Bông Lau - Ăn bánh mì Ukraine, thờ ma Putin

Thứ Hai, 09 Tháng Năm 20226:00 SA(Xem: 2453)
Bông Lau - Ăn bánh mì Ukraine, thờ ma Putin
 
bl_01

Cuộc chiến ở Ukraine hiện nay và cuộc chiến ở Việt Nam cách đây nửa thế kỷ có những điểm tương đồng và dị biệt.

Tương đồng là một chế độ độc tài chuyên chính dùng võ lực để chiếm đoạt ép buộc một quốc gia khác phải nằm trong quỹ đạo của mình (Liên Bang Xô Viết mới hay đế quốc Nga hiện nay). Khi quốc gia nạn nhân này muốn được tự do lựa chọn thể chế dân chủ và tiến gần lại với thế giới văn minh thì bị chế độ độc tài đó xua quân xâm lăng.

Một điểm tương đồng khác là chế độ độc tài ấy cũng dùng những mỹ từ bịp bợm như “giải phóng các nạn nhân (Ukraine) đang bị kìm kẹp dưới ách thống trị của tay sai Đức Quốc Xã”. Và dân tộc của chế độ độc tài ấy (Russian) cũng bị sống trong bức màn sắt, bị bưng bít thông tin và đầu độc ám sát nếu có mầm mống “phản động”. Giống Việt Cộng tuyên truyền dân miền Nam quằn quại rên siết dưới gót giày đế quốc Mỹ ác ôn. Ở miền Bắc cũng có những cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, những cuộc đàn áp trí thức như Nhân Văn Giai Phẩm năm 1955.

Tuy nhiên có những điểm dị biệt là dân tộc Ukraine văn minh hơn nếu so với dân tộc Việt Nam cách đây nửa thế kỷ. Ukraine là một quốc gia kỹ nghệ có trình độ khoa học kỹ thuật cao nên dân trí mở mang hơn. Muốn chế tạo một hỏa tiễn đòi hỏi học tập nghiên cứu, biết suy nghĩ và đặt câu hỏi. Trong nhiều thập kỷ qua thông tin internet và tiếp xúc với các quốc gia tiền tiến Âu Mỹ đã giúp người dân Ukraine quen dần cuộc sống tự do dân chủ.

Ngược lại Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu gò bó trong khuôn khổ gia đình và thôn làng. Không cần phải vào đại học nông nghiệp để nghiên cứu các chương trình trồng trọt quy mô tân tiến, các phương cách sử dụng cơ giới tối đa như nông nghiệp Âu Mỹ. Nông dân Việt Nam chỉ cần còng lưng cày bừa chăm chỉ hay ra đồng bắt cua cá là đủ sống qua ngày. Nhà nước gồm có những ai mặc kệ, muốn làm trời làm đất cướp dất hay tham ô sao cũng được, hỏng dám có ý kiến nhiều. Ngày hôm nay tuy là thời đại mạng xã hội internet, nhưng đa số người Việt dùng để giải trí hơn là tìm hiểu và ưu tư trước những biến động thời sự.

Dân Ukraine cũng giống như dân Nga là mê rượu Vodka và họ cũng say xỉn. Tuy nhiên họ không ngồi ì bên bàn nhậu lâu như người Việt. Họ biết phận sự phải về nhà với gia đình và quan tâm tới vận mệnh quốc gia. Còn ở Việt Nam đi dọc theo các vỉa hè mỗi đêm người ta thấy tuổi trẻ rường cột của dân tộc ngồi đông lúc nhúc mỗi đêm cho đến rạng sáng. Những câu chuyện lè nhè trong cơn say chắc chắn hổng phải là bàn về kế hoạch đánh quân xâm lược Tàu khựa.

Hiện nay cả thế giới tự do trầm trồ ngưỡng mộ cuộc chiến tự vệ hào hùng của dân quân Ukraine. Nhưng ít có ai ngờ Ukraine cũng có những điểm tương đồng như Việt Nam trước 1975. Đó là những phần tử nối giáo cho giặc. Họ ăn bánh mì Ukraine, nhưng thờ bóng ma Vladimir Putin. Giống bọn ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản ở miền Nam ngày xưa.

Theo theo tổ chức Brookings Institution. Sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ năm 1991, Ukraine dành lại độc lập nhưng hầu hết dân Ukraine vẫn có thiện cảm với người Nga và họ mong muốn hai dân tộc sống hòa thuận với nhau.

Có 17% trong dân số 47 triệu của Ukraine là người Nga thiểu số. Có 46% dân số Ukraine nói tiếng Nga trong gia đình. Ngôn ngữ Ukraine và Nga ngữ gần giống nhau. Phong tục tập quá giống nhau, cũng mê nốc Vodka, ăn cá khô và xực món quốc hồn bắp cải đỏ hầm bốc mùi “thơm lừng”.

Lịch sử Ukraine cũng đã từng trải qua những cuộc thảm sát tàn bạo vì hệ thống “Hợp Tác Xã Nông Nghiệp” ngu xuẩn của Liên Xô, đã làm hàng triệu người Ukraine chết đói. Sau đó một số người Ukraine và Nga đã tiếp tay với Đức Quốc Xã giết 1,5 triệu người Ukraine gốc Do Thái vào năm 1941.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine muốn xích lại gần hơn với Âu Châu. Và sau khi Vladimir Putin thôn tính bán đảo Crimea của Ukraine thì tâm tình của dân tộc anh em này bắt đầu rạn nứt. Theo thống kê thăm dò năm 2017 thì có 57% dân Ukraine “lạnh lùng” với Liên Bang Nga, và chỉ có 17% là “nồng ấm” với người anh em “Rusky”.

Khi Vladimir Putin xua quân vào Ukraine ngày 24 tháng 02 vừa qua thì 17% tình nghĩa “nồng ấm” còn lại này có lẽ đã bốc hơi gần hết. Sự tàn bạo dã man của quân Nga được đổi lại bằng sự căm thù của dân tộc Ukraine.

Tuy nhiên giống xã hội của Việt Nam Cộng Hòa trước đây luôn luôn có những phần tử nằm vùng phản bội làm tay sai cho địch. Ukraine cũng không thoát khỏi những mầm mống ung thư đó.

Trong một ngôi làng nhỏ phía bắc Ukraine cách biên giới Liên Bang Nga 96 km, một “Babushka” (tiếng Nga nghĩa là cụ bà) tên Olena 66 tuổi nhìn qua cửa sổ thấy gã hàng xóm cao giò tên Girovka bước ra xe hơi của hắn có đánh dấu phe Nga. Hắn bắn trái sáng “flares” lên bầu trời đêm. Qua ngày hôm sau một đoàn cua sắt của Nga từ trong rừng xuất hiện và tiến vào làng.

Những ngày sau đó quân xâm lược Nga rút lui. Lập tức có bốn nhân viên an ninh của chính phủ Ukraine đến nhà của cụ bà Olena để điều tra. Những người hàng xóm khác cũng cho các nhân viên an ninh này chi tiết họ thấy Girovka đi bộ tới vị trí đóng quân của binh sĩ Ukraine. Sau đó vị trí này bị quân Nga pháo kích. Tuy nhiên Girovka đã cao bay xa chạy, hỏng ai thấy hắn nữa.

Dmytro Ivanov, Phó trưởng ban quản trị Dân và Quân sự vùng Chernihiv cho biết cơ quan đang điều tra một số phần tử nối giáo cho giặc. Những kẻ phản bội này đã dùng chất phốt pho dạ quang để đánh dấu các vị trí của binh sĩ Ukraine đóng quân. Chất hóa học này có thể nhìn thấy từ máy bay hay “Drone” không người lái.

Ông Phó trưởng ban Ivanov còn cho biết một số người địa phương đã chỉ điểm cho quân Nga biết các nhà kho có chứa lương thực. Một số người nhận tiền thưởng và đồ ăn của quân xâm lược để cung cấp những điều mà kẻ thù muốn biết.

Chính phủ Ukraine cũng điều tra một số vụ án tiếp tay cho giặc ở ngôi làng Berezanka, gần Chernihiv, cách thủ đô Kyiv 50 km về hướng bắc. Khi quân xâm lược chiếm vùng này hồi tháng trước, chúng đến gõ cửa những người có súng và tịch thu đồ chơi ngay. An ninh Ukraine nghi ngờ là có tay trong thông báo cho địch quân những ai tàng trữ hàng nóng.

Theo luật lệ Ukraine thì những người có súng phải đăng ký với chính phủ vì vậy ai làm việc trong bộ phận kiểm tra súng đạn của công dân Ukraine thì có thể làm nội gián cung cấp danh sách này cho giặc.

Rất khác với cách thức kiểm soát súng đạn ở Hoa Kỳ. Công dân Mỹ khi mua súng chỉ làm giấy tờ với người có giấy phép mua bán súng. Người có giấy phép hành nghề lái súng này sẽ làm công việc kiểm tra với cơ quan công lực tiểu bang là người mua súng không phải là tội phạm, và chính quyền liên bang không biết danh sách người mua súng. Danh sách ấy chỉ có người lái súng biết mà thôi.

Chính quyền cánh tả Hoa Kỳ luôn luôn muốn sửa đổi luật để biết danh sách ai có súng và nhiều người Mỹ không thích điều ấy. Vì họ sợ khi có biến thì sẽ có người đến gõ cửa tịch thu hay bắt họ như trường hợp của Ukraine. Hình ảnh những thường dân Ukraine bị trói tay sau lưng và bị xử tử trên đường phố sau khi quân xâm lược Nga rút khỏi vùng bắc thủ đô Kyiv đã nói lên hậu quả tàn khốc khi có nội gián trong cơ cấu chính quyền.

Ở ngôi làng Pisky, kề cận tỉnh Donetsk Oblast, khu vực miền đông Donbas, nơi chiến trận đã diễn ra khốc liệt. Khá đông dân chúng sống ở Pisky thân Nga kể cả một bà hiệu trưởng trung học ở đây. Bà là “má cách mạng” giống mấy má ở vùng xôi đậu miền Nam có thành tích giấu Vẹm dưới hầm.

Khi quân xâm lược Nga chiếm Pisky, má cách mạng Ukraine nức nở đón tiếp quân xâm lược và tuyên bố “Oh, các má đã chờ các con (bộ đội bác Putin) tám năm nay để các con vãn hồi trật tự nơi đây” – (Oh, we’ve been waiting for you for eight years so you could bring order!). Xong má mở toang cửa trường cho quân xâm lược đóng quân ở đó.

Rất tiếc là trong trường có treo hình và ca ngợi những binh sĩ Ukraine đã chiến đấu ở miền đông Donbas. Các hình ảnh này làm lính Nga sôi tiết và má cách mạng đã giúp giặc truy lùng các người trong hình.

Evhen Kostenyuk là một một nhân vật trong các tấm hình. Anh đã giải ngủ năm 2017. Lính Nga tới gõ cửa nhà mẹ của Evhen Kostenyuk mà anh đang sống cùng và lôi Kostenyuk ra khỏi nhà.

Lính Nga bắt anh 24 tiếng đồng hồ, đánh đập và tra tấn. Sau đó đem Kostenyuk vào rừng để xử tử. Viên đạn bắn trúng vai, sướt qua phổi và Kostenyuk gục xuống. Lính Nga bỏ đi. Nhưng Kostenyuk chỉ bị thương. Sau đó anh được một chiếc xe dân sự nhìn thấy, ngừng lại giúp băng bó vết thương, và chở tới một vị trí đóng quân của binh sĩ Ukraine.

Bà hiệu trưởng, má cách mạng, đã rời làng khi quân Nga rút đi. Nhưng sau đó má đã quay lại Pisky. Kostenyuk đã nói với má rằng: “Bà sẽ không sống sau khi cuộc chiến này tàn. Tôi sẽ dùng chính đôi tay mình để siết cổ bà”. (I told her that she won’t have a life after the war. I’ll strangle her with my own hands).

Cám ơn anh Evhen Kostenyuk rất nhiều. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều má cách mạng giấu giặc dưới hầm, má ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản, biến Việt Nam thành một quốc gia chậm tiến và thối nát ngày hôm nay. Má cách mạng Việt Nam rất cần đôi bàn tay gân guốc của anh.

Đài radio NPR loan tin cách đây một tháng là cơ quan an ninh Ukraine có bắt giữ khoảng 400 phần tử nối giáo cho giặc và họ hỏng biết phải làm zì với đám người phản bội này. Tuy nhiên Ukraine vừa mới thông qua đạo luật nếu làm nội gián, tiếp tay cho giặc, gây thiệt mạng cho công dân Ukraine thì sẽ bị tù chung thân. Chèn đét ơi sao mà hiền zậy cà. Đưa mấy đứa phản quốc ấy cho an ninh Iraq hay Saudi Arabia họ xử nhanh gọn ít tốn bánh mì nè.

BÔNG LAU 08.05.2022

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn