Hôm nay, Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố :
"Lập trường của Trung Quốc rất rõ ràng và nhất quán. Nếu Hoa Kỳ muốn đàm phán, cánh cửa của chúng tôi vẫn mở, nhưng đối thoại phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng." "Nếu Hoa Kỳ muốn chiến đấu, phản ứng của chúng tôi sẽ tiếp tục đến cùng. Áp lực, đe dọa và cưỡng ép không phải là cách đúng đắn để đối phó với Trung Quốc."
Trong khi đó thì Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn có vẻ kẻ cả :
“Không có người chiến thắng trong các cuộc chiến thuế quan - chúng không phục vụ lợi ích của bất kỳ ai và không mang lại lợi ích cho người dân. Nếu Washington chọn chiến tranh thương mại, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng. Áp lực, đe dọa và tống tiền không phải là cách đúng đắn để đối phó với chúng tôi.
Trung Quốc không muốn chiến đấu với họ, nhưng sẽ không sợ khi họ đến với chúng ta. Chúng ta sẽ không ngồi yên và để các quy tắc thương mại quốc tế bị phá hoại.”
Luận : Về nguyên tắc, trong bất cứ cuộc đối đầu nào thì cả hai đều tổn hại. Nhưng thằng ế hàng hóa sẽ thiệt hại nặng nề hơn thằng phải mua hàng đắt. Bởi lẽ :
- Thằng sản xuất và bán hàng hóa thông thường sẽ cần người mua để tồn tại và kiếm lời. Vì vậy mới có câu “khách hàng là người trả lương” - Tức là làm thuê cho người mua. Đồng thời, thằng sản xuất phải đầu tư lớn về tài chính, mặt bằng, công nghệ, nhân công, quảng cáo … nên khi hàng hóa ứ đọng tức là chết. Không chỉ “chết” thằng chủ doanh nghiệp mà còn kéo theo cái “chết” của vô số các lao động và chuỗi lực lượng lao động liên quan.
Chưa hết, những lao động đó còn x2 (một lao động thất nghiệp thì ít nhất thêm 1 người liên quan, như : con cái, vợ/chồng hoặc cha/mẹ già…). Từ đó kéo theo hệ lụy xã hội cực kỳ ghê gớm. Đặc biệt ở các quốc gia đông dân mà khoảng cách giàu - nghèo quá chệnh lệch
- Còn thằng mua hàng thì hoặc nó có quyền lựa chọn mua hàng của thằng khác rẻ hơn, kể cả có đắt hơn khi cuộc chiến thuế quan chưa xảy ra thì nó chỉ việc mua ít đi, hoặc nó “nhịn” một thời gian ngắn cũng đâu có sao. Bởi nó là kẻ có tiền (ông chủ) mà. Và có hàng chục các quốc gia khác sẵn sàng trong thời gian ngắn sẽ lấp đầy khoảng trống thiếu hụt đó
Trong khi đó, cuộc chiến thuế quan mà Trump phát động không chỉ nhằm mục đích kiếm tiền từ thu thuế, mà chính là buộc các quốc gia khác phải mua hàng hóa của Mỹ nhiều hơn, công bằng và tương xứng hơn. Do đó, việc áp thuế cao đối với hàng từ các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ là để khiến hàng hóa đó không thể bán được ở Mỹ, vì giá quá đắt và người mua ở Mỹ sẽ tự quay lưng, chứ chính quyền không cần phải cấm đoán - hành vi phi thị trường
Đặc biệt, Trump đồng thời khai chiến thuế quan với gần hết các quốc gia trên thế giới (hơn 80 quốc gia) là nhằm mục đích khiến quốc gia nào cũng phải lo lắng bị trừng phạt, không bán được hàng và phải tự cứu mình. Điều đó khiến Trung Quốc gần như không có cửa tìm kiếm, mở rộng thị trường mới để giải quyết tình trạng ứ đọng hàng hóa của mình
Vì vậy, trong lúc này, thằng nào sản xuất càng lớn, càng dồi dào như Trung Quốc thì thằng đó sẽ càng chết nhanh hơn bất cứ ai.
LÊ XUÂN NGHĨA 10.04.2025
Đồng ý rằng việc Trump đánh thuế nặng nề hàng hóa T.C là giáng một đòn chí tử vào ngành kinh tế T.C với mức thặng dư kinh khủng trong cán cân thương mại giữa đôi bên (cần biết là 14 % xuất cảng của T.C là vào Mỹ) nhưng T.C từ lâu đã sửa soạn việc leo thang và đã có một thái độ chơi tới cùng với Mỹ. Tại sao bọn chúng dám có thái độ như vậy? Cứ thấy việc Trump phải lùi bước vào cuối tuần này, tuyên bố hoản đánh thuế lên các điện thoại di động và laptop thì đủ biết là không dễ ăn. Đừng ai nói là việc Trump đánh thuế lên hàng Tàu khiến hàng của chúng mắc mỏ và dân chúng sẽ phải đi mua hàng xứ khác. Có những món hàng thông dụng và rất cần trong đời sống mà không có ai sản xuất và bán như T.C, và người tiêu dùng Mỹ, ngay cả trong những người thù ghét T.C, cũng không thể nào kiếm được. Đó là chưa nói đến việc Trump tăng thuế sẽ khiến cho hàng hoá tăng giá và gây thêm trầm trọng tình trạng lạm phát mà Trump vẫn hô hào sẽ giảm trong chiến dịch tranh cử.
Ngoài ra cũng cần phải biết là T.C còn có những đòn trả đũa đánh vào kỹ nghệ Mỹ vì đang ở thế thượng phong. Chẳng hạn kỹ nghệ dược phẩm phải dựa vào pénicilline do Tàu cung cấp. Chẳng hạn kỹ nghệ chế tạo xe hơi chạy điện phải phụ thuộc vào các bình điện của Tàu. Chẳng hạn kỹ nghệ high-tech, ngay cả sảng xuất phản lực cơ F35, mà phần đông phải phụ thuộc 70 % vào đất hiếm của T.C v.v...
Nói rằng Trump muốn đánh thuế quan để cân bằng cán cân thương mại là hùa theo luận điệu của Trump. Cho đến nay vẫn không ai rõ cách Trump đưa ra những con số khủng mà các nước đánh vào hàng Mỹ và cũng không biết rằng Mỹ đã hưởng lợi rất nhiều qua các dịch vụ kỹ thuật số mà các công ty Mỹ như Google, Amazon, Apple, Facebook, Microsoft đã thâu hoạch. Ngoài ra đừng quên là Trump đánh thuế quan cũng vì muốn gầy dựng lại ngành kỹ nghệ Mỹ, như sản xuất xe hơi, để các nước trên thế giới áp đảo. Nhưng đó chỉ là giấc mơ viễn vong của Trump vì không thể nào trong một sớm một chiều mà phục hồi được ngành công nghệ quá lụn bại cho đến giờ, nhất là làm sao để cạnh tranh với hàng hóa Á châu, khi mà giá nhân công không rẽ so với T.C, Việt Nam chẳng hạn (đã có một dự đoán cho rằng nếu một điện thoại di động Apple được sản xuất ở Mỹ sẽ bán với giá 3 500 đô).
T.C lại còn một chiêu nữa để chơi Trump là đánh thuế lên các nông sản Mỹ mà T.C nhập cảng rất nhiều. Đây là T.C đánh vào yếu huyệt của Mỹ, nơi có những tiểu bang nông nghiệp, nghèo nàn, đã đồng loạt bầu cho Trump, và chắc chắn rằng họ sẽ làm loạn bắt buộc Trump phải lùi bước.
Để kết luận, theo tôi thì Trump sẽ phải lùi bước, vì khác với những chế độ độc tài C.S như Tàu, Nga, Trump tuy là đang thao túng chính trường Mỹ, nhưng vẫn phải coi chừng dư luận đã bắt đầu có mầm móng bất mãn, và nhất là việc chứng khoán tuột dốc vì đường lối thuế quan của Trump.
NdP