Tìm thấy khu rừng hóa thạch 280 triệu năm tuổi ở… Nam Cực

Thứ Sáu, 26 Tháng Tư 20193:00 CH(Xem: 3579)
Tìm thấy khu rừng hóa thạch 280 triệu năm tuổi ở… Nam Cực

Một nhóm các nhà địa chất vừa khám phá ra các tàn tích của một khu rừng hóa thạch 280 triệu năm tuổi ở Nam Cực.

hoa-thach-nam-cuc
Hóa thạch tìm thấy ở Nam Cực (ảnh: British Antarctic Survey)

Già cỗi hơn cả loài khủng long

Theo tờ Independent vào đầu năm 2018, nhà nghiên cứu Erik Gulbranson và John Isbell của đại học Wisconsin-Milwaukee là những người đứng sau khám phá đáng kinh ngạc này. Họ đã đi bộ băng qua các dãy núi ở Nam Cực vào mùa hè, giữa tháng 11 và tháng 1 để rồi tìm thấy hóa thạch của một khu rừng 280 triệu năm tuổi, nằm giữa các tảng đá nơi chúng đã từng một thời xanh tốt. Các nhà địa chất cho biết đây là khu rừng vùng cực lâu đời nhất từng được tìm thấy ở Nam Cực.

day-nui-nam-cuc
Các dãy núi trải dài qua Nam Cực, quang cảnh nhìn từ máy bay (Ảnh: Wiki)

Trước đây người ta đã từng tìm thấy các mảnh vỡ hóa thạch của 13 cái cây ước tính có niên đại 260-300 triệu năm, cho thấy khu rừng có lẽ đã tồn tại trước cả loài khủng long đầu tiên ở kỷ Permian.

Tính niên đại của hóa thạch là một trong những thử thách lớn nhất đối với nhóm nghiên cứu,” Tiến sĩ Gulbranson nói trong một buổi phỏng vấn với CNN, bổ sung rằng các khám phá mới đây cho thấy tuổi của khu rừng là khoảng 280 triệu năm (+/- 20 triệu).

Người ta đã biết về các hóa thạch ở Nam Cực từ khoảng năm 1910 nhưng hầu hết khu vực này vẫn chưa được khám phá,” Tiến sĩ Gulbranson nói với tờ Independent.

hoa-thach-khu-rung-nam-cuc
Hóa thạch tìm thấy ở Nam Cực (ảnh: Erik Gulbranson)
hoa-thach-la-cay
Hóa thạch lá lưỡi (hạt trần, Glossopteris). (Ảnh: James St. John)
hoa-thach-la-cay-2
Hóa thạch dương xỉ thu được ở Nam Cực (ảnh: British Antarctic Survey)

Nam Cực ở đâu vào hàng trăm triệu năm trước?

Nhóm nghiên cứu cho rằng có thể các loài cây 280 triệu năm trước ở Nam Cực đã thích nghi với khí hậu vùng cực – có Mặt Trời chiếu sáng liên tục trong nhiều tháng, theo sau đó nhiều tháng mùa đông tối tăm.

Nhưng cũng như các lục địa khác của Trái Đất, Nam Cực cũng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng “trôi dạt lục địa” do chuyển động xáo trộn và các dòng chất lỏng sâu trong lòng đất.

MIT-chau-luc-dich-chuyen
Bên trái: Các lục địa vào 140 triệu năm trước, Nam Cực nằm cạnh châu Đại Dương. Bên phải: Các lục địa ngày nay (ảnh: MIT/iStock)

Khoảng 450 triệu năm trước, Nam Cực đang nằm ở phía Bắc bán cầu, lục địa này chỉ trôi dạt tới vùng cực Nam vào khoảng 70 triệu năm trước. Ngay cả khi đó, chịu ảnh hưởng của khí hậu ấm của Trái Đất, Nam Cực vẫn không có băng bao phủ. Các hóa thạch khủng long tìm thấy ở Nam Cực đã khẳng định trạng thái khí hậu khá dễ chịu khi đó. Theo các nhà khoa học chủ lưu, tới 20 triệu năm trước, lục địa này mới trở thành một nơi lạnh giá khắc nghiệt.

Theo Ancient Origins, BBC Focus,
Phong Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn