Tìm kiếm quá khứ tiếng Pháp của tôi ở Canada

Chủ Nhật, 03 Tháng Ba 20191:00 SA(Xem: 4320)
Tìm kiếm quá khứ tiếng Pháp của tôi ở Canada
bbc.com

Tìm kiếm quá khứ tiếng Pháp của tôi ở Canada

Sau một thời thơ ấu theo cha sang Pháp, một du khách độc thân tìm kiếm bản sắc Pháp của mình ở Québec.

Tôi đọc to các biển báo trên đường cao tốc khi đi vụt qua, cố gắng hát theo bài hát Québec trên radio của xe. Đó là vào tháng 5, và tôi tự nói với mình bằng tiếng Pháp khi tôi lái xe ở phía bắc Québec City, qua công viên quốc gia Jacques-Cartier, vượt qua các biển cảnh báo đâm phải hươu và báo hiệu các lối rẽ vào các hồ vẫn còn đóng băng. Tôi đang hướng tới bờ biển và vách núi của một trong những vịnh hẹp dài nhất thế giới, hy vọng được nhìn thấy cá voi, cưỡi ngựa và thực hành một ngôn ngữ mà tôi đã nói trong phần lớn suốt cuộc đời mình, nhưng chưa bao giờ nắm bắt được hoàn toàn.


Tiếng Pháp không phải là thứ mà tôi chọn. Là con gái của một ông bố thích Pháp, tôi đã học nó qua những cuốn truyện Martine mà bố tôi đọc cho nghe khi đi ngủ, khi đó tôi khoảng 2-3 tuổi ở Strasbourg và bố bắt phải theo các lớp học hè và các trường ở Mỹ, nơi mà tôi lớn lên. Bố tôi yêu nước Pháp từ nhỏ. Ông đã có nhiều năm ở Pháp kể từ lần đầu tiên ở đó với tư cách là một học sinh trao đổi ở trường trung học, và khi tôi hỏi ông thích gì ở đó, ông bảo là tình bạn và thức ăn, các thành phố xinh đẹp và cái đặc biệt joie de vivre (tính luôn yêu đời). Bây giờ tôi hiểu rằng ông luôn muốn chia sẻ điều đó với tôi.

Cha mẹ tôi nói với tôi rằng khi tôi 2-3 tuổi, tôi đã có mối quan hệ riêng với ngôn ngữ này: tôi không chịu nói tiếng Pháp với họ, tuy có bập bẹ với chị trông trẻ ở Strasbourg. Nhưng hầu hết các tương tác bằng tiếng Pháp mà tôi nhớ lại thời nhỏ là ở Paris, ở thời niên thiếu có ý thức. Tôi đi cùng bố vào các ngày nghỉ, ngán ngẩm vì các bữa ăn kéo dài và những cuộc trò chuyện của người lớn mà ông rất thích. Và khi tôi định tự nói tiếng Pháp, ngay cả đơn giản như mua cái bánh sừng bò và nói chuyện thì đều bị chấn chỉnh ngay tức khắc vì giọng Mỹ của tôi.

Bản quyền hình ảnh Stacey McKenna
Image caption Cha của McKenna, một người thích Pháp, đã dạy cô tiếng Pháp khi cô còn nhỏ và họ tạm thời sống ở Strasbourg

Tôi vẫn thường trở lại Pháp với bố tôi cho đến khi trưởng thành, nhưng tôi làm như vậy một cách miễn cưỡng, tôi không muốn nói và tự khám phá tiếng Pháp. Tôi mất niềm tin vào khả năng nói đúng tiếng Pháp và từ bỏ mong muốn này.


Nó là như vậy cho đến khi tôi đến thăm Québec 14 năm trước sau khi tốt nghiệp đại học. Quyết định học tại Montréal của tôi ít liên quan đến tiếng Pháp hơn là đến quan niệm lãng mạn về cuộc sống ở một thành phố song ngữ mà tôi, về lý thuyết, cũng có thể dùng tiếng Anh.

Một dấu tích của nước Pháp tiền cách mạng, tiếng Pháp Canada vẫn giữ những tính chất cũ gây khó khăn cho những người chưa biết nó. "Chúng tôi vẫn sử dụng những từ mà tiếng Pháp không dùng nữa, và vẫn phát âm các âm tiết đã bị bỏ đi," Emilie Nicolas, một sinh viên tốt nghiệp ngành nhân học ngôn ngữ sinh ra tại Québec tại Đại học Toronto, giải thích.

Mặc dù các lớp học của tôi bằng tiếng Anh, nhưng, sống trong một khu phố Pháp, tôi phải gặp gỡ và mỉm cười khi nghe giọng mượt mà và các từ địa phương xa lạ. Một cái gì đó về nguyên âm đôi Québec và nguyên âm giọng mũi đã thu hút tôi. Sự quan tâm của tôi với tiếng Pháp được khơi gợi - ngay cả khi quá khứ ngôn ngữ đau đớn khiến sự tự tin của tôi ở mức thấp.

Lịch sử ngôn ngữ của Québec là từ năm 1763, khi Pháp nhượng lại khu vực này cho Anh. Trong 200 năm tiếp theo, chính quyền địa phương đã lọc dần tiếng Pháp ra khỏi trường học và áp dụng các biện pháp lợi ích cho người nói tiếng Anh. Đến thập niên 1960, những người nói tiếng Pháp vẫn bị lép vế về kinh tế và xã hội so với những người nói tiếng Anh, và một sự phân chia rõ rệt về văn hóa và giai cấp lan tỏa khắp tỉnh này.

Những năm 1970 đã thúc đẩy kế hoạch ngôn ngữ thân Pháp, và với các dự luật - như Hiến Chương Ngôn Ngữ Pháp - đã liên kết rõ ràng tiếng Pháp với bản sắc Québec và biến nó thành ngôn ngữ chính thức duy nhất của tỉnh. Nhưng, một số người vẫn có nỗi sợ ám ảnh rằng tiếng Pháp rồi sẽ lại bị tấn công. Tôi có thể cảm nhận sự căng thẳng đó trong 9 tháng sống ở Montréal. Tôi không biết phải dùng ngôn ngữ nào trong một tình huống nhất định, và mỗi lựa chọn đều mang đầy ý nghĩa văn hóa mà nó đã chồng chất lên nỗi lo có từ trước của tôi.

Vì vậy, khi tôi trở lại vào mùa xuân năm ngoái, sự trớ trêu đó vẫn còn. Khi tôi làm lành với tiếng Pháp thì tôi lại ở ngay vùng mà ngôn ngữ này đã bị sa lầy trong bất đồng từ nhiều thế kỷ. Nhưng lần này, thay vì ở lại Montréal, tôi đi sâu hơn xuống các vùng của tỉnh và buộc mình phải khắc phục tính nhút nhát ở một nơi mà hầu hết mọi người đều chỉ nói một ngôn ngữ.

Khi tôi tiến tới quầy cho thuê xe hơi tại sân bay quốc tế Jean Jeanage của Québec City, tôi tập nói lên những câu từ với sự lo lắng xuất phát từ dạy dỗ nói ngắn gọn: "Je m'appelle Stacey McKenna. J'ai réservé une voiture." (Tôi là Stacey McKenna. Tôi đã đăng ký một xe.) Tôi nhấn mạnh các từ qua thần kinh cổ họng. Người phụ nữ phía sau quầy cười rạng rỡ và bắt đầu nói liến thoắng về chi tiết - tất cả bằng tiếng Pháp. Lúc tôi ngồi vào chiếc xe Volkswagen nhỏ màu đỏ và lên đường, tôi cảm thấy mình đã sẵn sàng.

Khi tôi đi vòng từ Québec City đến Vịnh Saguenay và qua vùng Charlevoix, tiếng Pháp bắt đầu được cảm thấy như một chìa khóa để mở các bí mật vùng này. Tôi đến thị trấn nhỏ LưngAnse-Saint-Jean ngay trước mùa chèo thuyền kayak và xem cá voi, vì vậy khi ăn sáng tôi có hỏi bằng tiếng Anh ông chủ khách sạn biết 2 ngôn ngữ để được tư vấn. Ông gợi ý một tuyến đi bộ gần đó, rồi ông hỏi tôi có nói tiếng Pháp không. "Tôi biết" tôi trả lời, nhìn chằm chằm vào đĩa và dùng dĩa/nĩa đẩy món trứng qua lại. "Nhưng không được bằng ông nói tiếng Anh."

"Đừng rụt rè," ông nói. "Chúng tôi thích nghe giọng nói tiếng Anh của cô."

Theo Richard Bourhis, nhà tâm lý học ngôn ngữ tại Đại học Québec ở Montréal, việc học phát âm ở Québec có xu hướng ít cứng nhắc hơn so với ở Pháp, điều này có thể tạo ra sự khác biệt trong cách cảm nhận của người nước ngoài. "Ở Pháp họ được dạy rằng họ không được phạm lỗi bằng tiếng Pháp, vì vậy họ không muốn bạn phạm sai lầm," ông nói. Người nói tiếng Pháp trên khắp Canada không ngại sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp với tất cả các loại giọng, miễn là chúng ta có thể hiểu nhau.

Như ông chủ khách sạn đã cảnh báo, con đường mòn vẫn trơn do tuyết tan. Tôi đi theo phần phía trên - vừa đi vừa quan sát xem có hươu không- và chẳng mấy chốc phải bước lên các củi gỗ trôi nằm lại trên sườn dốc.

Ngày hôm sau, tôi đến vịnh Sainte-Catherine, từ đó đi thuyền xem cá voi qua công viên đại Saguenay-St Lawrence. Chống chọi với gió và sóng lắc lư, tôi nheo mắt, hy vọng phát hiện ra tia nước phun trên lưng cá voi. Khi nghe nhà khoa học trên tàu nói dễ dàng bằng tiếng Pháp và tiếng Anh về các hệ sinh thái dưới nước, tôi tự hỏi, bằng cách chống đối trong suốt những năm qua, liệu tôi có phí phạm cơ hội của mình để biết 2 ngôn ngữ.

Đó là một sai lầm mà người Canada gốc Pháp dường như ít mắc phải, vì dân số nói tiếng Pháp ở Québec hiện đang gia tăng tỷ lệ dùng song ngữ ở Canada. "Chúng tôi vẫn nói chủ yếu tiếng Pháp, nhưng không coi việc nói nhiều thứ tiếng là 'hoặc cái này hoặc cái kia'." Nicolas nói. "Nó bổ sung cho nhau. Nó không xóa bỏ hoặc đe dọa việc mình là ai, giống như đã từng xảy ra trước đây."

Thái độ này thể hiện rõ trên toàn tỉnh này: tại bảo tàng Musée du Fjord ở Saguenay; quán cà phê ở Baie-Saint-Paul; nhà hàng ở Québec City. Người ta liên tục và bền bỉ khuyến khích tôi, hỏi tôi đã học tiếng Pháp ở đâu và khen ngợi những nỗ lực của tôi. Tràn đầy cảm hứng từ cơ hội thực hành ngôn ngữ quen thuộc này trong một môi trường mới, thân thiện hơn, tôi đột nhiên thấy mình bị choáng ngợp bởi niềm vui thú nói tiếng Pháp. Tôi bắt đầu tạo ra các cuộc hội thoại và hỏi đường và xin lời khuyên mà tôi không cần. Tiếng Pháp đã khởi sắc. Nhưng hơn thế, nó đã trở thành cái của tôi.


Tôi quay trở lại trước khi tuyết trở nên quá dày không qua nổi, và trên đường đi xuống, tôi gặp một nhóm mặc quần áo phù hợp hơn với địa hình mùa xuân lầy lội, so với tôi. Họ hỏi tôi bằng tiếng Pháp liệu có còn tuyết trên đỉnh không, và thật ngạc nhiên, tôi đã không ngần ngại, "Je ne sais pas. Je ne suis pas allée au sommet." (Tôi không biết. Tôi chưa lên tới đỉnh.). Họ mỉm cười, cảm ơn và tiếp tục đi lên. Tôi cảm thấy bụng mình ấm lên với một tình cảm mới tìm thấy đối với những trải nghiệm nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa mà tiếng Pháp của tôi- dù chưa hoàn hảo - có thể mở khóa từ đây.

Khi tôi trở lại Québec City, tôi đi bộ trên những con đường rải cuội bên dưới những mái nhà bằng kim loại mờ. Bầu trời xám xịt, và tôi nhớ lại những ngày tháng lãng phí ở Paris với cha tôi. Biết ơn vì những năm ông ấy khăng khăng bắt tôi học ngôn ngữ mà ông yêu thích, tôi rút điện thoại ra và nhắn tin: "Je suis à Québec. C'est bon, mais ça serait mieux si tu étais ici." (Con ở Québec. Tốt, nhưng tốt hơn là bố ở đây) Ông đồng ý và đề nghị chúng tôi cùng đến Québec vào một ngày nào đó.

Sau 5 ngày trên những con đường chủ yếu nói tiếng Pháp của vùng nông thôn Québec, tôi bắt một chuyến tàu đến Montréal, nơi có phần lớn cư dân song ngữ của tỉnh và nhiều căng thẳng về ngôn ngữ. Sáu tháng trước, các nhà lập pháp tỉnh đã nhất trí phê chuẩn một kiến nghị cấm lời chào 'bonjour-hi' dùng khắp nơi trong thành phố. Đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc, cụm từ này là một mối đe dọa mang tính biểu tượng chống tiếng Pháp. Nhưng theo Bourhis, đó là một cách gộp song ngữ, và cách chào đón con người có 2 tiếng mẹ đẻ. Và mặc dù có quyết nghị, nó chẳng được áp dụng ở đâu.

Tôi bỏ túi xách ở khách sạn và đi đến nhà hàng có mặt tiền bằng kính ở gần Old Montréal để ăn trưa. Khi tôi ngồi vào chỗ, người người hầu bàn chào vui vẻ "Bonjour, hi!". Tôi chào lại, và hỏi thực đơn, không sợ hãi, bằng tiếng Pháp.

Bài tiếng Anh trên BBC Travel

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn