CHÍN NĂM AN LẠC DƯỚI NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA

Thứ Ba, 08 Tháng Mười 20194:34 CH(Xem: 4898)
CHÍN NĂM AN LẠC DƯỚI NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA

 CHÍN NĂM AN LẠC DƯỚI NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA

LỄ DIỄN BINH QUỐC KHÁNH CUỐI CÙNG 26.10.1962

                                                                                   637061567827505778zzzzzz  Anh Phương Trần Văn Ngà


Tôi rất tự hào là một công dân sống an lạc và phục vụ suốt chín năm dưới chính thể Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa - từ năm 1954 đến năm 1963.


Năm 1954, 19 tuổi, tôi đã được đứng dạy lớp Ba và kiêm Hiệu Trưởng (Trưởng Giáo) của trường Tiểu Học Vĩnh Tế - gần chợ Bến Đá và gần văn phòng Hội Đồng Xã Vĩnh Tế ở phía Tây của Núi Sam. Hướng từ tỉnh lỵ Châu Đốc đi vào, ở phía Đông Núi Sam gọi là Đầu Bờ, nằm trên chân núi Sam có chùa Tây An đồ sộ linh thiêng - một di sản quốc gia. Gần đó có Lăng Thoại Ngọc Hầu uy nghi lịch sử và Miếu Bà Chúa Xứ (còn gọi là Điện Thờ Bà Chúa Xứ - hay Điện Thờ Thánh Mẫu) to lớn linh hiển, thu hút hàng triệu người khắp mọi miền đất nước về hành hương đảnh Lễ Bà và hỉ cúng nhiều triệu bạc mỗi năm trước năm 1975.

Lúc này cũng là cao trào "truyền bá quốc ngữ", chống nạn mù chữ ở thôn quê. Niên học chánh thức ở Bến Đá - Núi Sam có đầy đủ tiện nghi, được khai giảng là niên học 1954 - 1955, thời kỳ đầu của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Để đánh dấu sự kiện "lịch sử" của địa phương lần đầu tiên xây dựng được một ngôi trường khang trang, đẹp đẽ do tiền xuất từ ngân quỹ của xã, và giáo viên do ngân sách tỉnh đài tho. Nhân ngày khai giảng, Ban Hội Tề (Hội Đồng Xã) giúp trường tổ chức lễ nhập học chánh thức rất long trọng gây ấn tượng sâu đậm tại địa phương.

 

Nhớ CT Xưa-DBP_dauhang.jpg  Nhớ CT Xưa - ĐBP đầu hàng.jpg

Tướng De Castrie - Bộ Chỉ Huy và quân lính dưới quyền Tướng De Castrie bị bắt làm tù binh


Khúc quanh lịch sử - Căn Cứ Địa Điện Biên Phủ Thất Thủ - Năm 1954 đến với nước Việt Nam đau khổ tang thương qua cuộc chiến tranh kéo dài từ năm 1946 khi quân Pháp trở lại Đông Dương, chiến tranh càng ngày càng ác liệt. Quân Pháp bị động, lúng túng trong chiến thuật và chiến lược đối phó với quân kháng chiến Việt Minh cộng sản (VMCS) vì có sự hà hơi tiếp sức của quân Trung cộng nên quân Pháp gần như thảm bại khắp các mặt trận ở vùng sâu vùng xa, núi rừng, biên giới...Pháp có kế hoạch thiết lập một căn cứ hỏa lực liên hoàn tầm cở rộng lớn ở vùng sơn cước đồi núi hiểm trở - Điện Biên Phủ, cách xa Hà Nội trên 200km đường chim bay. Đây là một căn cứ địa chiến lược, to lớn quy mô nhứt của quân viễn chinh Pháp ở chiến trường Đông Dương nhằm thu hút lực lượng kháng chiến Việt Minh cộng sản để quân Pháp có cơ may tiêu diệt bằng hỏa lực phi pháo. Với kế hoạch táo bạo này, quân Pháp đưa một đoàn quân tinh nhuệ hơn 10 ngàn quân vào trấn thủ và hy vọng Mỹ sẽ viện trợ, cung cấp những pháo đài bay như B29... trải thảm bom xuống đầu địch quân. Nhưng, kế hoạch bất thành, Mỹ không viện trợ cung cấp pháo đài bay cho Pháp nên Pháp phải tự lục cánh sinh với phi cơ và pháo binh diện địa của chúng không ngăn chận, đương cự hữu hiệu với chiến thuật tiền pháo hậu xung và chiến thuật biển người "thí mạng" của Việt Minh cộng sản. Quân lính cộng sản chết bao nhiêu cũng được bổ sung ngay, Việt Minh vẫn liều chết tấn công liên tục, cuối cùng họ chiến thắng. 

Tại Căn cứ địa Điện Biên Phủ do một Thiếu Tướng Pháp chỉ huy - Thiếu Tướng De Castrie cùng hàng chục Đại Tá, Trung Tá... và thường có trên 10 ngàn quân trú đóng tại nhiều căn cứ hỏa lực chung quanh Bộ Chỉ Huy (HQ trong hình ở dưới) cứ điếm chiến lược này. Đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, Bộ Chỉ Huy của Tướng De Castrie phải kéo cờ trắng đầu hàng, chống cự không xuể với chiến thuật xa luân chiền đánh biển người tàn bạo mà quân đội Tây Phương không dám sử dụng. Ngoại trừ, chỉ có quân cộng sản coi sinh mạng con người quá rẻ, như Trung cộng trên chiến trường Cao Ly (1950 - 1953).  Nay Việt minh cộng sản cũng áp dụng chiến thuật biển người độc hiểm đó đã dứt điểm được căn cứ địa này nên Pháp phải vội ký vào Bản Hiệp Định Genève với VMCS và quốc tế ngày 20.7.1954 tại Thụy Sĩ. Chánh phủ Quốc Gia Việt Nam có tham dự hội nghị, nhưng không ký. Hội nghị này nhì nhằng kéo dài cả năm mà chưa nhúc nhích. Mãi cho đến khi Điện Biên Phủ thất thủ, Pháp mới "bỏ của chạy lấy người" ở ba nước Đông Dương và hoàn toàn chấm dứt chiến tranh. Quân viễn chinh Pháp rút về nước để còn tăng viện tiếp tục chiến đấu ở các nước thuộc địa như Đông Dương - là Bắc Phi (Maroc - Algérie và Tunisie), sau cùng Pháp cũng phải trao trả độc lập cho các nước bị trị thuộc địa này.

Mốc lịch sử của năm 1954. Sau khi có Hiệp Định Genève 20.7.1954 (HĐGN) chia đôi đất nước Việt Nam. Trước đó, tình hình chiến sự lúc này vô cùng sôi động khắp các chiến trường Bắc Trung Nam và kể cả Lào và Cam Bốt nữa. Đến ngày thất thủ Điện Biên Phủ (7.5.1954), Thiếu Tướng De Castrie và toàn thể quân nhân các cấp tại căn cứ địa quy mô Điện Biên Phủ, đầu hàng quân kháng chiến Việt Minh (sau này, tôi được biết thêm sở dĩ Việt Minh chiến thắng được trận chiến lịch sử này tạo điều kiện kết thúc chiến tranh Đông Dương, là có sự trợ giúp về người, "khí tài" súng đại bác 105 ly của Tàu cộng, với sức người - VM kéo sâu vào rừng núi, tạo được sự bất ngờ với Pháp). VMCS đánh chiếm Điện Biên Phủ mất 1 tháng 3 tuần 3 ngày (13.3 - 7.5.1954).


Dù tôi đã được nhận làm giáo viên từ gần cuối năm 1953 (18 tuổi), nếu đi dạy liền phải đi xa tỉnh lỵ Châu Đốc vì không còn chỗ trống, nên phải đợi đến khai giảng niên học mới 54 - 55, tôi được làm Hiệu Trưởng, dạy trường mới cất lại gần nhà... Vì vậy, tôi chờ, có thì giờ đi du lịch ta bà bằng xe đạp hay xe gắn máy từ Châu Đốc đi Long Xuyên - Lấp Vò (Sa Đéc) - Vĩnh Long - Cần Thơ... mọi nơi dân chúng đều được an cư lạc nghiệp. Và tôi còn có nhiều thì giờ lê la các nhà sách, quày bán báo và đọc hết các nhựt báo ở phòng thông tin tỉnh. Hơn nữa, tôi có một tờ nhựt báo ruột đặt mua hàng tháng, có người mang đến tận nhà. Dù còn quá trẻ, mới 19 tuổi mà tôi cũng nắm bắt được khá nhiều tình hình chánh trị quân sự của Việt Nam thời bấy giờ.

Muốn chiến tranh Đông Dương kết thúc, quân Pháp phải ký với Việt Minh và quốc tế Hiệp Định Genève 20.7.1954, chia đôi đất nước Việt Nam. Từ vĩ tuyến 17 (cầu Hiền Lương - cực Bắc tỉnh Quảng Trị) trở ra Bắc đến Ải Nam Quan thuộc Việt Minh, từ vĩ tuyến 17 trở vô Nam đến mũi Cà Mau thuộc Chánh Thể Quốc Gia dưới sự trị vì của Quốc Trưởng Bảo Đại.

Trước đó, khi Việt Nam và cả Đông Dương nguy ngập và Hội Nghị Genève ở Thụy Sĩ đã ra đời, Quốc Trưởng Bảo Đại đang trú ngụ ở Pháp, mời gọi ông Ngô Đình Diệm - một nhân sĩ yêu nước, đang sống lưu vong ở hải ngoại, đến Paris. Quốc Trưởng trao quyền cho ông Ngô Đình Diệm thành lập Nội Các mới để đối phó, theo kịp tình hình chính trị và quân sự giữa Pháp và VMCS diễn biến càng ngày càng phức tạp khó khăn... không có lợi cho chánh thể quốc gia. Vì vậy, ông Ngô Đình Diệm về nước ngay vào ngày 7.7.1954. Tại Sài Gòn, ngày này cũng là ngày các đoàn thể đảng phái vinh danh ông Ngô Đình Diệm lên hàng chí sĩ yêu nước, đánh dấu bước ngoặt lịch sử nên chúng ta gọi là Ngày Song Thất (7.7 - như Đài Loan có ngày Song Thập 10.10), chí sĩ Ngô Đình Diệm chấp chánh thành lập chánh phủ nhằm đối phó hữu hiệu với tình hình diễn biến quá nhanh. 

Chánh quyền mới với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã cấp bách dấn thân chuẩn bị cho công cuộc di cư quy mô sau khi có HĐGN. Với thành quả vĩ đại có gần một triệu người ở bên kia vĩ tuyến 17 di chuyển vào Nam một cách an toàn và có chỗ định cư đàng hoàng an cư lạc nghiệp làm lại cuộc đời mới. Đó quả là một phép mầu, một sự nghiệp vĩ đại đối với một chánh phủ quá non trẻ gặp muôn vạn khó khăn dưới thời Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Theo HĐGN, Pháp có trách nhiệm lo chuyển đồng bào di cư từ miền Bắc, thoát ly thiên đường cộng sản vào Nam mà Pháp ước tính với khả năng phương tiện của họ chỉ đưa được trên dưới một trăm ngàn người, vì thời gian ngắn ngủi tập kết đưa quân và dân hai miền đến vùng đất mà họ đã chọn.

Trưng Cầu Dân Ý - Sau khi củng cố được quyền lực, dẹp tan được các lực lượng võ trang ở khắp miền Nam, nhứt là vùng Sài Gòn Chợ Lớn, triệt hạ nhanh gọn quân Bình Xuyên. Các lực lượng võ trang giáo phái ở Miền Đông, miền Tây phải quy phục chánh nghĩa quốc gia để sống còn. Các mầm móng chống đối trong nội bộ như trường hợp Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh - Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia bị "bứng đi", về Pháp... 

Từ cơ sở, nền tảng của bộ máy chánh quyền quốc gia vững chắc. Thuận theo ý dân, chánh phủ và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phát động chiến dịch tổ chức Trưng Cầu Dân Ý ngày 23.10.1955 (tôi là thành viên của Liên Đoàn Công Chức Cách Mạng Quốc gia, có nhiệm vụ đi vận động, giải thích với dân, cũng như giữ thùng phiếu bầu Trưng Cầu Dân Ý) truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại đang trị vì đất nước mà vẫn ở Paris phè phỡn (việc làm này của  Thủ Tướng Ngô Đình Diệm


 Trung Cau Dan Y 23.10.1955 1.jpg

 đúng hay sai, xin để lịch sử phán xét). 

Công Bố Bản Tuyên Cáo thành lập Chế Độ Cộng Hòa - Đến ngày 26.10.1955, Quốc Trưởng Ngô Đình Diệm cùng với toàn thể Nội Các Chánh Phủ, Quốc Trưởng đọc bản Tuyên Cáo thành lập chế độ Cộng Hòa như sau:

637049677540636274ZZ22

637049677540636274ZZ22

637049677540636274ZZ22

637049677969701310ZZ33

637049678384391624ZZ333

Kế tiếp, bộ máy chánh quyền tiến hành cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến, soạn thảo bản tân Hiến Pháp và đã công bố thể chế mới của nước Việt Nam độc lập thoát ách đô hộ của Pháp, không còn dưới chế độ quân chủ nữa thành một thể chế Cộng Hòa với nước Việt Nam Cộng Hòa mới mẻ. Từ ngày 26.10. 1955 và cũng từ đó cho đến ngày 1.11.1963, ngày Lễ Quốc Khánh có diễn binh của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng là 26.10.1962.

Thấy rõ Thủ Tướng & Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên - Một điều tôi nhớ sâu đậm nhứt trong cuộc đời chiến sĩ, tôi vinh dự được thấy thật gần vị Tổng Thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa khi Tổng Thống đứng trên xe Jeep duyệt binh, đi ngang qua toán thủ kỳ chào kính của Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức - Khóa 13 tại Bến Bạch Đằng. Lễ Quốc Khánh 26.10.1962 cũng là Lễ Quốc Khánh cuối cùng vì ngày 26.10.1963, nội tình chánh trị tại Thủ Đô Sài Gòn và cả Miền Nam Việt Nam đang sôi sục trong các cuộc vận động, chuẩn bị cho tiền đảo chánh và phản đảo chánh nên Lễ Quốc Khánh năm 1963 chỉ tổ chức đơn giản tại Dinh Độc Lập. Thời điểm này, đơn vị đầu đời quân ngũ của tôi là Trung Đoàn 33 Bộ Binh đang trú đóng tại căn cứ địa Chà Là của Khu 42 Chiến Thuật, ở gần ven Rừng U Minh Hạ - Cà Mau. 


Tôi nhớ lại, thi hành lệnh tổng động viên, tôi trình diện nhập ngũ vào Khóa 13 Thủ Đức (trên dưới 2 ngàn sinh viên kể cả 3 Đại Đội SVSQ Bảo An cùng học chung Khóa 13) - có thể nói là khóa sĩ quan động viên đông nhứt từ ngày thành lập quân trường Thủ Đức (1950) đến lúc đó. Khóa 13, khai giảng ngày 15.3.1962 và mãn khóa ngày 28.12.1962. Trong thời gian này có 2 khoá khác cùng tốt nghiệp tháng 12.1962: Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam - Đà Lạt và Khóa III (hay IV) Đặc Biệt - Nha Trang. Hai khóa Đà Lạt và Nha Trang tốt nghiệp trước Khóa 13 Thủ Đức một tuần hoặc hai tuần. Cả ba khóa đều được Tổng Thống đặt tên là Khóa Ấp Chiến Lược. Ba khóa sĩ quan Thủ Đức - Đà Lạt - Nha Trang, ngoài học cơ bản quân sự và thụ huấn chỉ huy cấp Trung Đội (hình như Đà Lạt vì khóa học dài nên được thụ huấn cách chỉ huy cấp Đại Đội hay cao hơn?). Ba khóa này đều được học tập chuyên chú lý thuyết về tổ chức Ấp Chiến Lược - một quốc sách của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhằm quy dân lập ấp, cách ly du kích, cán bộ VC nằm vùng với dân chúng, cho nên VC ra sức tuyên truyền chống đối dữ dội... 

TỔNG LUẬN  

Qua 9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, tôi từ một giáo viên tiểu học ở Núi Sam - Châu Đốc, tiền lương dạy học năm 1954 - giáo viên công nhựt (không xuất thân trường sư phạm), khoàng 2,300 - 2,500$ (kể cả phụ cấp sư phạm 300$). Mùa hè năm 1955, tôi được Ty Tiểu Học Châu Đốc tuyển chọn theo học Khóa Thanh Huấn đầu tiên của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, tại Nha Trang hơn một tháng, cùng học với các giáo viên các ty Tiểu Học và giáo sư của các trường Trung Học lớn trên toàn quốc. Khi mãn khóa Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đến Nha Trang chủ tọa cùng phái đoàn hùng hậu của Chánh Phủ và Ngoại Giao Đoàn. Đây cũng là một công tác giáo dục có tầm mức sâu rộng cấp quốc gia, nhằm đào tạo nhiều giáo chức để huấn luyện thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên vào nề nếp đội ngũ hóa ở học đường và rèn luyện thân thể học sinh như một huấn luyện viên thể dục thể thao cơ hữu của nhà trường. Thủ Tướng Ngô Đình Diệm muốn "trồng người" từ học đường, từ cấp tiểu học trở lên có tổ chức, luyện tập thân thể cường tráng trong một tinh thần minh mẫn để phục vụ đất nước khi trưởng thành. Công tác trồng người của Thủ Tướng thật quá vĩ đại, có tầm nhìn tương lai xa, tốt đẹp.! Tôi rất bái phục Thủ Tướng Ngô Đình Diệm - một nhà lãnh đạo kiệt xuất của đất nước .

Khi tựu trường niên học 1955 - 1956, tôi được điều về Ty Tiẻu Học Tỉnh, được bổ nhiệm làm Huấn Luyện Trưởng trường Nam Tỉnh Lỵ Châu Đốc có trên dưới 40 lớp học. Hè năm 1956 và Hè 1957, tôi được đề cử của Ty Tiểu Học làm huấn luyện viên Trại Hè Học Sinh Toàn Quốc Vũng Tàu và kiêm hướng dẫn viên chăm sóc các học sinh xuất sắc (cấp tiểu học có hơn 10 em học sinh lớp nhứt, có tuổi từ 12 trở lên) và học sinh xuất sắc của trường Trung Học Thủ Khoa Nghĩa, tất cả gần 30 em tham dự Trại Hè đúng một tháng. Hè năm 1957, tôi cũng được chỉ định công tác y chang như Trại Hè năm 1956.TT Ngô Đình Diệm 2.jpg


Dưới chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, cuộc đời làm giáo viên tiểu học và huấn luyện thể dục thể thao của tôi đã lên hương. Ông Trưởng Ty Tiểu Học Huỳnh Sanh ưu ái thương mến, giúp đở cất nhắc tôi mà nhiều giáo viên khác muốn được như vậy mà không được. Tôi còn đứng dạy lớp nhứt khi trường có giáo viên xin đi học trường sĩ quan Thủ Đức (bạn Nguyễn Văn Hợi - Khóa 6 Thủ Đức) rời trường sau Tết năm 1957. Nhưng tôi, cũng chưa bằng lòng với những gì mình đang có cuộc sống an vui, hạnh phúc dưới nền giáo dục ưu việt của chánh thể Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, tôi muốn vươn lên, tiếp tục học lên cao, không lẽ với nghề "gõ đầu trẻ" học sinh tiểu học mãi ở tỉnh lỵ Châu Đốc.?

Tôi mạo hiểm làm đơn xin từ giã nghề mô phạm của trường tiểu học Châu Đốc lên Sài Gòn học tam nhị để thi lấy bằng Tú Tài niên học 57 - 58, phải tự túc sống và tự lo đóng tiền học trường tư. Gia đình nghèo không tiền chu cấp, tôi sống rất cực khổ vất vả vừa đi dạy kèm, vừa đi học. Chẳng may, không có chỗ dạy, chừng một tháng, tôi phải ăn bánh mì với đường cát cầm hơi. Dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa, người tốt thì nhiều, kẻ xấu thì ít, nếu so sánh với chế độ cộng sản sau năm 1975 thì khác xa một trời một vực. Tôi được nhiều bạn bè thương mến, giúp đở cho chỗ ở miễn phí và có bạn tìm chỗ dạy kèm hay nhường chỗ dạy đó cho tôi dạy kiếm tiền đóng tiền cơm vả tiền trường... Chế độ chủ nghĩa xã hội "ưu việt" chắc không thể sản sinh được những bạn tốt như vậy và ít có chuyện như vậy xảy ra với học sinh nghèo hiếu học. 

Qua ba năm thử thách gian khổ, tôi đã được toại nguyện xin vào dạy chương trình Việt, chuyên lo dạy thi Trung học đệ nhất cấp tại một trường trung tiểu học lớn nhứt của người Hoa ở Chợ Lớn - Trường Phước Kiến (sau đổi là Trường Phước Đức và nay VC đặt tên là trường Trần Bội Cơ) số 226 đường Khổng Tử. Nơi đây, năm 1968, khi VC mở cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, trực thăng xạ kích lầm trúng Bộ Chỉ Huy Hành Quân, làm cho một số sĩ quan cấp tá chết hoặc bị thương, trong đó có Bác Sĩ Đại Tá Văn Văn Của Đô Trưởng Sài Gòn cũng bị thương.


Trong đời tôi gặp được Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa ở "cự ly" rất gần thấy rõ cả nốt ruồi trên mặt của Tổng Thống: Lần đầu, lúc tôi 20 tuổi năm 1955 tại Nha Trang, khi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đến chủ tọa lễ mãn khóa Thanh Huấn đầu tiên. Lần thứ hai, tôi 27 tuổi - trong toán hầu kỳ Khóa 13 Thủ  Đức tham dự diễn hành Lễ Quốc Khánh 26.10.1962 tại Bến Bạch Đằng - Thủ Đô Sài Gòn. Lần thứ ba, đầu năm 1963, 28 tuổi, khi tôi đang phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 33 Bộ Binh, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đến chủ tọa khánh thành con kinh tiếp nối con kinh số 1 - con kinh có cầu Cây Me của quận Tri Tôn - An Giang tiếp giáp với con kinh từ xã Lạc Quới chạy vào, nối liền với con kinh lớn Vĩnh Tế của quận Tịnh Biên - An Giang, gần chân núi Tượng, tạo thành vành đai nước bao quanh vùng Thất Sơn, chỉ trừ có núi Sam mà thôi.


Khóa 13 Thủ Đức, chúng tôi được học tập chánh trị thường xuyên, nắm vững lý thuyết nhân vị, Quốc Sách Ấp Chiến Lược nên khi tôi được bổ nhiệm Trưởng Ban 5 - Chiến Tranh Tâm Lý Trung Đoàn, có nhiệm vụ tổ chức học tập chánh trị hàng tuần vào mỗi chiều thứ năm tại Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 33 Bộ Binh. Tôi chỉ đọc nhanh tài liệu hướng dẫn từ Sư đoàn gởi đến không khác gì tài liệu tôi học kỹ ở Thủ Đức. Thế thì tôi cứ thao thao nóí vì tự coi mình là thuyết trình viên "độc nhứt vô nhị" của Trung Đoàn. May được ông Trung Đoàn Trưởng cưng, dù Chuẩn Úy mới toanh, tôi được giữ hai chức vụ cùng một lúc: Trưởng Ban Chiến Tranh Tâm Lỳ, sau này gọi là Khối Chiến Tranh Chánh Trị (cấp số Thiếu Tá) và kiêm luôn Trưởng Ban An Ninh Trung Đoàn, có 2 xe jeep 2 tài xế cho nên cũng bị vài niên trưởng "xấu tính" ganh tỵ thóc méc nói ra nói vào với Trung Tá Trung Đoàn Trưởng. Hai chức vụ này do 2 ông Đại Úy nắm trước kia. Ông Trung Đoàn Trưởng nói rằng, theo cấp số, ông Chuẩn úy được quyền sử dụng 2 xe. Lúc bấy giờ vấn đề viện trợ Mỹ bắt đầu giảm nhiều nhằm gây khó khăn vì Mỹ muốn làm áp lực với Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Quân Đội hạn chế xăng, các xe thường thiếu xăng chỉ có tôi vẫn còn dư xăng vì lãnh xăng cho 2 xe mà một xe tôi cho nghỉ dưỡng, chỉ sử dụng 1 xe, nên có thể đi chơi lai rai sau giờ làm việc. Mấy ông Trung úy già lại càng ứa gan mà làm gì được Chuẩn Úy sữa này vì đã được ông Trung Đoàn Trưởng cho phép rồi. 

Suốt thời gian phục vụ ở Trung Đoàn 33 Bộ Binh, tôi trả tiền cơm cho Câu lạc bộ sĩ quan, ngày 3 bữa, ăn uống khá tươm tất, chủ nhật ăn đồ Tây (cơm tây) và được uống bia miễn phí (tôi đa 2 chai), ngày thường uống bia của Câu Lạc Bộ Trung Đoàn phải trả tiền... lương tháng Chuẩn Úy khoảng 3,800$ mà tiền cơm chỉ có 150$/tháng, còn "độc thân vui tính", tiền dư tha hồ tiêu vặt... Thời điểm đó, cuộc đời quân nhân dưới nền Đệ Nhất VNCH đối với tôi khá sung sướng và đầy đủ, dù khi đi hành quân cũng mất mạng như chơi.

Chín năm tôi sống dưới chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, có thể nói là an lành dù chưa "sướng như tiên", chiến tranh chưa nổ lớn nên chữ thọ cũng cao. Khi dạy học năm 1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm mới chấp chánh, với lương giáo viên công nhựt trên 2 ngàn mà trả tiền cơm tháng chỉ có 50 đồng ở xã nhà quê. Bị động viên vào Quân Đội năm 1962. Trước ngày đảo chánh 1.11.1963, lương Chuẩn Úy ba ngàn tám, ăn cơm tháng, ngày 3 bữa chỉ trả có 150 đồng. So với sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, thời Đệ Nhất Cộng Hòa quả là Thiên Đàng, chiến tranh chưa rộng lớn, người chiến si nói chung ít gian khổ, chữ thọ lớn hơn sau này. Tiền lương xài thoải mái, giá sinh hoạt thấp. Sau này, tiền lính là phải tính liền, sự đắt đỏ trong sinh hoạt đời sống của mọi tầng lớp dân chúng và quân nhân tăng tốc như ngựa phi đường xa... dù khổ cực thiếu thốn lại dễ chết vì chiến tranh quá ác liệt, còn bị mất nước vào ngày 30.4.1975, cuộc đời của mọi người lại nghiệt ngã thê thảm hơn.

Trong hồ sơ quân bạ, tôn giáo của tôi là Phật Giáo và là người lính bình thường nên khó mà chụp mũ tôi là tín đồ Công Giáo cần lao hoài Ngô, nức nở ca tụng chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa và Tổng Thống Ngô Đình Diệm. 

Những ai phục vụ trọn hết thời Đệ Nhất Cộng Hòa và cả thời Đệ Nhị Cộng Hòa (như tôi) cho đến ngày 30.4.1975 sẽ thấy rõ những gì tôi trình bày về chín năm dưới mái nhà hạnh phúc an lành của Chánh Thể Đệ Nhất Việt Nam Công Hòa. Và Tổng Thổng Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, xứng đáng là một chí sĩ anh minh, một nhà yêu nước cực kỳ to lớn hơn bất cứ nhà lãnh đạo nào của đất nước cả hai miền Nam Bắc. Chí sĩ Ngô Đình Diệm còn là người lãnh đạo quốc gia không thua kém, không muốn nói là tài đức bằng hay hơn các lãnh tụ quốc gia khác ở Á Châu thời bấy giờ. Thủ Đô Sài Gòn còn được thế giới ca ngợi là Hòn Ngọc Viễn Đông. Cả miền Nam Việt Nam thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, nói chung, được an cư lạc nghiệp, chỉ có giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng là chưa an lành như ý. 

Chí sĩ Ngô Đình Diệm sinh bất phùng thời, bị thế lực ngoại bang thao túng, âm mưu xúi giục những kẻ bất mãn và "thời cơ chủ nghĩa" sát hại Tổng Thống nhằm làm suy yếu chánh thể Cộng Hòa, để Mỹ muốn làm gì thì làm trên đất nước Việt Nam khổ lụy này, chỉ có thế mà thôi!!! 

Hậu thế, lịch sử sẽ phán xét công tội của người sáng lập nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, còn những ai phò những người khác chánh kiến, quan điểm lập trường quốc gia với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, không được quyền mạt sát một người yêu nước chân thành - Ngô Đình Diệm -  người viết mong được vậy! Cái gì của César hãy trả lại cho César!. @ 

* Xin mời quý độc giả và cùng người viết suy nghĩ thêm. - 

Sau 56 năm (1963 - 2019), thắc mắc của tôi vẫn còn, có phải biến cố lịch sử - cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 là tiền đề của sự xâm lăng hung bạo sau này và chiến thắng của cộng sản Bắc Việt (CSBV) ngày 30.4.1975???. Trước cuộc đảo chánh 1.11.1963, dù CSBV đã nặn ra được cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam từ năm 1960 làm chiêu bài xâm chiếm miền Nam, nhưng CSBV chưa có lý do chánh đáng dụ dỗ dân quê Miền Nam, dối gạt dân miền Bắc. Từ năm 1960 hay trước nữa cho đến 1.11.1963, lực lượng võ trang của Việt cộng ở miền Nam không đáng kể vẫn còn sử dụng súng "oảnh tầm sào" - Mas 36 của Pháp - súng 2 nòng - súng ngựa trời - đạp lôi nội hóa...còn thô sơ. Trong khi đó, Quân Đội Quốc Gia đang sử dụng Garant M1 - Carbine M1 - trung liên Bar - súng bazooka, trực thăng H21 nặng nề... cũng là những vũ khí cũ thời Đệ Nhị Thế Chiến của Mỹ viện trợ, nhưng, vận dụng tác chiến với hỏa lực mạnh vượt trội hơn CSBV. Mỗi lần hành quân lớn hay nhỏ vào mật khu VC kể như chúng ta chiến thắng và tịch thu những vũ khí của VC kể trên. Sau ngày 1.11.1963, "Cách Mạng" phe ta đã giết được lảnh tụ Ngô Đình Diệm, CSBV và cộng sản thế giới mừng vui hả hê, nhận chân đánh giá đúng, chánh thể VNCH ở miền Nam như rắn mất đầu, kéo dài đến 4 năm (1963 - 1967). Lúc bấy giờ, nội tình miền Nam xáo động cực kỳ tệ hai, sự tranh quyền lực của các ông tướng đảo chánh và các phe phái chánh trị, tôn giáo... dấy lên các cuộc biểu tình, xuống đường, biểu dương lực lượng, đảo chánh... làm cho nước VNCH thêm suy yếu trầm trọng cả hệ thống chánh quyền Miền Nam. Hơn nữa, Quốc Sách Ấp Chiến Lược "cách mạng" vội vã dẹp bỏ, sự hữu hiệu của quốc sách này nhằm tách dân thường ra khỏi cán binh VC nằm vùng, càng tạo cho nhận định chiến lược của cộng sản thế giới và Bắc Việt càng có cơ sở chiến thắng. Chúng hạ quyết tâm giựt sập chế độ dân chủ pháp trị ở miền nam dễ dàng hơn khi còn nhà lãnh đạo quốc gia xuất sắc Ngô Đình Diệm và Quốc Sách Ấp Chiến Lược (dù ấp chiến lược có gây ít nhiều khó khăn cho nhân dân ở thôn quê, không tránh khỏi. Nhưng, lợi ích rất lớn về sách lược chống cộng vô cùng hiệu quả). 

Miền Nam VN may mắn có nền Đệ Nhị Cộng Hòa ra đời kịp lúc dưới hai nhiệm kỳ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, kéo dài thêm sự sống còn của chánh thể Đệ Nhị Cộng Hòa, cho mãi đến khi Mỹ cắt hết mọi viện "dứt sữa", Việt Nam Cộng Hòa mới phải mất nước vào ngày 30.4.1975 - Khi "Đồng Minh Tháo Chạy" và Mỹ lại đang tâm cắt toàn bộ viện trợ cho VNCH, một cách gián tiếp, Mỹ trao lại miền Nam làm quà cho thế giới cộng sản và cộng sản Bắc Việt, thật đáng hổ thẹn cho siêu cường quốc Hoa Kỳ!...

* Cần nói thêm Điện Biên Phủ - Có 4 cứ điểm bao quanh&HQ- BCH

Với lực lượng bố phòng của quân Pháp có 14,000 người, trong khi đó lực lượng kháng chiến Việt Minh CS trên 49,500 với ít nhứt có 4 sư đoàn chính quy thường xuyên bao vây các cứ điểm xung quanh Bộ Chỉ Huy đầu não của căn cứ địa Điện Biên Phủ (HQ - Headquarter) và dân quân hổ trợ về mặt tiếp liệu hậu cần trên 15 ngàn người. Tổn thất: - Pháp 2,293 chết - 6,650 bị thương - 1,729 mất tích - 62 máy bay và 10 xe tăng bị bắn hạ và có 2 phi công Mỹ  chết - Việt Minh CS: ước lượng trên 8 ngàn chết - 15,000 bị thương. Trận chiến và bao vây Điện Biên Phủ chánh thức từ 13.3 đến ngày 7.5.1954, căn cứ địa Điện Biên Phủ thất thủ. Về cấp chỉ huy trận chiến Điện Biên Phủ: Pháp có Đại Tá Christian De Castrie và nhiều sĩ quan Trung tá, Thiếu tá..., sau hơn một tháng bị vây khốn, De Castrie được vinh thăng tại mặt trận Thiếu Tướng (2 sao - Tây không có Tướng 1 sao như Mỹ). Sao, rượu sâm-banh và thức ăn tiệc lên lon được thả dù gần Bộ Chỉ Huy. Cấp chỉ huy của VMCS, theo Wikipedia có lãnh tụ tối cao Hồ Chí Minh, các tướng: Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Vương Thừa Vũ, Hoàng Minh Thao, Lê Quảng Ba, Lê Liêm, Đặng Kim Giang. đã cùng chỉ huy trận đánh khốc liệt này.Dien_Bien_Phu_cac can cu.png


 Sacramento - Tưởng Nhớ Lễ Quốc Khánh Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa ngày 26.10.1962

Anh Phương Trần Văn Ngà (HNPD)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn