Sống kiểu thời tiền sử làm việc hiệu quả hơn?

Thứ Năm, 10 Tháng Năm 20182:00 SA(Xem: 6351)
Sống kiểu thời tiền sử làm việc hiệu quả hơn?
bbc.com
Zaria Gorvett BBC Capital

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images

Họ đi hoặc chạy nhiều dặm đường mỗi ngày trên chân trần. Họ sinh tồn với chế độ ăn uống gồm rau, trái cây, thịt và cá - và thường ăn thực phẩm sống. Họ ngủ trên mặt đất và mặc vải làm từ da gấu.

À không, phần cuối là tôi bịa ra đấy!

Đó là những người cuồng chế độ ăn của người tiền sử và rất có thể một trong số họ đang ngồi ngay cạnh bạn.


Những người theo trào lưu trở về Thời Đồ Đá này sống theo cách như tổ tiên chúng ta thời tiền sử, giai đoạn lịch sử loài người bắt đầu chừng 2,6 triệu năm trước và kết thúc khoảng năm 10.000 trước Công Nguyên.

Thời đó con người sống trong những bộ tộc nhỏ gọi là "nhóm người" và có lối sống năng động, chủ yếu là sinh hoạt ngoài trời.

Chỉ với vài công cụ bằng gỗ và đá đơn giản, cuối cùng họ đã chinh phục tất cả các châu lục, trừ Nam Cực. Họ săn bắn hàng loạt các loài thú lạ, từ hà mã lùn đến những con lười khổng lồ. Bạn hãy tưởng tượng ra quang cảnh giống như trong phim Early Man của Aardman, nhưng ít cảnh chơi bóng đá hơn.

Trào lưu thực hành lối sống giống người tiền sử bắt đầu với chế độ ăn tiền sử, chuyển từ ăn thực phẩm đã qua chế biến, giàu carbohydrate sang thực đơn gồm các món giàu protein và nhiều chất xơ.

Giờ đây, phong cách sống Thời Đồ đá đã len lỏi vào công sở.

Ngày nay, lối sống này lan ra cả đến đủ kiểu thói quen không tiện lợi cho lắm. Những người thích sống kiểu này trên khắp thế giới bắt đầu chạy bộ bằng chân trần, không nằm nệm mà chuyển xuống ngủ trên nền đất cứng, lạnh, nhịn ăn trong nhiều ngày, đi vệ sinh trong tư thế ngồi xổm, và thậm chí thường xuyên hiến máu để kích thích tình trạng cơ thể bị thương, và còn nhiều thứ khác nữa.

Có vẻ như làm việc liên tục nhiều giờ, căng thẳng kéo dài, làm việc trong các tòa nhà thiết kế mở, rộng mênh mông và ngồi lỳ ở bàn làm việc cả ngày thì không tốt cho sức khỏe. Tất cả những điều này đều gây tác động tiêu cực tới năng suất làm việc.

Hãy cùng bước vào công sở thời tiền sử, một ý tưởng có thể giúp nơi làm việc hiệu quả hơn.

Điều này không có nghĩa là ta để râu mọc dài hoặc tổ chức họp hành trong hang động. Chỉ là những thay đổi nhỏ để thời gian làm việc phù hợp với nhịp sinh học của con người hơn. Chẳng hạn, tổ chức họp trong lúc đi bộ, lắp đặt bàn cao để nhân viên đứng làm việc thay vì ngồi theo thói quen lâu nay, và có nhiều quãng nghỉ ngắn thường xuyên để giảm căng thẳng.


Những người ủng hộ quan điểm sống này lập luận rằng trong khi công nghệ và văn hóa phát triển với tốc độ nhanh kinh ngạc thì cơ thể của chúng ta lại không bắt kịp.

Họ cho rằng con người ngày nay vẫn là những người săn bắn - hái lượm, bị đặt nhầm chỗ vào thế giới kinh tế toàn cầu với giờ làm việc kéo dài.

Đó là ý kiến gây tranh cãi, nhưng dù quan điểm của bạn là gì, thì bất cứ sáng kiến nào làm cuộc sống tại công sở dễ chịu hơn đều rất đáng thuyết phục.

"Có ba khía cạnh với vấn đề này - một là cách tổ chức trong văn phòng và cách người ta quản lý nó. Thứ nữa là cần tạo ra môi trường ít nhất cũng đem lại cho chúng ta thứ gì đó mà ta từng quen thuộc khi còn sống cuộc đời săn bắn, hái lượm. Và điều thứ ba là phải làm sao để chúng ta bớt tình trạng cứ ngồi yên một chỗ," Gostave Milner, tác giả quyển sách giúp cải thiện lối sống bằng cách tìm hiểu kỹ hơn về thời tiền sử, nói.

Con số Dunbar thần kỳ

Hãy lấy quy mô công ty làm ví dụ.

Trong thế giới các tập đoàn, người ta thường cho rằng quy mô càng lớn càng tốt, nhưng có lẽ điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Nói chung, nhóm làm việc lớn thì có thể làm được nhiều việc hơn, nhưng từng cá nhân trong nhóm lớn thực ra lại làm việc tệ hơn.

Có rất nhiều thuyết giải thích vì sao điều này xảy ra, từ việc cho rằng người ta dễ tìm ra sự hỗ trợ hơn trong nhóm nhỏ, đến xu hướng đồng ý với tất cả những gì đồng nghiệp nói nếu nhóm làm việc quá đông người.

Giám đốc điều hành của Amazon Jeff Bezos gọi đó là quy luật "hai chiếc bánh pizza": nếu như các thành viên của một nhóm ăn hai chiếc pizza mà không đủ no thì có nghĩa là nhóm đó quá lớn.

Nhưng lý do tối ưu hóa khả năng làm việc của từng cá nhân lại có nguồn gốc từ trong cơ thể sinh học của con người.

Trong thực tế, duy trì tình bạn có thể là việc rất mỏi mệt về mặt tinh thần, và số người ta có thể duy trì quan hệ xã hội vào bất cứ thời điểm nào trong đời là có giới hạn, con số đó khoảng 150 người.

Có một khái niệm khác là "bạn sơ giao", những người ta theo dõi trên mạng xã hội và có thể mời đến dự bữa tiệc đông người.

Quy tắc này có thể ứng dụng trên rất nhiều nền văn hóa và thời đại, từ những ngôi làng Mesopotamian cổ xưa (tên vùng đất cổ xưa nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates Tây Á) với những người du mục Kung San ở Botswana, số người mà mỗi chúng ta quen biết đều giống nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn