Quyền lực “thượng đế” nhí ở Trung Quốc

Thứ Tư, 14 Tháng Ba 20186:00 SA(Xem: 6619)
Quyền lực “thượng đế” nhí ở Trung Quốc

 

4514Dẫn con đi mua sắm trong một siêu thị ở Bắc Kinh

Ai là người có ảnh hưởng nhất trong gia đình ở Trung Quốc ngày nay trong quyết định mua sắm hàng tiêu dùng? Do chính sách “một con” ban hành từ đầu thập kỷ 1970, thanh thiếu niên ở Trung Quốc dần dần trở thành “thượng đế” có quyền lực nhất

Ai là người có ảnh hưởng nhất trong gia đình ở Trung Quốc ngày nay trong quyết định mua sắm hàng tiêu dùng? Do chính sách “một con” ban hành từ đầu thập kỷ 1970, thanh thiếu niên ở Trung Quốc dần dần trở thành “thượng đế” có quyền lực nhất

Gia đình họ Jiang ở Bắc Kinh gồm có hai vợ chồng, một đứa con gái 5 tuổi và hai ông bà già chồng. Đứa cháu nội Jiang Xuan là con một và hầu hết các vật dụng trong nhà đều mua theo sở thích của cháu hoặc vì tương lai của cháu. Khi Jiang Xuan lớn lên, ảnh hưởng của cháu trong việc mua sắm cho gia đình càng ngày càng lớn. Nếu hồi xưa, cha mẹ muốn mua gì con trẻ không được tham gia ý kiến thì nay, đứa con duy nhất này hợp cùng với cha mẹ thành một “bộ ba” ra quyết định mua sắm, trong đó ý kiến của người con luôn luôn được tôn trọng nhiều hơn ý kiến của ông bà sống chung trong gia đình. Dĩ nhiên, theo truyền thông người châu Á, khi trong nhà có việc mua sắm, ông bà luôn được tham khảo ý kiến nhưng quyền quyết định hầu như thuộc về “bộ ba” nói trên.

Bà Peng Yang, 36 tuổi, trợ giảng tiếng Anh ở một trường đại học, con dâu trong gia đình họ Jiang nhận xét: “Hồi còn nhỏ, tôi không bao giờ dám có ý kiến gì. Còn trẻ con ngày nay có tiếng nói nhất định trong những lần mua sắm quan trọng”. Và người ra quyết định sau cùng vẫn là chồng bà Peng, 38 tuổi, một nhà quản lý về thị trường.

Gia đình họ Jiang nói trên là một trong nhiều đối tượng mà Công ty Horizon chuyên nghiên cứu thị trường, đã điều tra để xác định ai là người có ảnh hưởng nhất trong gia đình người Hoa hiện nay trong việc mua sắm cho gia đình và cho cá nhân. Cuộc điều tra cho thấy cơ cấu và các giá trị trong gia đình người Hoa hiện nay ở đại lục đã thay đổi nhiều kể từ khi Chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách “mỗi gia đình chỉ được có một con” vào đầu thập niên 1970. Hai mươi năm sau, một trong các hậu quả của chính sách này về mặt thị trường là trẻ con sinh ra trong giai đoạn này trở thành người quyết định mua sắm.

Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng trong và ngoài nước nhắm vào thị trường mênh mông của Trung Quốc nay đã bắt đầu hiểu ra rằng cần phải có những chiến lược sản xuất và tiếp thị mới, phù hợp với sự thay đổi cơ cấu và giá trị gia đình người Hoa hiện nay. Bà Zhang Jun, một trong những nhà nghiên cứu của Horizon, phân tích: “Các nhà sản xuất trong nước đã bắt đầu có ý thức về khái niệm phân khúc thị trường và chọn lọc đối tượng nhưng họ chưa hiểu sâu về gia đình như một đơn vị tiêu thụ. Các công ty nước ngoài rất mạnh về kỹ thuật tiếp thị nhưng lại chưa hiểu hết văn hóa và giá trị gia đình của người Hoa”.

Ảnh hưởng của chính sách một con thể hiện rõ nhất trong việc chi tiêu của một gia đình. Cuộc điều tra kể trên cho thấy gia đình người Hoa hiện nay dành khoảng 30% thu nhập để thỏa mãn nhu cầu của đứa con duy nhất. Trong ngành xe hơi, người bán cũng ngộ ra một điều: Một trong 4 lý do mua xe hơi là để phục vụ con. Tiếng nói của con cái trong việc mua sắm trong gia đình đặc biệt có ảnh hưởng mạnh ở lứa tuổi từ 13 đến 18. Sau lứa tuổi này, hoặc chúng đi làm hoặc học đại học, ảnh hưởng này dần dần phai nhạt.

Phạm Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn