Nguyên nhân nào khiến sức hút của môi trường giáo dục Mỹ đang giảm dần? ( Ăn trộm, ăn cắp không có đất sống )

Thứ Hai, 28 Tháng Năm 20186:00 SA(Xem: 6270)
Nguyên nhân nào khiến sức hút của môi trường giáo dục Mỹ đang giảm dần? ( Ăn trộm, ăn cắp không có đất sống )
Nguyên nhân nào khiến sức hút của môi trường giáo dục Mỹ đang giảm dần?

Ảnh: People's Daily

Anh Kumar Siddhartha năm nay 24 tuổi, anh hiện đang theo học ngành kỹ thuật cơ khí tại Viện Công nghệ Tokyo. Siddhartha hiện đang rất bận rộn với nhiều giờ nghiên cứu, giảng dạy tiếng Anh để kiếm tiền và đồng thời tham gia nhiều cuộc phỏng vấn xin việc ở trong, ngoài Tokyo. Anh tin tưởng vào trình độ công nghệ của Nhật, nhiều nước châu Á khác có thị trường, vì vậy anh có thể kết nối.

Đến học tại Mỹ là ước mơ của vô vàn sinh viên Ấn Độ bởi họ nhìn vào những tấm gương thành công tại Thung lũng Silicon như CEO Google - ông Sundar Pichai hay CEO Microsoft – ông Satya Nadella. Nhiều bậc cha mẹ chấp nhận thế chấp nhà vay tiền để có tiền cho con đi Mỹ học. Tuy nhiên sinh viên như Siddhartha không muốn gánh nặng tài chính dồn quá nhiều lên bố mẹ của anh.

Dù nỗi lo lắng của sinh viên nước ngoài khi đến Mỹ là súng đạn, chính sách nhập cư hay chi phí cuộc sống thì có một thực tế đang diễn ra, số lượng sinh viên nước ngoài đến Mỹ đang giảm dần. Trong năm học 2016-2017, số sinh viên nước ngoài đến Mỹ giảm 3,3%, lần đầu tiên trong một thập kỷ. Ước tính số lượng sinh viên nước ngoài tại Mỹ giảm 6,9% trong năm học hiện tại, theo số liệu của Viện Giáo dục quốc tế (IIE).

Việc sinh viên châu Á giảm chính là nguyên nhân chính khiến số lượng sinh viên quốc tế đến Mỹ giảm. Sinh viên châu Á chiếm 2/3 trong tổng số sinh viên nước ngoài đến Mỹ học. Tính chung, sinh viên nước ngoài chiếm khoảng 5% trong tổng số 20 triệu sinh viên tại Mỹ.

Trong khi một số sinh viên như Siddhartha vẫn chọn đi nước ngoài học nhưng không nhất thiết phải là Mỹ, nhiều sinh viên khác cũng đang tìm kiếm cơ hội ngay bên trong nước của họ. Hội Đồng Anh nhận xét ngày một nhiều sinh viên chọn học tập trong nước với chi phí hợp lý.

Hội đồng Anh dự báo tốc độ tăng trưởng của sinh viên nước ngoài sẽ chững lại còn 1,7%/năm trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2027, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của sinh viên nước ngoài từ năm 2000 đến năm 2015 từng đạt 5,7%. Việc ít sinh viên ra nước ngoài học hơn là kết quả trực tiếp từ việc đầu tư nội địa vào giáo dục tăng lên.

Có thể xét đến trường hợp của Hàn Quốc. Số lượng sinh viên Hàn Quốc theo học đại học tại Mỹ giảm 12% trong năm hiện tại, trong khi đó số lượng sinh viên sau đại học giảm 4,9%. Trong năm 5 gần đây, số lượng sinh viên Hàn Quốc đến Mỹ giảm đều đặn.

Việc số lượng người Hàn Quốc đến tuổi đi học giảm cũng có thể coi là một nguyên nhân, thế nhưng giới chuyên gia phân tích cũng cho rằng những nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc trong việc giữ chân sinh viên ở lại Hàn Quốc học đang phát huy tác dụng.

Nhiều trường đại học hàng đầu Hàn Quốc như Yonsei hay Ewha Womans giờ đang có nhiều khoa chuyên giảng dạy bằng tiếng Anh, còn nhiều trường đại học Mỹ như George Mason University hay State University of New York cũng đang mở trường ở Hàn Quốc. Các khoa cũng đang ngày một quốc tế hóa.

Tuy nhiên không phải nước châu Á nào cũng làm được như Hàn Quốc, vì vậy sinh viên vẫn muốn tìm ra nước ngoài học. Ấn Độ là một ví dụ.

Nhóm dân số đến tuổi học đại học ở Ấn Độ tăng nhanh chóng, thế nhưng Ấn Độ không có đủ khả năng đáp ứng đủ nhu cầu. Dù Ấn Độ có một số trường kỹ thuật danh tiếng, nhưng số trường còn quá ít trong khi đó nhu cầu luôn vượt quá nguồn cung, theo trưởng bộ phận nghiên cứu tại IIE, ông Rajika Bhandari.

Ấn Độ hiện là nguồn sinh viên quốc tế lớn thứ 2, chỉ sau Trung Quốc.

Tuy nhiên, chính sinh viên Ấn Độ cũng đang dần một bớt thích đến Mỹ. Theo U.S. National Science Foundation, số lượng sinh viên Ấn Độ theo học tại Mỹ trong năm học hiện tại giảm 16%. Thế nhưng sinh viên Ấn Độ không học tại Ấn Độ, họ lựa chọn các điểm đến ví như Australia hay Canada. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo Australia, số lượng sinh viên Ấn Độ tại các trường đại học Australia tăng 23%.

Tại Canada, số lượng sinh viên Ấn Độ theo học tại University of Toronto và University of British Columbia tăng đều đặn trong vài năm gần đây.

Đối với nhóm sinh viên Trung Quốc, tốc độ tăng của sinh viên Trung Quốc tại Mỹ đang chững lại sau khi tăng chóng mặt trong thập kỷ qua lên con số 350 nghìn. Nhiều chuyên gia nhận định con số này có thể sẽ giảm bởi chính phủ Trung Quốc đang dành hàng tỷ USD để nâng cấp trường đại học và khuyến khích phát triển những tổ chức giáo dục đẳng cấp quốc tế.

TRUNG MẾN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn