Ô danh quốc thể

Thứ Ba, 13 Tháng Ba 20186:15 SA(Xem: 8240)
Ô danh quốc thể

Bá Tân

H1-75
Bát nháo ở chùa Đồng, Yên Tử, Quảng Ninh. Nguồn: internet

Ít nhất trong khu vực, không quốc gia nào hỗn độn bát nháo nơi đền, chùa như Việt Nam.

Phản văn hóa nơi đền, chùa trở thành điểm nóng của báo chí quốc doanh cũng như bạt ngàn mạng xã hội.

Tranh ấn. Cướp lộc. Chen nhau đốt vàng mã. Dúi tiền vào miệng tượng phật. Ăn uống bê tha trước cổng đền, chùa. Mặc áo cộc, quần ngắn sát mông khi cầu xin vái lạy thánh, thần.

Họa sĩ trứ danh của nhân loại cũng khó vẽ được bức tranh hỗn tạp, ô uế, tởm lợm như hiện trạng đương thời tại đền, chùa Việt Nam.

Đích thực đó là bức tranh, hiện trạng ấy tự nó là bức tranh làm ô danh quốc thể. Mọi báo cáo khoe khoang, cả hệ thống báo chí quốc doanh ngày đêm một mực tô hồng đều trở nên lu mờ trước bức tranh “đầy sức sống” ấy.

Khi quốc thể bị ô danh, từng công dân mất điểm, dễ bị coi thường so với cộng đồng công dân cùng khu vực. Thực ra, với thảm họa tại đền, chùa như hiện thời, bị coi thường là xứng đáng. Và nhất là, khi quốc thể bị ô danh, giới quan chức – nhất là những người đứng đầu – rơi xuống đáy, nằm chiếu rách cuối cùng khi phân hạng trong lòng dân chúng.

Không nói đâu xa, chỉ so với Lào, đền-chùa của Lào áp đảo Việt Nam cả về số lượng cũng như nghệ thuật kiến trúc và năng lượng linh thiêng.

Người dân Lào cũng như nhiều nước trong khu vực, tận trong sâu thẳm trái tim, coi đền-chùa là chốn tôn nghiêm. Đặt chân vào đền-chùa là bước vào cõi linh thiêng. Từ thuở bé thơ, ai cũng được truyền dạy tôn thờ tôn giáo. Ông bà dạy cháu. Cha mẹ dạy con. Đến lớp, thầy cô giảng dạy. Tôn giáo ngấm vào mỗi người như là ngày ngày hít thở khí trời.

Cách tồn tại và làm người hiện thời của Việt Nam gần như ngược lại. Người ta biến đền-chùa thành nơi xin-cho. Những kẻ vô thần, vô đạo kéo đến đền-chùa y như ra chợ để mua và bán. Trong gia đình, ở trường học, các cơ quan chẳng đoái hoài giảng giải tôn giáo.

Giảng dạy và tuyên truyền độc tôn chủ nghĩa cộng sản. Cung quá nhiều, cầu quá ít. Thực tế “chiếu tướng” bóp nát lý thuyết. Chủ nghĩa cộng sản, tận trong sâu thẳm của số đông, ngày càng mờ nhạt, thậm chí trở nễn xa lạ như là chuyện thần thoại.

Tôn giáo thì bát nháo. Chủ nghĩa cộng sản không đi vào lòng người. Thế là không ít người Việt trở nên mất phương hướng. Họ như là những con tàu, nằm bờ coi như vứt, mà ra khơi là húc vào nhau. Không tại biển. Chẳng phải do chủ tàu. Chỉ vì không có người đủ uy danh điều khiển dân chúng trước khi bước lên tàu, trước khi theo tàu ra khơi xa.

Người Việt bây giờ giống như đi vào rừng sâu. Tốt nhất là tự sắm chiếc la bàn. Cùng kiệt đến mức không có la bàn, cố nhìn theo mặt trời mày mò tìm lối ra. Không có la bàn. Không dựa vào mặt trời. Cứ cắm cổ mà đi, càng đi càng lạc đích, thậm chí dễ trở thành mồi ngon cho hổ đói.

Hiện thời và e rằng kể cả tương lai, không có nước nào trong khu vực có thể “sánh vai” Việt Nam về mức độ tha hóa tôn giáo. Thủ phạm tha hóa tôn giáo đến từ hai phía: dân trí thấp, quan trí lùn. Với không ít người dân, họ vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân.

Những quốc gia giàu mạnh và văn minh trên thế giới, từ dân cho đến quan, hàng ngày cũng như trọn đời, một lòng tôn kính tôn giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn