'Trại tử thần' Đức Quốc xã được phơi bày thế nào?

Thứ Bảy, 25 Tháng Giêng 20201:00 SA(Xem: 6195)
'Trại tử thần' Đức Quốc xã được phơi bày thế nào?

Hình ảnh quân Đồng minh ghi lại khi giải phóng "trại tử thần" Đức Quốc xã cuối Thế chiến II phơi bày sự thật về thảm họa diệt chủng Holocaust.

Trại tập trung và hành quyết lần lượt được giải phóng khi quân Đồng minh tiến vào Berlin, Đức trong những ngày cuối cuộc chiến 1939-1945. Trại đầu tiên được giải phóng là Majdanek ở phía đông Ba Lan ngày 24/7/1944 bởi Hồng quân Liên Xô. Nhưng chỉ đến năm sau, chính phủ lâm thời do Tướng Charles De Gaulle thành lập sau cách mạng Pháp mới khuyến khích việc đưa tin.

Tù nhân còn lại sau khi trại Buchenwald ở Đức được giải phóng thang 4/1945. Ảnh: AFP.

Tù nhân còn lại sau khi trại Buchenwald ở Đức được giải phóng thang 4/1945. Ảnh: AFP.

Tháng 7/1944, khi Đức thất thế trong cuộc chiến, lãnh đạo Đức Quốc xã Heinrich Himmler yêu cầu sơ tán trại trước khi quân Đồng minh tới và chuyển tù nhân tới nhiều trại khác. Kế hoạch sơ tán này tập trung chủ yếu vào trại ở các nước vùng Baltic, nơi gần hướng tiến công của Hồng quân Liên Xô. Sĩ quan của lực lượng Schutzstaffel (SS hay lực lượng quân áo đen) chịu trách nhiệm xóa hết mọi dấu vết tội ác trước khi chạy trốn.

Khu trại Auschwitz - Birkenau ở miền nam Ba Lan do Hồng quân Liên Xô giải phóng ngày 27/1/1945 từng bước được dỡ bỏ từ giữa năm 1944 và hơn 60.000 tu nhân được sơ tán. Khi quân Xô viết tới, còn 7.000 tù nhân ở lại vì không thể đi theo trong cuộc sơ tán được gọi "Diễu hành thây ma" tới các trại khác.

Việc phát hiện những "trại tử thần" đầu tiên không gây sự chú ý lớn đối với công chúng do hình ảnh không được chia sẻ rộng rãi. Nhà điều tra Nga và Ba Lan đã chụp ảnh trại ở Majdanek và Auschwitz, trong khi nhiếp ảnh gia của quân đội Mỹ làm phim tài liệu về trại ở Struthof, trại tập trung duy nhất của Đức Quốc xã được đặt ở địa phận nước Pháp hiện giờ. Nhưng Pháp không muốn phát sóng phim tài liệu này nhằm tránh kích động nhiều gia đình có người thân mất tích sau khi bị trục xuất, bị bắt hoặc bị kết án.

Bước ngoặt đến vào 6/4/1945 với phát hiện về Ohrdruf, trại sáp nhập thuộc trại tập trung Buchenwald ở Đức. Khi quân Mỹ tiến vào Ohrdruf, cùng phóng viên chiến trường Mỹ Meyer Levin và nhiếp ảnh gia AFP Eric Schwab, họ phát hiện nhà ngục vẫn còn rực lửa và nhiều tù nhân gầy trơ xương bị hành quyết với phát đạn vào đầu.

Tư lệnh tối cao của Lực lượng Đồng minh ở châu Âu Dwight Eisenhower ngày 12/4 tới thăm trại và mô tả về "điều kiện kinh hoàng không thể diễn tả" của nơi này. Lãnh đạo quân Đồng minh lập tức quyết định dỡ bỏ mọi hạn chế để công bố bằng chứng tội ác của Đức Quốc xã với thế giới.

Tối hôm đó, nhật báo Cộng sản Pháp Ce Soir đã đăng trên trang nhất hình ảnh về "trại tử thần" Đức Quốc xã. Vài ngày sau, Eisenhower khuyên nhà báo nên ghé thăm các trại, nơi "bằng chứng về sự man rợ và tàn bạo vượt quá sức chịu đựng đến mức xóa đi mọi nghi ngờ về hành động thường thấy của Đức Quốc xã". 

Du khách đi qua hàng rào dây thép gai vào thăm trại Auschwitz ở Đức tháng 12/2019. Ảnh: AFP.

Du khách đi qua hàng rào dây thép gai vào thăm trại Auschwitz ở Đức tháng 12/2019. Ảnh: AFP.

                                                                             Thanh Tâm (Theo AFP)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn