Vén màn đơn vị giấu mặt khiến một loạt bí mật của chiến đấu cơ Liên Xô/Nga rơi vào tay Mỹ

Thứ Ba, 07 Tháng Giêng 20209:00 CH(Xem: 5681)
Vén màn đơn vị giấu mặt khiến một loạt bí mật của chiến đấu cơ Liên Xô/Nga rơi vào tay Mỹ
4477thtestandevaluationsquadronmig23red49-15776800930041387864482-crop-15776801017991583501470
Một chiếc MiG-23 tại khu thử nghiệm Tonopah năm 1988. Ảnh: Wiki

"Constant Peg được giao nhiệm vụ huấn luyện các phi công Không quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến Mỹ cách điều khiển và chiến đấu chống lại máy bay thực thụ của Liên Xô".

Bí danh "Constant Peg"

Từ năm 1978-1988, một đơn vị bí mật của Không quân Mỹ đã lái những chiếc MiG thu giữ được từ Nga. Đây là một phần trong nỗ lực liều lĩnh nhằm huấn luyện các phi công Mỹ cách đánh bại máy bay đối thủ khi chiến đấu.

Theo một bộ phim tài liệu mới của Không quân Mỹ, phi đoàn Kiểm tra và Đánh giá số 4477, còn được biết đến với bí danh "Constant Peg" đã thực hiện 15.000 phi vụ xuất kích và đào tạo 6.000 phi công Mỹ trong thời gian đó.

Ngày nay, các nỗ lực tương tự vẫn được tiến hành dưới nhiều sự bảo trợ khác nhau.

Vén màn đơn vị giấu mặt khiến một loạt bí mật của chiến đấu cơ Liên Xô/Nga rơi vào tay Mỹ - Ảnh 1.

Các thành viên của đơn vị 4477 (Constant Peg) đứng trước một chiếc MiG-21F-13 Fishbed C/E. Ảnh: Wiki

"Constant Peg được giao nhiệm vụ huấn luyện các phi công Không quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến Mỹ cách điều khiển và chiến đấu chống lại máy bay thực thụ của Liên Xô" - Earl Henderson, trung tá về hưu, đồng thời là chỉ huy Constant Peg trong hai năm 1970 và 1980, cho biết trong thước phim tư liệu.

"Mọi việc bắt đầu từ thời Chiến tranh Việt Nam", ông Henderson nói, "Mỹ có được một số chiếc MiG thực thụ của Nga. Chúng tôi đã khai thác chúng, tìm ra cách chúng hoạt động và tất cả các chi tiết kỹ thuật. Sau đó, các phi công thử nghiệm đã điều khiển chúng, tìm ra xem chúng bay nhanh đến cỡ nào, bay cao đến đâu và có thể cua hẹp tới mức độ nào".

Hoyt Vandenberg, Jr., một vị tướng tại sở chỉ huy của Không quân Mỹ, đã nảy ra ý tưởng tổ chức những chiếc MiG này thành một phi đội, thay vì phân bổ chúng vào các chương trình thử nghiệm.

Gail Peck, đại tá về hưu, đồng thời chỉ huy Constant Peg từ năm 1978-1979, là người đã đặt bí danh này cho đơn vị 4477, trong đó "Peg" là tên của vợ ông.

Đại tá Peck đề xuất xây dựng một sân bay cho đơn vị mới. Ông đã vẽ bản phác thảo ban đầu - với đường băng, đường nhựa trong sân bay và 3 nhà chứa máy bay – lên một tờ khăn giấy hàng không.

"Ý tưởng xây dựng sân bay là một thách thức rất lớn" – ông Peck nói.

Ông đã lựa chọn khu thử nghiệm Tonopah tại Nevada bởi nó gần với căn cứ không quân Nellis – nơi cuộc tập trận Red Flag thường được tổ chức và cũng là nơi có Trường Fighter Weapons, tại đây Không quân Mỹ đã đào tạo các chiến thuật viên chiến đấu giỏi nhất của họ.

"Ngay khi các nhà chứa máy bay được xây dựng, chúng tôi bắt đầu lắp ráp các máy bay lại", Don Lyon – Thượng sĩ nhất đã về hưu, đồng thời là trợ lý trưởng đội bảo dưỡng máy bay của Constant Peg từ năm 1978-1981, cho hay, "Chúng tôi có các bộ phận, có khung thân, cánh máy bay… nhưng chúng chưa thể bay được".

"Họ đã lấy những chiếc máy bay được kéo lên từ đầm lầy và sa mạc, Chúa mới biết họ lấy chúng ở đâu. Chúng thôi thậm chí đã không kiểm tra trước chuyến bay", ông Peck nói, "Chúng tôi rất tin tưởng vào đội ngũ bảo dưỡng, và họ đã không để chúng tôi thất vọng. Họ rất xuất sắc".

Vén màn đơn vị giấu mặt khiến một loạt bí mật của chiến đấu cơ Liên Xô/Nga rơi vào tay Mỹ - Ảnh 2.

Một chiếc MiG-21F-13 đang chạy "taxi" qua tháp chỉ huy năm 1986. Ảnh: Wiki

Nhiệm vụ bí mật

Constant Peg đã vận hành hàng chục chiếc máy bay MiG. "Trong năm 1985, chúng tôi có 26 chiếc MiG, gồm MiG-21 và MiG-23" – ông John Manclark, chỉ huy Constant Peg từ năm 1985-1987, phát biểu trong một sự kiện của Hội liên hiệp Không quân Mỹ năm 2012.

"Ban đầu chúng tôi có MiG-17 nhưng đã loại bỏ chúng sớm, và tới cuối chương trình thì MiG-21 chiếm số lượng nhiều nhất" – ông Manclark nói.

Theo phóng viên Bill Sweetman của tờ Aviation Week, Constant Peg còn có trong tay ít nhất một chiếc J-7 do Trung Quốc chế tạo, là bản sao của MiG-21.

Ông Manclark cho biết, trung bình cứ 1.000 giờ bay, Constang Peg mất 1 máy bay. Tỷ lệ tai nạn cao gấp 30 lần mức độ trung bình của Không quân Mỹ vào thời điểm đó. Các phi công Mỹ tỏ ra thích thú với MiG-21 về tốc độ nhưng lo sợ MiG-23 vì sự không ổn định của nó.

Constant Peg đã giúp Không quân Mỹ phát triển công nghệ mới. "CIA đã đưa cho chúng tôi thiết bị bắn pháo sáng thu được từ một chiếc cường kích Su-25 Frogfoot bị bắn hạ ở Afghanistan", ông Manclark kể lại, "chúng tôi đưa nó đi bảo dưỡng và 4 tiếng sau chúng tôi đã khiến nó hoạt động được trên một chiếc MiG-21".

Vén màn đơn vị giấu mặt khiến một loạt bí mật của chiến đấu cơ Liên Xô/Nga rơi vào tay Mỹ - Ảnh 4.

Những chiếc MiG bí mật ngày ấy nay được trưng bày tại Phòng triển lãm Chiến tranh Lạnh, Bảo tàng Quốc gia của Không quân Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ

Thiết bị bắn pháo sáng này đã cho phép Không quân Mỹ cải tiến vũ khí. Trước đó, Không quân Mỹ đã thiết kế tên lửa không-đối-không AIM-9P sao cho nó không bị tác động bởi mồi bẫy do Mỹ chế tạo.

Tuy nhiên, so với pháo sáng của Mỹ, pháo sáng của Liên Xô có thời gian cháy, cường độ cháy khác nhau. Tên lửa AIM-9P đã bị thu hút bởi loại pháo sáng này.

Dựa trên những phát hiện của Constant Peg, Không quân Mỹ đã điều chỉnh lại đầu dò của tên lửa AIM-9P.

Constant Peg là một đơn vị bí mật, được Không quân Mỹ giải mật vào năm 2006, sau khi đã bị giải thể được nhiều thập kỷ. Các tổ chức khác đã tiếp nối trách nhiệm của Constant Peg và vận hành các tiêm kích MiG-29, Su-27 của nga, cùng một số loại máy bay khác của nước ngoài.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn