CHUYỆN KHÔNG CHÉP TRONG SỬ ĐỜI TRẦN

Chủ Nhật, 18 Tháng Tám 20197:30 SA(Xem: 5788)
CHUYỆN KHÔNG CHÉP TRONG SỬ ĐỜI TRẦN

CHUYỆN KHÔNG CHÉP TRONG SỬ ĐỜI TRẦN

bmd1eWVuX21vbmc%253D
Hoàng Minh

Sau thất bại trong cuộc xâm lược nước ta lần 3 năm 1288, Hốt Tất Liệt rất tức giận. Y ra lệnh chuẩn bị cuộc xâm lược lần thứ 4 để báo thù. Được tin, thượng hoàng Trần Nhân Tông rất đỗi lo lắng, liền đến hỏi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - lúc này đang già yếu nằm liệt một chỗ: 

- Thế giặc năm nay thế nào?

- Dạ tâu bệ hạ, vẫn như mấy lần trước thôi, tiếc là thần tuổi cao sức yếu không giúp được gì cho nước.

Nhân Tông bèn hỏi tiếp:

- Ai là người có thể thay ngươi ra chống giặc?

Quốc Tuấn ngẫm nghĩ hồi lâu rồi trả lời:

- Đánh giặc không dùng mưu ắt không thể thắng. Trần Khánh Dư là kẻ đa mưu. Năm xưa triều đình giao cho y cai quản cả vùng Vân Đồn, y nghĩ ra kế bắt dân vùng đó chỉ được mặc loại vải mà nhà y độc quyền sản xuất. Bệ hạ thử hỏi kế y xem sao.

Nhân Tông liền cho vời Khánh Dư vào hỏi kế. Khánh Dư thưa rằng:

- Năm nay giặc chắc không dám theo đường thuỷ sang nước ta như lần trước, phần vì vẫn chưa quên trận thần đánh đắm đoàn thuyền lương của chúng, phần vì giá vé tàu qua vịnh Hạ Long mới tăng. Ắt chúng phải sang ta qua ải Chi lăng theo quốc lộ 1 mà về Thăng Long. Bệ hạ không cần phục binh làm gì cho nhọc sức quân sĩ, cứ theo kế của thần, mỗi dặm lại đặt một trạm thu phí BOT, như thế chúng có tới được Thăng Long chắc cũng sức cùng lực kiệt, tiền ăn không có lấy đâu sức mà đánh với đấm. 

Nhân Tông khen hay, truyền cho quần thần cứ thế thi hành. Quân Nguyên nghe tin định đổi tiền lẻ để phá mưu ấy, ngặt nỗi trong nước hết sạch tiền lẻ vì dân chúng thu gom gửi vào Cai Lậy. Bèn tức tưởi rút quân về nước.

Cảm khái trước chiến công không đánh mà thắng, thượng tướng thái sư Trần Quang Khải bèn có bài thơ lưu truyền sử sách:

Chi Lăng móc ví giặc
Cai Lậy hãm xe xù
Cầu đường thu nỗ lực
Ăn chơi đến ngàn thu


Trần Thái Tông cũng cảm hứng:

Người xế già tóc bạc
Kể mãi chuyện năm trăm


Sự kiện trên không oai hùng như 3 lần trước nên Nhân Tông truyền sử quan là Dương Trung Hoa không được chép lại, khiến đời sau quên lãng, may nhờ sử gia Lí Học dày công tìm hiểu nên hậu thế mới biết đến chiến công này.
 


Hình chỉ có tính trang trí.
Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 18 Tháng Tám 20193:35 CH
Khách
Chuyện hay rơi nước mắt !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn