Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung? ( Đây là âm mưu Hán Hoá do báo Vẹm Tuổi Trẻ tung ra )

Thứ Hai, 08 Tháng Giêng 20188:00 SA(Xem: 9436)
Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung? ( Đây là âm mưu Hán Hoá do báo Vẹm Tuổi Trẻ tung ra )

Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung? - Ảnh 1.

Bức tượng tại chùa Bộc có ghi chú Vua Quang Trung nhưng vẫn còn ý kiến khác nhau - Ảnh: từ bài của Nguyễn Duy Chính

Hoàng đế Quang Trung là nhân vật lịch sử đặc biệt, nhưng triều đại Tây Sơn tồn tại quá ngắn ngủi cùng với những biến động lịch sử khiến cho những mô tả về nhân dạng của ông khuyết thiếu. 

Và mới đây, từ nguồn sử liệu của Trung Quốc đã hé lộ những thông tin khả quan nhất về chân dung vua Quang Trung.

Thiếu vắng trong sách sử và những lần xuất hiện

Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã tìm kiếm trong các bộ sử triều Nguyễn, và bắt gặp trong bộ Đại Nam chính biên liệt truyện ở phần "Ngụy Tây" có một đoạn chép tả Nguyễn Văn Huệ (tức Quang Trung): "Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng vang như chuông, mắt sáng như ánh điện, mưu lược thiện chiến, người người đều kinh sợ".

Và một đoạn khác trong sách Tây Sơn thuật lược có chép chi tiết hơn: "… Năm ấy Nguyễn Huệ mất, tóc của Huệ thì quăn, mặt thì đầy mụt, có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu …".

Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung? - Ảnh 2.

Sách Tây Sơn thuật lược - tư liệu hiếm hoi của Việt Nam có miêu tả nhân dạng vua Quang Trung - Ảnh: L.Điền

Ngoài hai tư liệu trên, nhà sử học Nguyễn Phương cũng từng dẫn một trường hợp vua Quang Trung xuất lộ trong hình chụp một pho tượng ở chùa Bộc (Hà Nội). 

Theo ông Nguyễn Phương, đi kèm với bức tượng là đôi câu đối được xem là chỉ dấu cho thấy bức tượng ấy chính là tượng vua Quang Trung: "Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vụ; Quang trung hóa Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân" (Trong hang không bụi, lưu nêu cột giữa non sông rộng lớn, Giữa sáng thành Phật, chuyển gió mây trong thế giới cỏn con). 

Tuy nhiên, học giới lâu nay vẫn còn chưa thống nhất nhau về hai chữ "quang trung" trong câu đối trên liệu có nên hiểu là tên riêng (viết hoa) của vua Quang Trung hay không.

Về tranh vẽ, vào năm 1932, trên Đông Thanh tạp chí số 1 có đăng bức hình vẽ "giả vương Quang Trung", hình này đến năm 1968 xuất hiện lại trong tập san Sử Địa số 9-10 với ghi chú là tranh này lấy từ tập "Mãn Châu cổ họa". 

Tuy nhiên, lâu nay không có thông tin gì về tập cổ họa ấy.

Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung? - Ảnh 3.

Hình vẽ vua Quang Trung trên bìa tập san Sử Địa năm 1968 - Ảnh: L.Điền chụp lại

Tuy nhiên, chính bức tranh này đã trở thành cơ sở để họa sĩ thiết kế giấy bạc thời Việt Nam Cộng hòa đã đưa hình vua Quang Trung vào tờ tiền mệnh giá 200 đồng. 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính ghi nhận, từ đây, "nhiều nghệ sĩ đã sử dụng để điêu khắc tượng đài, cả trong nước lẫn hải ngoại coi như đây là diện mạo chính thức của Nguyễn Huệ".

Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung? - Ảnh 4.

Tờ giấy bạc 200 đồng thời Việt Nam Cộng Hòa vẽ chân dung vua Quang Trung

Từ tư liệu của Trung Quốc

Liên quan đến chuyến đi của vua Quang Trung sang Bắc Kinh dự lễ Bát tuần đại khánh của vua Càn Long, sứ thần Triều Tiên bấy giờ là Từ Hạo Tu có mấy đoạn tả vua nước An Nam là Quang Bình (tên của vua Quang Trung lúc sang Trung Quốc): 

"Quang Bình cốt cách khá thanh tú, hình dáng bệ vệ xem ra khác hẳn với người ở Giao Nam. Thế nhưng các bầy tôi đi theo tuy hơi giỏi văn tự nhưng thân thể nhỏ bé, yếu đuối...", hoặc "Vua của họ (tức nước ta) đầu bịt khăn lưới, đội thất lương kim quan, mình mặc long bào bằng gấm màu, đeo đai bằng ngọc trắng".

Tuy nhiên đây chỉ là văn tả, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính tìm kiếm được hai tư liệu hình vẽ vua Quang Trung trong chuyến đi Bắc Kinh dự lễ thọ vua Càn Long này, một trong bộ tranh "Thập toàn phu tảo", và một bức trong bộ tranh đồ sộ "Bát tuần Vạn thọ thịnh điển".

Trong bộ Thập toàn phu tảo, vua Quang Trung xuất hiện trong bức tranh có tên "An Nam quốc vương chí Tị Thử sơn trang", vẽ hình vua Quang Trung và hai bồi thần (tức Phan Huy Ích và Ngô Văn Sở) vào triều kiến vua Càn Long ở Nhiệt Hà.

Còn trong bộ "Bát tuần Vạn thọ thịnh điển", vua Quang Trung được vẽ trong bối cảnh đứng chung với bồi thần, sứ thần các nước nước Triều Tiên, Nam Chưởng, Miến Điện và các sơn phiên Kim Xuyên, Đài Loan cho đến các hãn Mông Cổ, Hồi Bộ, kế đến các vương, thai cát quì bên cạnh đường, nghênh đón vua Càn Long hồi kinh.

Cả hai tư liệu này đều vẽ vua Quang Trung từ xa, vẽ chung với các nhân vật khác, nên không rõ nét chân dung.

Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung? - Ảnh 5.

Bức tranh Thập toàn phu tảo vẽ vua Quang Trung và hai bồi thần đang hành lễ bệ kiến vua Càn Long - Ảnh: từ bài của Nguyễn Duy Chính

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức mới đây đã công bố một tài liệu.

Gần đây, một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Bức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh). Lai lịch tường tận của bức tranh cần đợi những khảo cứu chuyên sâu hơn. Ít nhất, cho tới thời điểm hiện tại, bức tranh này vẫn tiệm cận với "sử thực" hơn cả.

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức công bố trên trang facebook cá nhân

Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung? - Ảnh 7.

Bức hình vẽ vua Quang Trung do Trần Quang Đức công bố

Từ tư liệu này, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã khảo cứu kỹ: xem xét kiểu mũ xung thiên vua Quang Trung đội trong hình, đọc được ba dấu triện đóng trên tranh, đọc và dịch bài thơ ngự bút của vua Càn Long viết phía trên bức tranh. 

Căn cứ vào đó, Nguyễn Duy Chính đoán định bức hình này là bản trắng đen của một trong ba bức bán thân vẽ màu vua Quang Trung do vua Càn Long chỉ thị cho họa gia trong cung thực hiện nhân chuyến vua Quang Trung sang chúc thọ. 

Tác giả của ba bức tranh này là họa gia Mậu Bính Thái và một hoạ sĩ phụ tá là Y Lan Thái. Hai ông này đều là họa sĩ có tiếng trong cung đời Thanh Cao Tông. Thông tin này chép trong bộ "Thanh cung nội vụ phủ tạo biện xứ đáng án tổng hối" mà Nguyễn Duy Chính đã tiếp cận được.

Như vậy có thể theo thông tin do Trần Quang Đức công bố "hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh" để tìm ra bức hình gốc vẽ vua Quang Trung trong bộ ba bức tranh do vua Càn Long chỉ thị thực hiện, có thể được xem là đã tìm ra chân dung trung thực nhất của vua Quang Trung.

Điều đó sẽ khép lại thông tin về chân dung vua Quang Trung mà ngay chính trong bức thư gửi Phúc An Khang trên đường từ Bắc Kinh trở về sau lễ mừng thọ, vua Quang Trung đã cho biết: "đại hoàng đế nghĩ xuống đường sá xa xôi gửi ban cho một hộp bánh sữa, một hộp mứt trái cây và một cuộn tranh vẽ dung nhan quê mùa của kẻ hèn này".

Chi tiết này được chép trong tập "Dụ Am văn tập" của Phan Huy Ích, nhưng chẳng biết cuộn tranh vẽ "dung nhan quê mùa" mà vua Quang Trung khiêm xưng từ ấy đến nay đã thất lạc đâu rồi.

***************

ĐIỀU GÌ ẨN ĐẰNG SAU VIỆC CÔNG BỐ CHÂN DUNG QUANG TRUNG?

photo1514680939982-1514680939982
Hình vẽ vua Quang Trung từ tư liệu của Trung Quốc - Ảnh: Trần Quang Đức công bố

ĐIỀU GÌ ẨN ĐẰNG SAU VIỆC CÔNG BỐ 
CHÂN DUNG VUA QUANG TRUNG?

Trên tờ Tuổi trẻ online số ra ngày cuối năm 2017, công bố một di ảnh mà một số học giả cho rằng đó là chân dung thật của vua Quang Trung. Tôi không phải là người hiểu biết nhiều về sử học nước nhà, chỉ là người yêu quý truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của cha ông, trong đó hình ảnh vua Quang Trung là tượng đài sừng sửng trong tâm trí tôi, nên khi nhìn thấy “bức chân dung thật” của vua Quang Trung đăng kèm bài viết trên Tuổi trẻ online tôi không khỏi ngỡ ngàng, tiếp đến là bất bình.


Tôi ngỡ ngàng và bất bình, bởi các lẽ sau:

1. Tôi không tin bức ảnh được công bố là di ảnh thật của vua Quang Trung, bởi lẽ không ai có thể phủ định được Quang Trung - Nguyễn Huệ là một danh tướng, thậm chí là danh tướng bậc nhất trong lịch sử, lại có gương mặt thỏn, cằm lẹm, mũi khoằm, mắt thiếu thần khí, chân mày mỏng, vai xuôi… của một kẻ tiểu nhân, khác xa tướng diện và dung mạo của bậc đế vương, quân tử.

2. Nguồn tư liệu mà các “học giả” được nêu tên thu thập lại từ bảo tàng Trung Quốc và mới được cung cấp gần đây. Bằng cách nào để tin phiên bản bức tranh chân dung đó là chân dung thật của vua Quang Trung mà không phải là một sản phẩm ngụy tạo có chủ ý? Tại sao hằng bao thập niên qua, giới nghiên cứu sử học nước nhà không tìm ra mà bây giờ mới được nước bạn cung cấp? Bức họa đó được cho là của họa sĩ cung đình Trung Hoa trực họa ông vua nước Nam để tặng lại vua nước Nam, sao lại nằm ở bảo tàng Trung Quốc? Liệu có phải họa sĩ Trung Hoa vẽ chân dung vua nước Nam giống như lối họa sĩ kháng chiến vẽ tranh biếm họa lính Mỹ trong chiến tranh không?

3. Một vấn đề quan trọng về một nhân vật lịch sử, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một danh tướng chống Tàu lừng danh, lại được công bố một cách đơn giản, kết luận vội vàng, không thể hiện được phương pháp nghiên cứu, không nghe nói đến một hội đồng khoa học lịch sử thẩm định và phản biện… là một điều khó hiểu của công tác nghiên cứu sử học.

Từ suy nghĩ trên, tôi bất giác nghĩ đến việc phải chăng có sự xuất hiện của một ông Bùi Hiền trong lĩnh vực nghiên cứu sử học nước nhà?

Đây là vấn đề nghiêm túc, vượt ra khả năng của thảo dân tôi nhưng nằm trong trách nhiệm của các nhà nghiên cứu sử học, các nhà quản lý văn hóa…

Liên Thành


26166948_1863825897173239_1112965208371491802_n
giaybac200-1514640852545
 Hai ảnh trên: Chân dung vua Quang Trung (từ trước tới nay)
.
26167277_1863825920506570_8505407590371823774_n
- Chân dung vua Quang Trung (bức họa Trung Hoa).

_________________________
Lời bình luận quanh bài viết của Liên Thành:
Tran Phong Phân tích có tính logic...đồng ý

Trịnh Vĩnh Phúc Mời TS Nguyễn Xuân Diện xem qua. Anh Đặng Trọng Dũng, anh Vinh Nguyenduc thấy thế nào...?

Ân Trần Nguy cơ có chỉ đạo của Ngụy Tàu trong sự việc này. Anh Phúc à !

Nguyễn Xuân Diện Tư liệu không đủ. Chưa đáng tin. Và báo Tuổi trẻ họ cũng để dấu chấm hỏi ở tít bài.

Vo Anh Thai Chả hiểu ra sao cả, nhầm lẫn chăng?

Xuân Trí Hải Hình ảnh Của Quang Trung được lưu truyền từ bao nhiêu đời này rồi , không thể có một ông ốm yếu như vậy được, sao đi đánh trận....

Nguyễn Phong Bực súc tai sao một a hung lưng danh ma như Vậy

Thanh Nguyen không ai có thể phủ định được Quang Trung - Nguyễn Huệ là một danh tướng, thậm chí là danh tướng bậc nhất trong lịch sử, lại có gương mặt thỏn, cằm lẹm, mũi khoằm, mắt thiếu thần khí, chân mày mỏng, vai xuôi… của một kẻ tiểu nhân, khác xa tướng diện và dung mạo của bậc đế vương, quân tử.

Hồ Liên Thành Điều này phải cần thẩm định.

Ngọc Linh Tử Ý phản biện rất hay

Le Tuong Tôi hoàn toàn thống nhất quan điểm này

Trịnh Vĩnh Phúc Trong 2 hình trên, ông nào đủ tố chất để đưa ra lời hiệu triệu: "Đánh cho để tóc, đánh cho để răng đen, đánh cho nó chích luân bất phản, phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ"? Trong 2 ông đó, ông nào đủ sức chỉ huy trận đánh dẹp 5.000 quân Xiêm trong trần Rạch Gầm - Xoài Múc và phá tan 200.000 quân Thanh ra khỏi bờ cõi Đại Việt?

Lại Thế Luyện Theo kế của Ngô Thì Nhậm, tháng 1/1790, vua Quang Trung sai người đóng giả mình cầm đầu đoàn sứ bộ hơn 150 người, gồm các quan văn võ cao cấp như Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Tiến Lộc... sang Trung Quốc.

Trịnh Vĩnh Phúc Tức là chưa khi nào vua Quang Trung có mặt triều kiến vua Mãn Thanh!

Dung Tat Nguyen Hoàn toàn thống nhất,ủng hộ HLT cần phải thẩm định.

Le Quan Bài viết rất hay và hữu ích!

Hung Le Thằng thua trận thì bao giờ chả tìm cách bôi nhọ người tài giỏi


Trần Dũng Nước nhà có rất nhiều TS sử hoc, định thay đổi cả chử quốc ngử nữa mà. Việc tìm ra chân dung thật vua Quang Trung đâu khó phải k ông bà Đoàn Hương, Bùi Hiển

Trịnh Vĩnh Phúc Lời bình sâu sắc lắm, anh Trần Dũng!

Nam Trần Hình ảnh một ông Vua..một tướng quân kiệt xuất của dân tộc mà đăng tải qua mớ giấy trao tay hậu duệ của kẻ xâm lược. Ai sẽ chịu trách nhiệm về bài viết đã công bố trên báo Tuổi trẻ onl..! Đề nghị làm rõ..!

Trịnh Vĩnh Phúc Ý kiến rất có trách nhiệm! Nếu có điều kiện hãy phát huy đi anh!

Nguyễn Hòa Bình Tôi muốn chia sẻ suy nghĩ của bạn .

Trịnh Vĩnh Phúc Anh Nguyễn Hòa Bình, anh hãy nêu góc nhìn từ một họa sỹ đi anh!Quản lý

Nguyễn Hòa Bình Chín năm học hình họa ở Đại học Mỹ thuật. Tôi tán đồng cách nhận con người qua chân dung của cô luật sư trẻ. Nhưng tôi quan tâm hơn tại sao báo TT đưa tin này

Ân Trần Chuẩn, anh like cho mọi người yêu nước chân chính cùng có ý kiến !

Ls Nguyễn Thế Kỷ Sống ở nơi "Núi ngự sông hương " nơi Vua Quang Trung uy nghiêm tạo dáng dưới chân núi ngự mà xót, Anh hùng mang hình hài của kẻ tiểu nhân . Đau

Nguyễn Thông Chị ạ, những điều chị nói đều đúng, có lý, nhưng chị quên chưa nhắc tới điều nguy hiểm, có hại nhất của bài báo ấy, là đăng cái ảnh ba thầy trò vua Quang Trung quỳ phục sát đất tâu trình trước vua Càn Long của Tàu.

Trịnh Vĩnh Phúc Vậy là rõ rồi thầy ạ! Ý đồ của nó là xuyên tạc lịch sử sỉ nhục quốc thể VN! Ảnh chụp bức họa Trung Hoa đây! Mẹ nó, ảnh này thì màu sắc hoành tráng còn ảnh nói là vua QT thì trắng nhợt!

Trần Viết Nguyễn Nguyễn Huệ hoàng đế Quang trung,là người tây sơn,bình định nét thô,không ẻo lả,mắt sáng cả một góc chiéu ngồi , trong tử vi đẩu số ngài là THẤT SÁT TRIỀU ĐẨU,XẾP HẠNG ĐẦU TRONG VÕ BỊ ,nhưng, yểu số..

Còn hình vẽ là hình của lê chiêu thống ,như hình giặc tàu vẽ...để đánh tráo khái niệm,mà bọn cộng sản chuyên dùng để mỵ dân bao đời nay...TIẾC RẰNG CÓ KHÔNG ÍT NGƯỜI VIỆT CÓ MẮT KHÔNG TRÒNG VẪN NGU NGƠ TIN THEO....

Quang Lê Vua QT người gốc Bình Định, dòng dõi võ nghệ cao cường, với hình ảnh từ TQ thì vua QT ốm gầy, thể chất như thế ko thể là con nhà võ, ảnh cho thấy tuổi từ 37-40 trông già, trong khi vua QT mất lúc chỉ 33t ?!
Đây là hành động sĩ nhục vua ta của TQ !!!

Hung Tran Đối với nghề hội họa thì mỗi bức tranh chỉ được vẽ một lần duy nhất chứ không ai vẽ một bức tranh hai lần cả. Vậy trường hợp danh họa trung quốc thời đó vẽ tặng vua Quang Trung thì còn đâu mà lưu trữ?

Vô lý quá!

Trịnh Vĩnh Phúc Ý mới, hay!

Hung Tran Bức tranh thực đã tặng cho vua Quang Trung. Còn bức tranh lưu trữ chỉ là loại tranh biếm họa chứ không phải là bức tranh thực.

Hồ Liên Thành Họ đã cố tình làm xấu đi nền văn hoá của VN

Ân Trần Phải đưa ra công luận, đề nghị ban Tuyên Giáo TW, bộ VH .TT có ý kiến, giống như vụ cải lùi Tiếng Việt vừa qua .!
...

Trung Nguyen Mot bai phan tich sau sac ...

Nguyễn Danh Hình ảnh cũng có thể đúng cũng có thể sai vì không có gì xác định 9 xác. Quỷ già chết mà không chết nhìn phim tư liệu thấy gớm nhưng sao đó cũng có hàng trăm phiên bản hình ảnh trái với sự thật đó thì nói gì đến hàng trăm năm trước.

Ngọc Tâm Nguyễn Bắc Bình Vương là một lãnh đạo kiệt xuất trong nhiều lãnh vực . Khi vua Càn Long thắc mắc về chiến lược và công nghệ quốc phòng siêu việt của vua Quang Trung thì triều đình nhà Thanh không lý giải được .
Bức tranh vẽ vua Quang Trung của họ rất đúng ,...Xem thêm

Trần Viết Nguyễn Nếu nói về binh bị thì đúng,nhưng, Nguyễn huệ không phải là chân vương hoàng đế,vì đánh giặc và điều hành đất nước,khác nhau hoàn toàn,bạn có thể thấy chiến công thần tốc của QUANG TRUNG ,nhưng ,bạn thấy gì ở một minh quân,sau hình ảnh của hoàng đế Quang trung?
Ông ta chết trước 50 tuổi...
Ông ta là một dạng võ bị yểu mạng !

Trịnh Vĩnh Phúc "Mỹ nhân tự cổ như danh tướng. Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu". (Người đẹp từ xưa như tướng giỏi. Không hứa với nhân gian thấy bạc đầu.)

Quy Đinh Kim Vua Quang Trung Nguyễn Huệ là Danh Tướng không thể có khuôn mặt choắt, cằm nhọn của kẻ tiểu nhân. Có phải chăng bọn Tàu Phù cố ý đưa bức hình này với ý đồ làm mờ dần hình ảnh thần tượng của dân Việt. Còn về các nhà sử học Việt Nam nên nghiên cứu công tâm và khảng khái xác nhận Vua nước Nam như thế nào. Không cúi đầu trước bất cứ áp lực nào của bọn Tàu Phù với lũ bợ đít Tàu.

Quoc Hung Mình ủng hộ một ý của Hồ Liên Thành: “Liệu có phải họa sĩ Trung Hoa vẽ chân dung vua nước Nam giống như lối họa sĩ kháng chiến vẽ tranh biếm họa lính Mỹ trong chiến tranh không? “

Nguyen Huu Phuc Năm 1974 trước khi cưỡng chiếm Hoàng Sa, nhà cầm quyền Trung Quốc lén lút cho tạo một số " mộ người Tàu chôn hổi xa xưa " tại một số nơi hoang vắng trên đảo để đề phòng kế sách xâm lược bất thành thì còn cớ sự để tranh chấp chủ quyền về sau với VN.
Thì nay, với sự kiện nầy cũng là một trong dã tâm xâm lược đó.

Đề Thám Vua Quang Trung đánh giặc Thanh bên Trung Hoa thua Tan Tác. Mà hình bây giờ lấy tư liệu do Trung Hoa cung cấp liệu có tin nỏi ko? Người biết chút ít về Tướng Số nhìn là biết rồi. Khuông mặt như vậy làm sao làm được việc Đại Sự. Vậy mà đám tuổi trẻ online cũng ráng đăng tin lên. Toàn là lũ Ngu Ngục Vô Dụng. Chúng mày ko Não à. Người ta đưa gì cũng đăng.Nghĩ hết đi cho Dân nhờ.

Thai Duong Vua Quang Trung mất năm 39 tuổi, có già như thế được k

Trần Tuấn Bất cứ người dân VN nào có chút tư duy độc lập thì sẽ không bao giờ tin vào bức hình ntn. Vì thời đó là thời "kiếm, cung" nên với vóc dáng của ông này cũng không thể tuyển làm lính chứ nói gì đến một vị tướng cầm đầu cả một đại quân đánh trận liên tục từ Nam ra Bắc và bách chiến bách thắng được.

Trịnh Vĩnh Phúc Ý kiến thật xác đáng!

Lê Hồng Hà Công bố "tư liệu sử học" hoặc "công trình nghiên cứu" phải hết sức cân nhắc, nhiều hội thảo.., chứ không cẩu thả và ..phản động như thế được !

Trịnh Vĩnh Phúc Đúng vậy! Nhưng giới sử học VN gần như ngủ quên hết rồi!
3Quản lý

Băng Tâm Stt rất đúng đắn , là một công dân tui cũng nêu nghi ngờ như nữ ls Hồ Liên Thành . Sao ko chọn lúc nào công bố mà lại là lúc này . Nên nhớ vua Quang Trung theo học võ từ bé , và nghe bài Ai Tư Vãn của công chúa Ngọc Hân diễn tả , cũng như trong cuộc hành binh thần tốc , hoàng tộc nhà Lê nghe danh ngài là sợ run ... mà lại là người có thể trạng như anh trói gà ko chặt vai xuôi này được a ....1f610😐

Trần Mạnh Quyền Tướng võ kg thể có khuôn mặt như vậy

luong thị bằng Bang Trông như ốm đói, khác xa những gì đã được học, đúng lộ trình

Duy Trương Bọn Trung Quốc vẽ hình vua Quang Trung ốm yếu không có sinh khí tướng tiểu nhân là chúng muốn bôi nhọ hình ảnh vị vua anh hùng dân tộc Việt Nam ta đó mấy người ngụy ba que ạ.

Thuy Nguyen Vua Quang Trung đã từng cho người thay thế mình đi sứ Trung Hoa.
1/ Có thể hình đó là người giả đi thay thế vua Quang Trung.
2/ Có thể là Tàu vẻ ra hình giả.

Thuy Ha Nguyen Tôi cũng có suy nghĩ thế , QT ko thể giống như tên quan văn vậy đc !

Trần Văn Đức Có chọn người thay thế chắc cũng không thể chọn loại người như trong hình vẽ ấy. Bôi bác bịa đặt.

Khang Nguyen Em cũng ngạc nhiên khi thấy bức hình được cho là vua Quang rung này, nhìn xấu quá 1f603:D

Hồng Minh Châu Hình người còm nhom này tui có thấy ơ đâu đó rồi nhưng ko nhớ rõ thời điểm nào nhưng chắc chắn ko phải là hình vua Quan Trung

Ong Hoi Nếu vua Quang Trung ốm o gầy còm như rứa, thì khi tiến quân ra Bắc phải nằm võng. Dù vậy, ra đến nơi vua cũng nằm thở chứ đánh đấm gì nổi với quân Thanh.
Về tướng pháp, dạng người như thế không thể là dũng tướng.

Tran Chan Uy Ý kiến rất xác đáng

Nguyễn Dục Mình nhìn di ảnh này hao hao nhân vật lưu gù trông phim tể tướng không thể là vua võ Quang Trung của việt nam thời đó lừng danh bọn tàu xì bạt vía được đây là hình thật của một tên nịnh thần nhà hán ta thường gọi qan văn mới ăn mặc vậy chứ thời đó nếu là quan võ giỏi phải cao trên 1'8m nặng cả trăm kg sao nhỏ thó bé tý thế được . Thật vớ vẩn thằng đưa hình là tên hán gian chính hãng đấy

Trần Văn Đức Có lý. Một người có tướng mạo như bức tranh tàu không thể làm nên các trận đánh kẻ xâm lược phương Bắc phải hãi hùng đến vậy. Một dụng ý xuyên tacj bất hảo.

Thong Pham Là tướng thì phải có thần khí không thể như hình đó được

Ba Suy Nguyen Quang Trung mất chưa đầy bốn mươi. Từ đó ta thấy được bức chân dung trên là không phải rồi. Bàn gì cho mất công.

Truong Minh Duc Với cách nhìn rất tinh tế và khoa học, Liên Thành đã cho chúng ta thấy những thiếu xót của các nhà Sử học, nhà báo và Văn hoá trong việc nhìn nhận bức ảnh không phù hợp của vua Quang Trung.

Huỳnh Lãnh Dựa vào tư liệu TQ mà công bố hình ảnh Vua Quang Trung trong thời điểm hiện nay là vấn đề hết sức nhạy cảm - đây là một mưu đồ của những kẻ đương thời có dụng ý xấu chứ không chỉ là vấn đề của khoa học về lịch sử . Tôi tán thành với ý kiến của Luật sư Hồ Liên Thanh. Bài viết rất hay - sắc sảo và rất đáng đọc!

An Nguyen Trong Nghe nói, Tại Bảo tàng Tây Sơn vẫn còn lưu giữ ảnh cháu ruột vua Quang Trung (Triều đình Trung Hoa còn ngỡ đó là Vua QT vì cháu rất giống Chú) và bút tích của Vua Càn Long.

Đặng Thành Tâm Vai u thịt bắp giọng nói vang như chuông , bước chân võ tướng không thể yếu đuối mảnh mai được , Vua Quang Trung nặng trên 100kg , không thể nào ốm yếu mà ngồi trên lưng ngựa được .

Lieu Ton Ý kiến rất hay . Còn trước 75 mình nhớ có giai thoại Vua Quang Trung ko đích thân sang TQ mà chỉ cho người đóng thế ,nhưng dù có đóng thế cũng ko thể nào có hình dáng như vậy

Trịnh Vĩnh Phúc Có thể khẳng định: Việc công bố một cách bất thường "bức họa Trung Hoa" nói là chân dung của vua Quang Trung mà báo TT đã làm là một điều tệ hại, sai về phương pháp sử học, sai về tôn chỉ báo chí, yếu kém về nhận thức chính trị, tác hại xấu về nhận thức
 
Nguyễn Toàn Trông giống Hán gian chứ đâu giống Nguyễn Huệ QT của VN quê choa.

15 nhận xét :

  1. blank

    Có gì để căn cứ rằng cứ anh hùng là uy nghi, lẫm liệt. Cứ bộ đội là hiền lành, Mỹ, Nguỵ là râu ria hung tợn...Người Dông Nam Châu Á chúng ta là giống thấp nhỏ, mũi tẹt da vàng... Nguyễn Huệ mà xấu thì cũng là chuyện thường. Quan trọng là tính xác thực của tư liệu... Chả lẽ cứ đẹp mới chịu...

    Trả lời
  2. blank

    Cái thì mặt vuông, cái thì mặt nhọn, chả biết đâu mà lần !

    Trả lời
  3. blank

    Càng ngày xuất hiện càng nhiều...Bùi Hiền.
    Có lẽ nào đây là một chiêu lái hướng dư luận của binh đoàn 47?

    Trả lời
  4. blank

    Phải thấy rằng đối thủ của vua Quang Trung là Tôn Sĩ Nghị văn võ song toàn, đã hai lần làm tổng đốc lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) Trung Quốc, về sau lên tới chức binh bộ thượng thư (bộ trưởng quốc phòng) bị vua Quang Trung đánh cho một trận nửa đêm phải bỏ chạy không kịp mặc giáp thì nó thù vua Quang Trung đến tận xương tuỷ, làm sao nó có thể vẽ chân thực chân dung một vị anh hùng đất Việt được!
    Ngoài ra, về phương diện mỹ học, người Việt cũng thấy người tầu không đẹp. Khách quan mà nói, Tập Cận Bình béo ú, mắt hí! ối giời!
    Và thôi rồi! Lúc này thiếu gì những thằng giời ơi đất hỡi! Cho nó thí tiền thì có xấu thế, chứ xấu hơn nữa thì nó vẫn sẵn lòng bảo đấy là vua Quang Trung! Mấy thằng khốn nạn nó thế!

    Trả lời
  5. blank

    Tôn Sĩ nghị tài giỏi như thế mà vua Quang Trung đánh chạy có cờ, không kịp mặc giáp, dang đêm chạy thẳng một mạch về tàu! Càn Long chỉ là vua, văn dốt vũ dát, không bằng được như vua Quang Trung chiến công hiển hách, chí khí kiêu hùng. Nếu Càn Long thân chinh qua Việt nam có khi bị vua Quang Trung bắt sống! Tàu nó nghĩ mà căm hờn nên nó cố tình vẽ vua Quang Trung để trả thù! Tàu nó vốn nhỏ mọn như thế từ ngàn đời nay rồi! Đến đời Tập Cận Bình thế kỷ 21 rồi mà nó còn giở cái thói đánh đập ngư dân Việt Nam! Thật là việc làm không xứng tầm người đứng đầu nhà nước! Nhỏ mọn! Quá nhỏ mọn!

  6. zFdxGE77vvD2w5xHy6jkVuElKv-U9_9qLkRYK8OnbDeJPtjSZ82UPq5w6hJ-SA=s35

    BÀI BÁO CỦA LIÊN THÀNH QUÁ CHÍ LÝ VÀ TƯ DUY KHOA HỌC. LÀM SAO TIN ĐƯỢC QUANG TRUNG LÀ VÕ TƯỚNG CỜ ĐÀO NGƯỜI BÌNH ĐỊNH LẠI CÓ DIỆN MẠO HẠ TIỆN NHƯ THẾ, LÀM SAO CÁC BÁO LẠI ẤU TRĨ, THẬM TRÍ ĐẾN MỨC HỒ ĐỒ KHI TIN Ở TÀI LIỆU DO NGƯỜI HOA CUNG CẤP?.

    Trả lời
  7. blank

    Hoan hô Liên Thành ! Tôi cũng nghĩ rằng có 1 vấn đề gì đây ? Tại sao Bùi Hiền lại đưa ra 1 đề xuất ngu xuẩn cải cách chữ Việt theo kiểu cách phát âm tiếng Hán vào lúc này ? Tại sao lại đưa ra 1 chân dung Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ do 1 người Tàu vẽ như là 1 biếm họa vào lúc này ? Tại sao đường sắt trên cao Cát linh Hà đông đã rỉ hết từ mấy năm nay , vẫn tiếp tục kéo dài thi công ??? Yêu cầu các cơ quan có liên quan của chính phủ xem xét , làm rõ !

    Trả lời
  8. blank

    Những học giả khốn kiếp, phản trắc và vô lương mới dám gán bức hình này cho là di ảnh của vua Quang Trung. Còn báo Tuổi trẻ Online đưa lên trang báo của mình bức hình này nó đã là lời tố cáo vạch mặt tờ báo này cũng làm điều bất lương tự sỉ nhục chính tờ báo của mình, nó cũng tố cáo có những hán gian đang cầm bút và viết lách ở đây.

    Trả lời
  9. blank

    Tôi cũng nghi ngờ hình ảnh vua Quang Trung gì mà nhìn như thằng gian tà ! Có lẽ ít ra hình ảnh vua Quang Trung phải như trên tờ bạc 200 Đồng kia mới hợp lý!

    Trả lời
  10. blank

    Hết biển ... tàu lạ, đất ... tàu lạ giờ lại đến lịch sử ... tàu lạ!

    Trả lời
  11. blank

    toi doc tren tap chi xua nay nhin anh vua quang trung lap tuc truc giac mach bao la khong phai,xua nay toi rat tin o truc giac cua minh

    Trả lời
  12. photo

    Trông như một quan nịnh thần chứ không phải là quan võ.

    Trả lời
  13. blank

    Nhìn tướng mạo của ảnh mà Tuổi Trẻ online đăng thì không phải là võ tướng, còn vua QT thì không ai không nói là võ tướng.

    Trả lời
  14. blank

    Không biết vụ ni có liên quan chi đến câu "trà VN không ngon bằng trà TQ" không nhỉ?

    Trả lời
  15. blank

    Xin bà con kiếm dùm trên đất Việt mình có bao giờ lại có ông nào người Bình Định hay gốc Bình Định mà lại cằm nhọn hoắc, mũi khoằm 2 ngấn, môi mắt như đàn bà lại có râu dê như hình "vua Quang Trung" do Tàu đưa ra hay không? Nói thiệt tôi coi hình này là giụt mình liền may quá có ông Liên Thành nhận xét dùm mọi người , xin cám ơn ông Liên Thành rất nhiều.

    Trả lời
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn