm thời Nguyễn Ngọc Bích mới vừa ra mắt hồi tháng 10, 2012 lại làm chuyện gà què ăn quẩn cối xay, vận động phục hồi Hiệp định Ba Lê nữa (!).

Quí vị trí thức học rộng tài cao đã khước từ thi hành nghĩa vụ của mình, người nông dân ít học, chơn chất Việt Nam đành phải tự mình đứng lên hành động tự cứu: Tự cứu mình – Cứu nước.

Nông dân 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan huyện Văn Giang, nối chí người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ, tự phát khởi “ Phong trào Bất Tuân Dân sự “, nói theo truyền thống Việt Nam là PHONG TRÀO NÔNG DÂN KHỞI NGHĨA, bất tuân hành lệnh cưởng chế của bạo quyền cọng sản.

Quí vị trí thức ngở rằng việc vận động phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc, dưới chế độ cọng sản bạo ngược là bất khả thi. Hậu duệ của nông dân Nguyễn Huệ đất Tây Sơn tự mình khởi phát được: Từ Văn Giang chạy dài xuống phía Nam, phong trào chống cưởng chê cướp đất tiến vào Vụ Bản, Nam Định, xuyên qua Cồn Dầu, Đà Nẳng, tiến vào tận Thủ Thiêm, Saigon, xuôi xuống Cái Răng, Cần Thơ và dừng lại nơi địa danh lịch sử cánh đồng Nọc Nạn, Bạc Liêu.

Đây là bước đầu khởi phát trên qui mô nhỏ nên bạo quyền trấn áp được. Nhưng mà mai đây, khi vừa rồi nông dân thôn La Dương, Dương Nội, tập họp lực lượng tuy vài trăm nhưng với khí thế áp đảo cường quyền, bằng vào giẻ tẩm xăng thô sơ vẫn uy hiếp được bọn ưng khuyển cường quyền tháo chạy, thì những trận đánh kế tiếp sẽ quyết liệt hơn và qui mô lớn hơn.

Ngày xưa, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cất quân vào đêm trừ tịch, tiến quân thần tốc theo phương pháp, ba quân, hai khiêng, một nằm võng, bôn tập không ngừng nghĩ, hẹn ngày mồng 7 tiến nhập Thăng Long.

Ngày nay, nông dân Miền Nam, theo lời hẹn ước Văn Giang, Vụ bản, Dương Nội, Đông Triều... hành quân thần tốc bằng đủ loại cơ giới, xe hỏa, xe ca, xe vận tải kể cả xe hai bánh đủ loại, quyết đúng hẹn, họp mặt tại Ba Đình ngày Mùng năm, năm Quý Tỵ.

Ngày xưa, Đô Đốc Long đột kích hỏa thiêu đồn Khương Thượng thành bình địa, xác giặc Tàu chôn thành 13 gò đống, có cây đa mọc nên mới gọi là gò Đống Đa.

Ngày nay, nông dân Văn Giang, Vụ Bản, Dương Nội ba mặt giáp công đánh róc vào Ba Đình, nổi lửa hỏa thiêu cái xác ướp chưa chôn giặc hồ đem rải xuống sông Hồng cho cá ăn.

Sáng ngày mùng năm, hội binh cùng cánh quân Miền Nam, đánh thẳng vào cung Ba Đình, xúc hết cả bầy cá tra 14 con lẫn lỏng tong, cá chốt 200 con, đem đổ xuống sông Hồng để trối thây chúng, hoặc trôi giạt ra biển Đông, hoặc lội ngược dòng về Tàu.

Mai nầy lịch sử sẽ ghi lại trận Ba Đình mồng năm, Quý Tỵ, nhân dân Việt Nam vùng lên lật đổ ách độc tài cọng sản bạo ngược 2013, thế kỷ 21.

Kể từ đó mà đi, ngày Mồng Năm Tháng Giêng hằng năm, Quốc dân Việt Nam cử hành hai giổ trận: Giỗ trận Đống-Đa mùa xuân Kỷ-Dậu và Giỗ-trận Ba-Đình mùa xuân Quý-Tỵ.

Nguyễn Nhơn

(*) Nguyễn-Quốc-Khải – Phục hồi Hiệp-định Paris 1973: Hoang tưởng hay hiện thực?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn