Lần theo đường đi của những người di cư đầu tiên từ Đông Nam Á đến Úc

Chủ Nhật, 18 Tháng Mười Một 20184:00 SA(Xem: 6738)
Lần theo đường đi của những người di cư đầu tiên từ Đông Nam Á đến Úc

Theo các nhà khoa học Úc, khác với Tuyến đường phương Nam, tuyến đường có khả năng nhất để những người đầu tiên từ Đông Nam Á di cư đến Úc đòi hỏi ít chi phí nhất về năng lượng và nguồn lực từ những người nhập cư là Tuyến đường phương Bắc. Nhưng tuyến đường này chỉ mới khẳng định bằng những tính toán về mặt lý thuyết chứ chưa bằng những hiện vật khảo cổ.

Năm 1977,Joseph Birdsell xác định 2 tuyến đường có thể được những người đầu tiên di cư sử dụng. Nghiên cứu của Đại học quốc gia Úc cho thấy tuyến đường phương Bắc ( màu đỏ) có nhiều kh�
Năm 1977,Joseph Birdsell xác định 2 tuyến đường có thể được những người đầu tiên di cư sử dụng. Nghiên cứu của Đại học quốc gia Úc cho thấy tuyến đường phương Bắc ( màu đỏ) có nhiều kh�

Theo Journal of Human Evolution, chuyên gia về địa sinh học và khảo cổ học Shimona Kealy ở Đại học quốc gia Úc đã lập mô hình tuyến đường có khả năng nhất để những người đầu tiên từ Đông Nam Á di cư đến Úc đòi hỏi ít chi phí nhất về năng lượng và nguồn lực từ những người nhập cư.

Theo tính toán của Shimona Kealy, mọi người có thể khởi hành từ Kalimantan để đi về phía Đông, định cư Sulawesi và từ đó, di chuyển từ đảo này sang đảo khác, đến New Guinea, thời đó được kết nối với lục địa Úc.

Ở thời cổ đại, các đảo Kalimantan, Java và Sumatra đã được nối liền với Đông Dương hiện tại thành một vùng đất khô ráo duy nhất được các nhà khoa học đặt tên là Sunda. New Guinea và Úc cũng hình thành một lục địa thống nhất, được gọi là Sahul. Có một số đảo giữa Sunda và Sahul: Sulawesi, Bali, Timor, Keram, Lombok…

Năm 1977, nhà nhân loại học người Mỹ Joseph Birdsell đã đề xuất 2 giả thuyết về tuyến đường của những người Úc tương lai. Tuyến đường phương Bắc, theo Berdsell, chạy từ Kalimantan qua Sulawesi đến bờ biển phía Tây hiện tại của New Guinea. Tuyến đường phương Nam chạy trên đảo Timor.

Ở giai đoạn cuối cùng của Tuyến đường phương Nam, những người di cư phải trải qua một khoảng cách khá dài bằng đường biển và tới được bờ biển hiện tại của quận Kimberley ở Tây Úc.

Trong những năm gần đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở Timor một số bằng chứng cho thấy từng có người ở đó, nhưng tất cả những bằng chứng đó đều có niên đại không quá 45.000 năm. Trong khi, bằng chứng khảo cổ đầu tiên về sự xuất hiện của người ở Úc có niên đại gần 65.000 năm.

Sự khác biệt như vậy về độ tuổi của những hiện vật tìm thấy ở Timor và trên đất liền Úc được Shimona Kealy coi là dấu hiệu cho thấy những người di cư đã sử dụng một con đường khác. Hơn nữa, với Tuyến đường phương Bắc qua Sulawesi đến New Guinea, những người di cư đầu tiên không cần phải đi thuyền quá lâu để vượt biển.

Cho đến nay, sự tồn tại của Tuyến đường phương Bắc được xác nhận bởi các tính toán lý thuyết của Shimona Kealy, chứ chưa phải bởi các phát hiện khảo cổ học trên lãnh thổ của phần phía Tây New Guinea.

Các nhà khoa học giải thích rằng khu vực này ít được nghiên cứu do sự bất ổn chính trị ở Papua New Guinea, nơi tách biệt khỏi các trung tâm nghiên cứu lớn và chi phí cao của các cuộc thám hiểm.

Shimona Kealy và đồng tác giả của công trình Sue O’Connor hy vọng tiếp tục nghiên cứu về các khu vực hứa hẹn nhất của Tuyến đường phương Bắc tiềm năng. Nếu họ tìm thấy trên các hòn đảo của Indonesia hoặc New Guinea các dấu vết hài cốt người với niên đại trên 60.000 tuổi thì đây sẽ là bằng chứng cho giả thuyết về Tuyến đường phương Bắc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn