Nhìn lại thủ đoạn tẩy não trẻ em của Hitler

Thứ Bảy, 23 Tháng Mười Hai 20179:00 SA(Xem: 6771)
Nhìn lại thủ đoạn tẩy não trẻ em của Hitler

9f2672ef35e32ffa9ce41a91744fab44.jpg

Mộc Vệ

Trong tác phẩm “Sự thịnh suy của đế quốc thứ ba: Lịch sử Đức Quốc xã” (The Rise and Fall of the Third Reich: A History of Nazi Germany), nhà văn William Shirer đã dẫn một đoạn đối thoại: Khi một người phản đối nói “Tôi sẽ không đứng về phía anh”, Hitler bình tĩnh đáp lại “Con cái các người đã thuộc về chúng tôi, thế hệ sau của các người đã đứng ở phe của chúng tôi. Không bao lâu nữa chúng sẽ không còn biết gì khác ngoài phe cánh mới này của chúng”.

Hitler hiểu rõ, khống chế được trẻ em của một dân tộc là khống chế được tương lai của dân tộc. Ông ta hiểu rõ: “Phải tẩy não ngay từ bọn trẻ!”

Như vậy, Hitler đã dùng thủ đoạn nào để tẩy não và khống chế thanh thiếu niên Đức?

1. Dùng hình tượng “cha mẹ”

hitler-tay-nao-tre-em-3

1 tranh tuyên truyền với thông điệp “Trẻ em, các cháu biết gì về Quốc trưởng?”

Trong văn hóa truyền thống gia đình người Đức, cha mẹ là tượng trưng cho kiểm soát, còn các thành viên gia đình phải tuân phục trước sau như một. Nhờ thủ đoạn tự biến mình thành “cha mẹ” của trẻ em Đức, Hitler chuyển quyền lợi trong gia đình vào quyền lực trong hệ thống chính trị và xã hội.

Hitler thường xuyên giáo huấn thanh thiếu niên để làm cho bọn trẻ tin rằng: Hitler là “cha mẹ” chúng, khiến chúng mơ mộng ông ta quan tâm đến chúng, quan tâm đến tương lai của chúng, nhưng thực tế ông ta chỉ quan tâm đến bản thân ông ta. Ông ta đã thành công trong tẩy não thanh thiếu niên để biến bọn trẻ thành những quân cờ và con tin phục vụ cho kế hoạch quân sự và chính trị chinh phục thế giới của mình.

2. Triệt tiêu quan điểm khác biệt

Bọn trẻ chỉ được phép nghe theo quan điểm của cá nhân Hitler, gọi nó là “quan điểm tích cực”. Đặc biệt sau năm 1933 khi Hitler trở thành lãnh đạo của nước Đức, ông ta đã đàn áp tàn bạo mọi tiếng nói khác biệt, nhờ đó mà Hitler nắm được quyền lực tối cao để khống chế toàn bộ cỗ máy quốc gia, khống chế tư tưởng của mọi người. Mọi quan điểm khác biệt đều bị xem là “phạm tội”, sẽ bị tống vào nhà lao.

3. Xây dựng tổ chức khống chế

Hitler đã thành lập tổ chức “thanh niên Hitler” (Hitler Youth), khiến thanh thiếu niên ngoan ngoãn cam chịu bị huấn luyện, bao gồm cả “tẩy não”, đào tạo họ trở thành những chiến sĩ chiến đấu trong tương lai. Ông ta hiểu trẻ em “dễ cảm thấy cô đơn”, dễ bị biến thành công cụ. Hitler làm cho những thanh thiếu niên này luôn bận rộn trong tổ chức để xua tan cảm giác “cô đơn” của bọn trẻ.

Thủ đoạn tẩy não của chính quyền Trung Quốc ngày nay là kế thừa của Hitler.

4. Ngăn chặn mọi ngả đường khai sáng hiểu biết

Thông thường, người càng thiếu hiểu biết thì càng dễ tin tưởng vào tư tưởng và quyền uy của lãnh đạo, thực tế này còn xảy ra ngay cả đối với người trưởng thành, huống hồ gì là trẻ em. Vì thế, Hitler ngăn chặn mọi ngả đường khai sáng hiểu biết, mang lại hiểu biết mới cho giới trẻ.

Những đứa trẻ xưa nay chưa bao giờ hiểu “phải nghĩ cho mình”, dường như chúng không có khái niệm về “cái tôi cá nhân”, chúng luôn bị nhồi nhét: cách nghĩ này là “cách nghĩ nguy hiểm”, khiến bản thân chúng “nghi ngờ chúng phạm tội” khi có ý nghĩ như vậy.

Như vậy, Hitler và đảng Quốc xã kiểm soát mọi sách vở và tư tưởng bị tình nghi có thể làm cho bọn trẻ lung lạc quan điểm, đồng thời với kiểm soát là tăng cường tuyên truyền nhồi nhét liên tục tư tưởng của Hitler. Ông ta nỗ lực làm cho bọn trẻ hiểu rằng phải có “thông tin tích cực”, còn “thông tin tích cực” duy nhất là tư tưởng của Hitler.

5. Thường xuyên tổ chức mít-tinh

hitler-tay-nao-tre-em-2.jpg

Tổ chức mít-tinh đặc biệt long trọng để bọn trẻ được tụ tập cùng nhau là thủ đoạn đặc biệt hiệu quả, đây là cách tạo ra “áp lực của bạn bè” (peer pressure) để bọn trẻ kết nối với nhau chặt chẽ xung quanh nhân vật quyền lực. Việc chúng đứng lên và vỗ tay trong thời gian kéo dài, kết hợp cùng thứ âm nhạc làm cho tâm lý mê muội khiến bọn trẻ chìm trong bầu không khí “sùng bái Hitler”. Mọi người cảm nhận được sức ép của những người cùng thế hệ, bầu không khí này không dung chứa bất cứ cá nhân nào khác với bầy đàn, từ đó mà tất cả đều bị chìm khuất trong tập thể.

Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill khi đến thăm nước Đức đã vô cùng kinh hãi khi chứng kiến cảnh đám đông reo hò cùng nhau đứng lên hoan hô vang dậy trong tiếng nhạc náo nhiệt.

6. Dùng đồng phục

Thực hiện yêu cầu về đồng phục (dress code): mặc áo và đeo cà vạt như nhau tạo hiệu ứng đặc biệt giúp tăng cảm giác đồng cảm (chung bản sắc), trang phục thống nhất kéo theo tư tưởng thống nhất, ý chí thống nhất.

7. Biến người Do Thái thành tâm điểm trừng phạt

hitler-tay-nao-tre-em-4

Tranh tuyên truyền “Mũi của người Do Thái cong vẹo, nhìn như số 6…”

Suy nghĩ của bọn trẻ thường đơn giản. Hitler đã quy nhiều vấn nạn trong xã hội Đức là do người Do Thái, biến người Do Thái thành đối tượng hàng đầu phải trừng phạt.

Trong tác phẩm “1984” của nhà văn George Orwell, khi bọn trẻ gặp “vấn đề” thì “đại ca” lập tức lên án người Do Thái.

8. Không cho trẻ có tiền của

Hitler cho rằng, tiền bạc là tai họa và “phiền phức” với bọn trẻ, ví dụ như có thể dùng tiền để mua sách cùng các vật phẩm khác của nước ngoài, những thứ này sẽ làm hao mòn nền tảng tư tưởng cùng quyền lực của Hitler. Nếu có tiền thì tiền này nên dùng vào việc ủng hộ cuộc chiến tiêu diệt Churchill của Hitler và tất cả những kẻ chống lại Hitler.

Với lý do như thế, Hitler đẩy mạnh kiểm soát bọn trẻ làm cho chúng luôn nghèo khó và yếu đuối để chúng luôn phải phụ thuộc vào ông ta, chúng sẽ luôn ngoan ngoãn, biết vâng lời.

9. Bố trí “gián điệp” trong đội ngũ

Bọn trẻ của Hitler bị dạy dỗ uốn nắn để nhất mực tin vào ông ta, không tin bất cứ ai khác. Một khi phát hiện có “đối tượng tình nghi” thì phải lập tức thông báo cho Hitler hoặc một trong những trợ lý của Hitler, từ đó có thể nhanh chóng “xử lý” hiệu quả phần tử thù nghịch (đây cũng là một trong những nội dung chính của tác phẩm “1984”).

Hệ quả của thủ đoạn này là ngoài Hitler ra thì không còn ai đáng tin cậy, ngay cả những người là bạn tốt nhất của nhau, chỉ cần phát hiện tư tưởng có vấn đề, phát hiện bị tình nghi “phạm tội tư tưởng” là ngay lập tức bị tố giác lột trần. Hệ quả của thủ đoạn này khiến các thanh thiếu niên không thể tin tưởng vào nhau, luôn hiềm nghi lẫn nhau, giám sát nhau, và Hitler đạt được mục đích khống chế đặc biệt hiệu quả.

10. Dùng nhà trường, báo chí và mít-tinh long trọng

Tác phẩm “Mein kampf” (bản tiếng Việt: Cuộc đấu tranh của tôi) của Hitler trở thành “Kinh thánh”, biến cá nhân ông ta trở thành “Chúa cứu thế” của nước Đức, Hitler phá hủy tôn giáo vì ông ta hiểu tác dụng của tôn giáo với tinh thần con người, nhưng ông ta lại xây dựng lên tôn giáo mới do ông ta làm “thần thánh”. Tuy còn nhiều thủ đoạn khác nhưng tất cả những thủ đoạn kể trên giúp Hitler đạt được mục đích khống chế và tẩy não thanh thiếu niên đặc biệt hiệu quả.

Những ngày tháng cuối trong cuộc đời Hitler, có thể thấy xuất hiện vô số hình ảnh tô vẽ chân dung lãnh tụ, ví như Hitler gặp gỡ thiếu niên trên chiến trường, những đứa bé miệng còn mùi sữa này làm sao hiểu được bản thân chúng là vật hy sinh trong mục đích tẩy não của Hitler.

Nguồn bài đăng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn