Tạp chí Nature: Sài Gòn và hầu hết miền Nam Việt Nam sẽ chìm dưới nước sau 31 năm nữa

Thứ Ba, 05 Tháng Mười Một 20191:00 SA(Xem: 5349)
Tạp chí Nature: Sài Gòn và hầu hết miền Nam Việt Nam sẽ chìm dưới nước sau 31 năm nữa
rat-nhieu-tinh-mien-trung-nguy-co-ngap-lut-1572429107303281790483-crop-1572429111378489330668

TP.HCM và phần lớn miền Nam Việt Nam có thể bị nước biển nhấn chìm vào năm 2050, theo dự báo mới nhất vừa được công bố. Cùng với Việt Nam, một loạt thành phố, khu vực duyên hải trên thế giới cũng sẽ bị tàn phá nặng nề do nước biển dâng

Đây là báo cáo được đưa ra bởi Climate Central – một tổ chức khoa học nghiên cứu sự biến đổi khí hậu có trụ sở ở New Jersey, vừa được công bố trên tạp chí Nature mới đây. Đáng chú ý, theo nghiên cứu mới của Climate Central, số lượng dân cư bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao nhiều gấp ba lần so với những nghiên cứu trước đây, đe dọa trực tiếp tới các thành phố ven biển trên khắp thế giới.

Dựa trên các chỉ số được cung cấp bởi vệ tinh, cũng như việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Climate Central đã phát triển công thức đo đạc, tính toán chính xác hơn độ cao của đất liền – dự liệu quan trọng để xác định mức độ tàn phá khi mực nước biển dâng cao.

Theo Climate Central, những con số dự báo được đưa ra trước đó có phần khá lạc quan. Kết quả tính toán lại của tổ chức này đã cho thấy, vào năm 2050, một loạt các thành phố, khu vực duyên hải sẽ bị nước biển nhấn chìm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới 150 triệu người.

Đáng chú ý, phần lớn miền Nam Việt Nam cũng là một trong các khu vực có thể biến mất khi mực nước biển dâng cao.

Tạp chí Nature: TP.HCM và hầu hết miền Nam Việt Nam sẽ chìm dưới nước sau 31 năm nữa - Ảnh 1.

Bản đồ so sánh dự báo cũ / mới về ảnh hưởng của nước biển dâng đối với miền Nam Việt Nam

Bản đồ đầu tiên thể hiện dự báo trước đó về ảnh hưởng của nước biển dâng vào năm 2050.  Tuy nhiên, bản đồ thứ hai chỉ ra khu vực miền Nam của Việt Nam gần như nằm trọn dưới nước biển khi thủy triều dâng cao, dựa theo những tính toán mới của Climate Central.

Theo ước tính, hơn 20 triệu người Việt Nam đang sinh sống tại những khu vực có thể bị ngập lụt sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng chính. Đặc biệt, TP.HCM cũng sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng, với phần lớn diện tích sẽ ở dưới nước vào năm 2050 mỗi khi xuất hiện triều cường.

Bên cạnh Việt Nam, một số khu vực/quốc gia ven biển khác cũng sẽ chịu thiệt hại nặng nề do biến đổi khí hậu, cũng như mực nước biển dâng cao.

Mumbai – trung tâm tài chính của Ấn Độ, và là một trong những thành phố có dân số lớn nhất thế giới có nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn vào năm 2050. Được xây dựng trên một chuỗi 7 hòn đảo, thành phố này hiện đã bị ảnh hưởng mỗi khi triều cường dâng cao.

Tạp chí Nature: TP.HCM và hầu hết miền Nam Việt Nam sẽ chìm dưới nước sau 31 năm nữa - Ảnh 2.

Thủ đô Bangkok (Thái Lan) cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vào năm 2050, nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao từng năm

Tại Thái Lan, khoảng 10% dân số nước này hiện đang sống ở vùng duyên hải, vốn có thể sẽ bị ngập nặng vào năm 2050. Con số này cao gấp 10 lần so với số liệu theo cách đo đạc, tính toán cũ. Thủ đô Bangkok của Thái Lan cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vào năm 2050, theo New York Times.

Biến đổi khí hậu cũng tạo áp lực cực lớn lên các thành phố không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. Khi các cơn lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, nông dân ở các khu vực ven biển sẽ đổ về các thành phố lớn tại Thái Lan để tìm việc.

"Đây là tình cảnh khá tệ", Loretta Hieber Girardet, cư dân ở Bangkok và làm việc cho Liên Hợp Quốc trả lời New York Times.

Tại Thượng Hải, một trong những trung tâm thương mại quan trọng của Châu Á, mực nước biển dâng cao sẽ nhấn chìm khu vực trung tâm thành phố và các thành phố vệ tinh xung quanh.

Những số liệu mới nhất đã cho thấy, khoảng 110 triệu người Trung Quốc hiện đang sống ở những khu vực có độ cao dưới mức nước ở đỉnh triều. Nhờ những con đê biển và tường bao được chính phủ Trung Quốc xây dựng, những khu vực này hiện không chịu ảnh hưởng quá nghiêm trọng.

Tạp chí Nature: TP.HCM và hầu hết miền Nam Việt Nam sẽ chìm dưới nước sau 31 năm nữa - Ảnh 3.

Theo dự báo mới, anh hưởng khi mực nước biển tăng cao vào năm 2050 tới Thượng Hải là cực kỳ nghiêm trọng

Theo Climate Central, chính phủ các nước cần đầu tư mạnh và nhanh chóng vào việc xây dựng các con đê biển giúp ngăn chặn lũ lụt khi nước biển tăng dần theo từng năm. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo, những biện pháp phòng ngừa này cũng có những giới hạn nhất định.

Ông Benjamin Strauss, Giám đốc điều hành Climate Central lấy ví dụ về trường hợp của New Orleans, vốn có độ cao nằm dưới mực nước biển. Vào năm 2005, khi cơn bão Katrina đổ bộ, thành phố của Mỹ này đã bị tàn phá nặng nề khi hệ thống đê bao bị vỡ.

Báo cáo của Climate Central cũng cảnh báo, tất cả các quốc gia trong diện bị ảnh hưởng, bao gồm Việt Nam, cần chuẩn bị cho công tác tái định cư ngay từ bây giờ.

Tạp chí Nature: TP.HCM và hầu hết miền Nam Việt Nam sẽ chìm dưới nước sau 31 năm nữa - Ảnh 4.

"Chúng tôi đã cố gắng rung hồi chuông cảnh báo. Chúng tôi biết rõ điều này sắp xảy đến", bà Dina Ionesco, hiện làm việc tại Tổ chức Di trú quốc tế trả lời New York Times. Theo bà Dina Ionesco, nhân loại sẽ phải đối mặt một cuộc di dân với quy mô cực lớn trong tương lai gần. .

"Việc đất đai bị nhấn chìm dưới mực nước biển sẽ thúc đẩy bất ổn chính trị xã hội trong khu vực, cũng như có thể gây ra xung đột vũ trang và giúp chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy", ông Castellaw, hiện đang làm việc tại một tổ chức nghiên cứu về biến đối khí hậu tại Washington (Hoa Kỳ) cho biết. "Nó không chỉ là một thảm họa về mặt môi trường. Đây là một vấn đề nhân đạo, an ninh và có thể là quân sự", ông này cảnh báo.

Tham khảo New York Times

Ý kiến bạn đọc
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Một 20199:14 CH
Khách
Phải chăng tại global warming ? Phải chăng vì thay đổi khí hậu ??? Hay tại Trump ?
Nếu quả thật Sàigòn biến mất trong nước biển Đông , thì đây là công lao hãn hữu của csVN . Và đó là sự cố ý xoá bỏ mọi tàn tích dấu vết của VNCH nói riêng , của miền Nam nói chung .

Không cần phải học cao hiểu rộng , không cần phải có học vị cao như T/S , Th/S, G/S ... cũng hiểu rằng , chuyện ngăn nguồn nước ngọt từ Cửu Long Giang của V V K cộng thêm các đập đầu nguồn là thủ phạm chính yếu .

Chính vì những đê bờ chống trời , cản nước , cản phù sa tắm tưới .... trải tôm cá khắp vùng ĐBCL . Thêm một vụ mùa , nhưng hại thì vô cùng to lớn ,đất đai hoang hoá khô cằn , sâu rày phát triển , phân bón phải dùng nhiều .....
Thêm nữa , khi nguồn nước ngọt khan hiếm , nông dân sống bằng trồng trọt , buộc lòng họ phải đóng giếng bơm từ lòng đất . Đây là hành động tự chôn vùi mình dưới nước biển Đông !!!

Ngoài ra Dân số ngày càng tăng , rác thải ngày càng nhiều , tất cả đều tống xuống sông , tống ra biển ... đương nhiên ai cũng biết : nước chảy chỗ trũng , chất thải rắn cũng rơi , lăn xuống chỗ trũng !
Năm này qua năm khác , dòng sông nào không nông dần , ngay biển cả cũng không thoát khỏi qui luật này .

Thay vì 1-2 năm là phải nạo lòng sông , nhưng nhà nước đâu cần làm . Chuyện điển hình : nơi nào đường ngập nước , thay vì nạo cống , vét sông , vét kinh , vét rạch ... kỹ sư công chánh , kiều lộ XHCN chỉ việc đắp đổ đường xá cao lên là xong !
Mặc cho nước chảy nhà dân ... thế là cửa hàng vật liệu xây cất tha hồ kiếm ăn !

Nước vào nhà thì phải đổ nền cao hơn nước , rốt cục đầu người đụng trần nhà , quạt trần có cũng không dám dùng !
Phải chăng đó là cách tạo công ăn việc làm , khuyến khích thúc đẩy nền kinh tế XHCN ? Đó là tính ưu việt của XHCN ???

Hỏi tức trả lời .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn