The Renovation of Annam

Thứ Năm, 23 Tháng Tám 20181:00 SA(Xem: 5811)
The Renovation of Annam

BaoDai-dep
Mới đây cuốn sách có tên “The Renovation of Annam” của tác giả Frédéric Brévili phát hành vào ngày 15 tháng 1 năm 1933 sẽ được tái bản trong thời gian tới về vị vua thứ 13 triều đại nhà Nguyễn là Bảo Đại như sau về những đổi mới và cai cách của người Annam xưa, vì cuốn sách quá dài nên ad sẽ viết tóm tắt những gì quan trọng vê lịch sử thôi nhé ,quý vị thông cảm.

Ngày 6/11/1925 vua cha Khải Định qua đời tại Huế, Vĩnh Thụy lên tàu từ Pháp về nước để thọ tang cha mình

Ngày 8/1/1926 Đông Cung Hoàng Thái Tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy chính thức lên nối ngôi vua cha, lấy niên hiệu là Bảo Đại, vừa mới lên ngôi ông lại tiếp tục qua Pháp vào tháng 3/1926 để theo học tại trường Sciences Po một trường về khoa học chính trị, công việc trong nước giao lại cho các đại thần phụ chính, sau mười năm theo học tại Pháp vua Bảo Đại lên tàu D Artagnan trở về nước vào ngày 16/8/1932 ,trên chuyến tàu này có cả vợ Bảo Đại vị hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn sau này là Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan tức Nam Phương Hoàng Hậu đi cùng nhưng lúc này 2 người chưa biết nhau.

Ngay sau đó Vua Bảo Đại ra đạo dụ số một tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều. Văn bản này hủy bỏ “Quy ước” ngày 16 tháng 11 năm 1925 lập ra sau khi vua Khải Định mất không lâu, vua Bảo Đại đã ra cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính.

Ông đã cho bỏ một số phong tục mà các vua nhà Nguyễn trước đã bày ra như thần dân trong nước không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn vua khi lễ giá tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy.

Ngày 8/4/1932 .. Bảo Đại đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là

*Phạm Quỳnh
*Thái Văn Toản
*Hồ Đắc Khải
*Ngô Đình Diệm (Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam và là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa sau này) 
*Bùi Bằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu, Võ Liêm, Vương Tứ Đại.

Ông thành lập viện dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12/1933, Vua Bảo Đại ra Bắc kỳ thăm dân chúng.

=> Quốc Trưởng Đế Quốc Việt Nam

Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam.

Ông thành lập viện dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12/1933, Vua Bảo Đại ra Bắc kỳ thăm dân chúng.

Ngày 11/3/1945, Bảo Đại ra đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.

Trong tuyên bố của Bảo Đại, ông bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ và mất độc lập với nước Pháp trước đây, độc lập theo tuyên ngôn Đại đông Á, và “ông cũng như Chính phủ Việt Nam tin tưởng lòng trung thực của Nhật Bản và nó được xác định làm việc với các nước để đạt được mục đích”

Ngày 7/4/1945, Bảo Đại đã ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12/5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ.

Tháng 6/1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.

Ngày 16/8/1945, Trần Trọng Kim tuyên bố bảo vệ “độc lập” giành được 9/3, và ngày 18/8 tạo ra một Ủy ban Giải phóng Dân tộc.

Theo lời khuyên của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bảo Đại gửi thông điệp cho Tổng thống Hoa Kỳ Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch Trung Hoa, Tướng de Gaulle của Pháp đề nghị công nhận độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên đến 24 tháng 8 ông đã thực hiện câu trả lời Hội đồng Cơ mật quyết định thoái vị “để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước”.

Ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại đã xác nhận độc lập của Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng, được công bố vào tháng 3 và đồng thời gửi một thông điệp đến tướng De Gaulle yêu cầu công nhận nền độc lập của Việt Nam.

Thông điệp này cho rằng sự độc lập của Việt Nam “chỉ có nghĩa là bảo vệ lợi ích của Pháp và ảnh hưởng tinh thần Pháp ở Đông Dương“. Tuy nhiên De Gaulle dự kiến sẽ hậu thuẫn cho một chế độ quân chủ mà người đứng đầu không phải là Bảo Đại, người đã thỏa hiệp với Nhật Bản để được “độc lập”, mà là Vĩnh San tức vua Duy Tân trước đây , được xem như là một người “Gaullist”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn