Nạn mổ cướp nội tạng: ‘Tôi phải dùng cụm từ ‘ăn thịt người’ để diễn tả vấn đề này…’

Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 201711:00 SA(Xem: 6977)
Nạn mổ cướp nội tạng: ‘Tôi phải dùng cụm từ ‘ăn thịt người’ để diễn tả vấn đề này…’

Đó là nhận định của Thượng nghị sĩ Italy – ông Maurizio Romani về nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, hiện vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc. Mặc dù chính phủ Trung Quốc luôn phủ nhận việc này, ngày càng nhiều quốc gia đã thông qua các dự luật yêu cầu người dân không tham gia vào lĩnh vực du lịch ghép tạng tại Trung Quốc.

Bài viết dưới đây của ông David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada, sẽ đề cập đến những diễn biến mới nhất về nạn thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công. Bài viết được công bố tại một diễn đàn trực tuyến của trường Đại học South Australia, Adelaide, vào ngày 28/6/2015. Tiêu đề và lời dẫn do Đại Kỷ Nguyên VN biên tập.

Tôi muốn tập trung vào 7 diễn biến mới diễn ra gần đây, đó là: đạo luật mới ở Italy và Đài Loan, một nghiên cứu về dự luật mới đề xuất ở Nam Australia, một hội nghị sắp diễn ra ở Trung Quốc, nạn cưỡng bức xét nghiệm máu của các học viên Pháp Luân Công – những người không thuộc đối tượng bị giam giữ, một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội đồng Công ước châu Âu (Council of Europe Convention) gần đây.

1. Đạo luật mới ở Italy

Vào ngày 4/3/2015, Thượng viện Italy đã thông qua một dự luật quy định rằng bất cứ ai giao dịch, bán hay quản lý việc buôn bán trái phép nội tạng từ những người còn sống sẽ bị phạt từ 3 đến 12 năm tù giam và phải nộp phạt từ 50.000 đến 300.000 euro. Dự luật này đưa ra một hình phạt cho những ai công khai khuyến khích hoặc quảng cáo bán nội tạng, cũng như du lịch ghép tạng. Các bác sĩ khuyến khích hoặc hỗ trợ bệnh nhân đi du lịch ghép tạng bất hợp pháp sẽ phải đối mặt với việc truất quyền hành nghề suốt đời vì vi phạm y đức.

Xem thêm:

Dự luật này đã được thúc đẩy do có các bằng chứng về việc lạm dụng ghép tạng ở Trung Quốc.

Câu trả lời của Thượng nghị sĩ Maurizio Romani cho câu hỏi “10.000 nội tạng được dùng để cấy ghép ở Trung Quốc hàng năm là được lấy từ đâu?“ được trích dẫn như sau: “Câu trả lời là vô cùng khủng khiếp… Đặc biệt là các học viên của môn rèn luyện tinh thần Pháp Luân Công đã bị sát hại để lấy nội tạng. Tôi phải dùng cụm từ “ăn thịt người” để diễn tả vấn đề này… Chúng tôi ở Italy nên không thể ngăn chặn những hành vi phạm pháp này… Nhưng, chúng tôi có bổn phận thực hiện mọi nỗ lực để không đồng lõa với tội ác này”.

Thượng nghị sĩ Ivana Simeoni cho biết: “Có những tài liệu xua tan mọi nghi ngờ [về nguồn cung ứng nội tạng lấy từ các học viên Pháp Luân Công] … Chỉ nghĩ đến việc thương mại hóa các cơ quan nội tạng của cơ thể người đã khiến tôi rùng mình”.

“Đặc biệt, các học viên của môn rèn luyện tinh thần Pháp Luân Công đã bị sát hại để lấy nội tạng. Tôi phải dùng cụm từ ‘ăn thịt người’ để diễn tả vấn đề này… ”.

– ông Maurizio Romani, Thượng nghị sĩ Italy

Dự luật này phải được Hạ viện thông qua thì mới trở thành đạo luật. Theo kế hoạch thì dự luật sẽ được chuyển đến Hạ viện vào mùa thu này.

2. Đạo luật mới tại Đài Loan

Theo một báo cáo của Thời báo Đài Bắc (Taipei Times), ngày 12/6/2015, cơ quan lập pháp của Đài Loan (Viện Lập pháp Quốc gia) đã sửa đổi Đạo luật Ghép tạng để ngăn cấm việc sử dụng các nội tạng từ các tử tù, cũng như mua bán, môi giới nội tạng. Đạo luật này cấm du lịch ghép tạng. Ngoài ra, các bác sĩ có liên quan đến hoạt động ghép tạng bất hợp pháp có thể bị tước giấy phép hành nghề.

Đạo luật này quy định thêm rằng, những bệnh nhân được ghép tạng ở nước ngoài phải cung cấp bằng chứng pháp lý về nguồn gốc của tạng để nhận được sự hỗ trợ điều trị hậu phẫu tại Đài Loan của chính phủ . Vì vậy đạo luật này giúp ngăn chặn người dân Đài Loan tiếp nhận nội tạng không rõ nguồn gốc.

Xem thêm:

Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ Tiến bộ – bà Vưu Mỹ Nữ nói rằng nhiều người Đài Loan đến Trung Quốc vì mục đích ghép tạng bất hợp pháp. Bà nói thêm rằng chính quyền Trung Quốc đang tích cực tham gia vào hoạt động buôn bán nội tạng, mà nguồn cung tạng chủ yếu là từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.

“Chúng tôi hy vọng nạn buôn bán nội tạng này sẽ được ngăn chặn một cách hiệu quả với đạo luật sửa đổi này… Đó là lý do tại sao đạo luật này đã được sửa đổi để yêu cầu những người được phẫu thuật ghép tạng ở nước ngoài cung cấp thông tin cho các bệnh viện trong nước, nơi mà họ được điều trị trước khi cấy ghép. Các thông tin được yêu cầu cung cấp bao gồm: cuộc phẫu thuật diễn ra ở đâu? Ai là bác sĩ phẫu thuật… Các bệnh viện trong nước sau đó phải báo cáo các trường hợp mà họ đang xử lý”, bà cho biết thêm.

Tái hiện cảnh mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc trong một cuộc mít-tinh tại Ottawa, Canada, 2008. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Tái hiện cảnh mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc trong một cuộc mít-tinh tại Ottawa, Canada, 2008. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

Theo bà Theresa Chu, phát ngôn viên của nhóm luật sư Nhân quyền Pháp Luân Công, luật này là để ngăn chặn người dân Đài Loan đến Trung Quốc ghép tạng, trang web Minh Huệ (Minghui.org) đưa tin. Thượng nghị sỹ Từ Thiếu Bình của Quốc Dân Đảng nhận xét: “Những người thu hoạch nội tạng của những người dân còn sống và bán chúng kiếm lời đang phạm một tội ác chống lại loài người theo Luật Hình sự Quốc tế”.

Ông Điền Thu Cận, thượng nghĩ sỹ của Đảng Dân chủ Tiến bộ và là người ủng hộ đạo luật mới này cho biết: “Đạo luật này rõ ràng cấm buôn bán nội tạng, du lịch ghép tạng và quy định các hình phạt cho loại tội phạm này. Nó cũng cấm sử dụng nội tạng từ các tử tù. Các quy định về hoạt động ghép tạng của Đài Loan đã đạt tiêu chuẩn quốc tế”

3. Một nghiên cứu về dự luật mới được đề xuất ở Nam Australia

Nghị viện Nam Australia đã thành lập một Uỷ ban hỗn hợp về Luật Hoạt động Ghép tạng và Giải phẫu năm 1983 để xác định xem liệu đạo luật này có nên sửa đổi để giải quyết nạn buôn bán tạng người. Các bản đệ trình bằng văn bản phải được gửi lên chậm nhất là ngày 17/7/2015.

Thượng nghị sỹ bang New South Wales – ông David Shoebridge cho biết rằng Quốc hội đã đề xuất đạo luật cấm bất kỳ ai,

(a) tham gia vào một kế hoạch ghép tạng vì mục đích thương mại,

(b) mổ lấy nội tạng của người khác, dù sống hay đã chết, mà không có sự đồng ý ,

(c) phải có sự đồng thuận của người hiến tạng, dù họ còn sống hay đã chết, với mục đích là để cấy ghép vào người bệnh nhân nếu mô đó đã được cắt lấy mà không được sự đồng ý, và bệnh nhân này biết hoặc hoặc không quan tâm đến việc không có sự đồng ý đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn