Những lễ tang trong vương quốc động vật ( Thua xa lễ tang bác Hồ, chú Giáp )

Thứ Tư, 16 Tháng Năm 20187:00 SA(Xem: 6545)
Những lễ tang trong vương quốc động vật ( Thua xa lễ tang bác Hồ, chú Giáp )
bbc.com
Jason G Goldman BBC Future

150314102505_1_640x360_getty_nocredit Bản quyền hình ảnh Getty

Vào ngày 10/10/2003, một nhà nghiên cứu đã theo dõi và ghi nhận cái chết của một con voi cái, tên Eleanor.

Eleanor lê lết thân mình sưng tấy một cách nặng nhọc. Một ngà của nó bị gãy, tai và chân của nó đầy các vết tích của một cú ngã gần đây.

Ngay sau khi Eleanor quỵ xuống, một con voi cái khác, tên Grace, từ một nhóm khác trong đàn, đã chạy lại phía Elanor và tìm cách vực nó dậy bằng ngà của mình.

Thế nhưng Eleanor đã quá yếu.

Các con voi trong đàn đã đi tiếp, nhưng Grace vẫn ở lại bên cạnh Eleanor ít nhất một giờ nữa, cho đến khi mặt trời lặn xuống và bóng đêm bắt đầu bao phủ Kenya.

Eleanor chết vào lúc 11 giờ sáng hôm sau.

Trong các ngày sau đó, ít nhất năm nhóm voi khác nhau đã đến thăm thi thể Eleanor, trong đó có một số gia đình voi hoàn toàn xa lạ với nó.

Những con voi này ngửi, chạm vào thi thể của Eleanor và không bao giờ ở cách xa đó hơn vài trăm mét.

Hành động này, theo nhiều khía cạnh, không khác gì với lễ viếng một quan chức.

Vì những con voi đến 'viếng' không chỉ bao gồm các thành viên gia đình của Eleanor, các nhà khoa học cho rằng loài voi có một 'phản ứng phổ biến' trước cái chết của đồng loại.

Dù phản ứng này khác xa một lễ viếng của con người, nó vẫn hết sức đặc biệt đối với loài voi.

Nghi lễ dưới nước

Con người và voi không phải là loài duy nhất viếng thi thể của đồng loại vừa qua đời.

Ngày 6/5/2000, thi thể một con cá heo cái được phát hiện dưới đáy biển, cách bờ biển Đảo Mikura 50 mét.

Hai con cá heo đực đã ở cạnh thi thể con cái này rất lâu và chỉ thỉnh thoảng mới trồi lên mặt biển để hít thở.

Các thợ lặn đã tìm cách mang thi thể của con cái lên bờ nhưng đã bị hai con cá heo đực chặn lại.

Đến khi họ quay lại vào ngày hôm sau, hai con đực này vẫn đang canh gác tại đó.

Đến ngày thứ ba, thi thể của con cái đã biến mất, có thể là do bị nước cuốn đi.

Trong một trường hợp khác xảy ra vào ngày 20/7/2001, các thợ lặn đã chứng kiến cảnh hơn 20 con cá heo vây quanh thi thể một con đực vừa chết.

Khi các thợ lặn tìm cách tiếp cận, bầy cá heo đã phản ứng giận dữ và tìm cách chặn đường.

Khi họ mang thi thể con đực lên tàu, cả đàn cá heo tiếp tục bơi theo cho đến khi tàu về cảng.

Trong mỗi trường hợp, các con cá heo đều hành động khá thất thường - chúng bỏ dở các hoạt động thường ngày để viếng đồng loại và thường phản ứng một cách hung dữ nếu có ai tìm cách đến gần.

Nhận thức về cái chết

Loài tinh tinh có một chút khác biệt. Khi một con tinh tinh con qua đời, con mẹ sẽ vẫn bế xác con mình theo người nhiều ngày, thậm chí là nhiều tháng sau đó.

Con mẹ vẫn tiếp tục chải chuốt cho thi thể, làm chậm quá trình phân hủy và chỉ ngưng tương tác với thi thể khi nó đã phân hủy quá nặng.

Nhà nghiên cứu Katherine Cronin đặt giả thiết trên tạp chí về loài linh trưởng của Mỹ: "Phản ứng của con tinh tinh cái khi bị cướp đi đứa con mang lại những kiến thức quý báu về cách tinh tinh nhận thức về tình trạng của những con trong đàn".

Voi, cá heo và tinh tinh đều có những cách giao tiếp phức tạp mà chúng ta chỉ mới hiểu một phần.

Việc con người chứng kiến cái chết của động vật trong tự nhiên là khá hiếm, vì vậy hầu hết những kiến thức chúng ta có được đều là từ bên ngoài phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, những kiến thức này là bằng chứng quan trọng cho thấy con người không phải là loài duy nhất có phản ứng trước cái chết của đồng loại.

Loài người chúng ta vẫn thích thuyết phục bản thân rằng mình là đặc biệt nhất.

Thế nhưng, cuộc sống của động vật cũng có hàng trăm khía cạnh đặc biệt khác, và chúng ta có lẽ phải luôn ghi nhớ rằng, mình cũng chỉ là một trong các loài động vật.

Bản gốc bài viết đã được đăng trên BBC Future

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn