Phó Đức An - Mổ xẻ lệnh bắt Putin

Thứ Hai, 20 Tháng Ba 20232:00 CH(Xem: 1783)
Phó Đức An - Mổ xẻ lệnh bắt Putin

92 

Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin vào thứ Sáu, ngay trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Moscow.

Động thái này được nhiều nước hoan nghênh, Tổng thống Ukraine Zelensky cho rằng đây là "quyết định lịch sử", còn Pháp cho rằng đây là sự kiện "cột mốc". Đồng thời khiến cho cuộc gặp giữa Tập và Pu trở nên có chút ngượng ngùng, Tập sẽ liên tưởng :”Mình đang bắt tay một tội phạm chiến tranh, một kẻ bị truy nã?”. Mất mẹ nó hứng!

Bộ Ngoại giao Pháp đã tweet vào thứ Sáu rằng lệnh bắt giữ của ICC đối với tổng thống Nga "sẽ là một sự kiện mang tính bước ngoặt", có nghĩa là "bất kỳ ai chịu trách nhiệm về tội ác của Nga ở Ukraine, bất kể địa vị của họ cao hay thấp đều không thể trốn tránh Công lý."

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Pháp nói thêm rằng Pháp hoàn toàn ủng hộ một cuộc điều tra tư pháp quốc tế độc lập để đảm bảo rằng bất kỳ ai phạm tội ở Ukraine sẽ bị đưa ra trước công lý.

Người phụ trách đối ngoại của EU Borrell cho biết lệnh bắt giữ của ICC đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin vì tội ác chiến tranh và phi pháp xua đuổi người là "một quyết định quan trọng". Ông nói thêm rằng quyết định "chỉ là khởi đầu của việc buộc Nga và các nhà lãnh đạo của nước này phải chịu trách nhiệm về những tội ác và sự tàn bạo mà họ đã gây ra ở Ukraine." Nga nên nhớ rằng: "Không thể có sự miễn trừ".

Vương quốc Anh hoan nghênh lệnh bắt giữ của ICC đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin về tội ác chiến tranh "xua đuổi bất hợp pháp" trẻ em Ukraine. Ngoại trưởng Anh James Cleverley đã tweet: "Chúng tôi hoan nghênh hành động của Tòa án Hình sự Quốc tế độc lập nhằm buộc những người đứng đầu chế độ Nga phải chịu trách nhiệm, bao gồm cả Putin."

Lệnh bắt giữ Putin đang được coi là một tín hiệu từ cộng đồng quốc tế rằng những gì đang diễn ra ở Ukraine là trái với luật pháp quốc tế. Tòa án cho biết lý do công khai lệnh truy nã là vì những tội ác này vẫn đang tiếp diễn. Bằng cách này, ICC đang cố gắng ngăn chặn các tội ác tiếp theo diễn ra.

Hiện tại, Putin có quyền lực tuyệt đối ở đất nước mình, vì vậy không có khả năng Điện Kremlin sẽ giao Putin cho ICC. Miễn là ở lại Nga, Putin không có nguy cơ bị bắt. Nhưng ra khỏi Nga đến những nước công nhận ICC thì Putin có thể bị gông cổ nộp cho tòa án quốc tế.

Mặc dù Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở The Hague đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin, nhưng đó chỉ là bước đầu tiên trong một quá trình rất dài. Liên Hợp Quốc tin rằng có đủ bằng chứng để buộc tội nhà lãnh đạo Nga về tội ác chiến tranh ở Ukraine. Tuy nhiên, khối lượng các vấn đề thực tiễn và khâu hậu cần trong việc thực hiện vụ này là rất lớn.

Tòa án Hình sự Quốc tế được thành lập vào năm 2002 theo một hiệp ước được gọi là Quy chế Rome. Hiệp ước này quy định rằng nhiệm vụ của mọi quốc gia là thực thi quyền tài phán hình sự của mình đối với những người bị coi là tội phạm quốc tế. ICC chỉ có thể can thiệp khi một quốc gia không thể hoặc không muốn tiến hành điều tra và truy tố nghi phạm. Tổng cộng, có 114 quốc gia đã đồng ý tuân thủ hiệp ước này, trong đó hầu hết cả châu Âu, nhưng có một số ngoại lệ đáng kể, bao gồm cả Nga.

Tuy nhiên, Nga tuyên bố không đoái hoài gì đến lệnh bắt giữ này. Nghĩa là lệnh bắt giữ không có hiệu lực với Nga bởi Nga không công nhận tòa án này. Hôm 17/03, Tổng thống Mỹ Biden cũng thừa nhận Washington không công nhận Tòa Hình sự quốc tế (ICC) nhưng đồng ý với các tuyên bố của tòa này cho rằng Tổng thống Nga Putin đã "phạm các tội ác chiến tranh" ở Ukraine.

Có thể lệnh bắt giữ không được thực thi, nhưng ý nghĩa của nó lớn lao hơn cả bắt giữ. Trước mắt đây là một đòn tâm lý nặng nề với Putin và cả nước Nga. Trên thực tế, ý nghĩa thực sự của lệnh bắt giữ Putin còn sâu xa hơn việc có tất cả 114 quốc gia sẽ bắt giữ ông ta.

Nói thẳng ra, đây là một sự sỉ nhục tột cùng, một dân tộc Nga có lãnh thổ lớn nhất thế giới, dân số 140 triệu người, luôn có tham vọng phát triển sự nghiệp của đế chế vĩ đại, nhưng lãnh đạo của mình, lãnh tụ của quốc gia, lại là tên tội phạm bị tòa án quốc tế truy nã. Đây không chỉ là một sự sỉ nhục cá nhân đối với Putin mà còn đối với toàn bộ Đế quốc Nga.

Kể từ bây giờ, bất kỳ công dân Nga nào cũng sẽ bị ám ảnh về điều này :”Tổng thống nước mình đang bị truy nã, nhục thật!”.

Nói thẳng ra, vì người đứng đầu đất nước này đã trở thành tội phạm, nên sự phát triển trong tương lai của đất nước, bất kể là không gian kinh tế, chính trị, ngoại giao, v.v..., sẽ bị cô lập rất nhiều, mức độ cô lập làm suy sụp hoàn toàn hình tượng của Nga trên trường quốc tế.

Nói thẳng ra, sự việc này đã mở ra một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, mục tiêu của giai đoạn này không chỉ là thu hồi toàn bộ lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng, mà còn là bắt giữ Putin, tội phạm đã khơi mào ra cuộc chiến.

Theo nghĩa này, thông điệp được tiết lộ bởi lệnh bắt giữ này là:

Chiến tranh Nga-Ucraina sẽ không thể kết thúc bằng bất kỳ biện pháp hòa bình hay ngừng bắn nào. Ngay cả khi quân đội Nga rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, họ sẽ phải đối mặt với áp lực phải giao nộp tội phạm chiến tranh tức thì.

Lệnh bắt cũng gửi đi nhiều thông điệp khác:

Điều quan trọng nhất trong số này là: Một sự đồng thuận đã được hình thành trong cộng đồng quốc tế: thất bại của Nga là không thể tránh khỏi.

Sẽ không có khả năng đàm phán ngoại giao để chấm dứt cuộc chiến.

Thậm chí có khả năng Nga bị tước quyền tuyên bố thất bại.

Kết quả của nó không khả quan bằng Nhật Bản, quốc gia bại trận trong Thế chiến thứ 2. Ít nhất, Nhật Bản vẫn giữ được ưu đãi không quy trách nhiệm cho Nhật hoàng.

Đây là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới.

Đó cũng là sự kết thúc của một kỷ nguyên cũ.

Và giấc mơ đế chế của toàn thể nhà nước Nga, toàn thể dân tộc Nga cuối cùng sẽ kết thúc với sự xuất hiện của Putin đứng trước vành móng ngựa, kéo theo một dấu chấm hết to đùng.

PHÓ ĐỨC AN 19.03.2023

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn