Bàn loạn về thông tin hóng được sau ngày thứ 34 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (29/03/2022)

Thứ Tư, 30 Tháng Ba 20225:55 CH(Xem: 2182)
Bàn loạn về thông tin hóng được sau ngày thứ 34 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (29/03/2022)

pl_02 

Tình hình quanh Kyiv thực ra là quân Ukraine có vẻ cũng chỉ đẩy lùi dần quân Nga, chứ không gọi là tổng phản công được. Tuy nhiên như chúng ta đã bàn nhiều rồi, Nga phần lớn là tự thua và sau đó do hoạt động triệt phá hậu cần rất tốt và triệt để của Ukraine, nên mức độ khó khăn ngày càng lớn lên. Bây giờ thì mục đích trước hết của họ là rút dần quân trên hướng này ra.

1. Trên hướng Kyiv do đó ai cũng cho rằng Nga chỉ đang câu giờ… Bản thân giới chức quân sự Ukraine cũng cực kỳ đề cao cảnh giác. Cá nhân tui thì không cho rằng ở đây Nga có thể tổ chức đánh lớn được vì mấy lý do:

– Trước đây chúng ta đã bàn mấy lần, việc đánh Kyiv mà muốn chiếm được thành phố lớn này, cần phải có một quân số đủ lớn, theo tui cũng vào cỡ 70 - 100.000 quân. Để phục vụ cho đội quân đó Nga cần phải có 100.000 người lo hậu cần là ít nhất, và 3.000 cái xe tải.

– Đánh Kyiv cũng đồng nghĩa với việc đặt lại mục tiêu ban đầu của “Chiến dịch quân sự đặc biệt” là tiêu diệt hoặc bắt sống nội các Zelensky. Chúng ta lại moi chuyện cũ ra nói lại: Người ta chạy lúc nào chẳng được, thế mà từ đầu chiến tranh họ vẫn ở nguyên thủ đô lãnh đạo kháng chiến. Muốn không cho người ta chạy thì không phải là 100.000 quân, phải là 400 - 500.000 quân.    

– Trên hướng Kyiv quân Nga tổ chức xây dựng nhiều tuyến công sự phòng ngự, nhưng lại cứ phải bỏ dần vì lý do thiếu thốn hậu cần, thương vong nhiều nhưng không được chữa chạy tốt…

Do đó việc quân Ukraine tích cực đánh liên tục nhưng không cần lớn sẽ rất hiệu quả, quân Nga sẽ cực kỳ mệt mỏi và chỉ muốn rút hoặc rã ngũ. Ngược lại phía Ukraine do không cần sử dụng lực lượng lớn nên ít thương vong, tiêu hao và thường xuyên giữ được sức khỏe của binh lính. Ngoài đánh ngày, việc “quấy đêm” cũng sẽ đóng góp thêm vào việc xuống sức nhanh của lính Nga. Các hệ thống công sự Nga bỏ lại cũng sẽ rất tác dụng trong việc chống các đợt tấn công tiếp theo nếu có của quân Nga.

2. Trên hướng Sumy, Nga cũng tuyên bố hạn chế hoạt động ở đây.

Quay lại với câu chuyện của Sư đoàn xe tăng Cận vệ số 4 “Kantemirovskaya,” đơn vị đã tham chiến trên hướng này vào khoảng từ ngày 01/03 và đưa toàn bộ lực lượng của mình vào gồm có 230 xe tăng T-80, rất nhiều xe bọc thép… Sau hơn ba tuần chiến đấu thì ngày 25/03 Sư đoàn này đã phải rút toàn bộ đội hình về lãnh thổ Nga, bỏ lại nhiều khí tài.

Theo những nguồn tin chưa kiểm chứng, sư đoàn này có thể đã mất hẳn cỡ 1/3 số xe tăng (>70 chiếc), số bọc thép chở quân của trung đoàn bộ binh cơ giới còn mất nhiều hơn nhiều. Chúng ta cùng hình dung số xe phải sửa chữa sẽ gấp rưỡi như thế mà trong điều kiện hiện nay, với ai cũng khó khăn chứ không riêng gì Nga.

Sau khi được bổ sung thì chính trung đoàn trưởng Trung đoàn xe tăng Cận vệ 13 của sư đoàn đã tự sát, vì phát hiện ra trong số T-64 mới đến cứ 10 chiếc chỉ có 1 chiếc có thể… cựa quậy được.

Sư đoàn này trên các tin của mass media gần đây gọi nó là “Sư đoàn xe tăng Stalingrad” là không đúng. Tên đầy đủ của nó là Sư đoàn xe tăng Cận vệ số 4 “Kantemirovskaya”, huân chương Cờ đỏ, huân chương Lênin tên danh dự Yuri Andropov.

3. Nhìn chung tui có một sai lầm là đưa cái tay Phan Quang vào làm tham mưu trưởng, mà hóa ra hắn hiếu chiến dã man. Suốt ngày bàn “phản công, phản công” thậm chí đòi giải vây cho Mariupol. Tui bảo ở đó mật độ quân Nga chiếm đóng rất cao, không dễ mà triển khai các cụm quân lớn để phản công đâu.

Thực tế thì hiện nay ngay xung quanh Kharkiv, Nga cũng không đủ lực lượng để tấn công thành phố nữa. Còn trên hướng Nam, như tui nhận xét hôm trước, các trận đánh xung quanh Izhium sẽ vẫn quyết liệt, vì Nga không quá khó khăn về hậu cần và lực lượng Ukraine ở đây cũng không dày và mạnh như miền bắc.

Vậy thì Nga liệu có thể tổ chức đánh lớn ở đây không? Có, và không.

Có, là nói về ý đồ. Đánh được thì tốt quá, nhưng có làm được hay không trên thực tế lại là một chuyện hoàn toàn khác. Tay bán nước chè Phan Quang khăng khăng nhận định Nga sẽ đánh mạnh để chiếm… Dnipro và thanh toán dứt điểm Mykolaiv. Tui có nhắc như vậy sẽ là một chiến dịch lớn đó, không khác gì đánh chiếm Kyiv đâu, vì diện tích của vùng rộng lớn hơn nhiều với rất nhiều điểm dân cư. Như vậy Nga lại phải chuẩn bị cỡ 70 - 100.000 quân nữa.

Hơn thế nữa, với cường độ chiến sự trong tháng qua, thì việc tổ chức tấn công của Nga cũng đồng nghĩa với việc bắt buộc phải chuẩn bị hạ tầng cho tấn công, nôm na là đi sửa đường và bắc cầu. Trên toàn miền đông Ukraine trong một tháng chiến tranh đã hỏng 8.000 km đường, thì riêng miền nam này 3.000 km phải sửa đã đủ là một yêu cầu quá sức của quân Nga rồi, đến nuôi ăn cho lính còn không xong mà! Không sửa được đường, đồng nghĩa với việc một đội quân cơ giới hóa cao độ dựa trên xe tăng và bọc thép của Nga sẽ rất khó khăn trong tác chiến.

Đến đây tui buộc phải nhắc lại cái câu hỏi của ông luật sư Fullbright, cánh tay phải của Shoigu hôm trước: “Quân Nga đi đâu?” Hay chính xác cần phải hỏi: “Quân Nga đâu hết rồi?”

Nghiên cứu cho thấy trong những năm qua, tỉ lệ quân chiến đấu / hậu cần của quân đội Nga đạt 5/5, nghĩa là 5 lính cầm súng có 5 lính phục vụ. Nga đã đưa 190.000 đến 200.000 quân vào chiến tranh với Ukraine ngay sau tuần đầu tiên. Sau đó tiếp tục bổ sung rất nhiều lực lượng của Hải quân (nước này có 15.000 thủy quân lục chiến) và các đơn vị thiện chiến nhất của lực lượng Đổ bộ đường không (VDV). Tuy nhiên tất cả các đơn vị này được tung vào, đều không đem lại biến chuyển quyết định của cục diện.

Vậy quân Nga đâu hết cả? Đơn giản là họ vẫn ở đó, nhưng các khuyết điểm của họ bộc lộ hết cả ra. Các nhà quan sát quân sự phương Tây phát hiện ra sự quen thuộc của các đơn vị tinh nhuệ tham chiến ở Syria, với các cuộc tập trận Vostok 18 và Zapad 21. Như vậy quân đội Nga đã dựa quá nhiều vào các đơn vị tinh nhuệ có tính biểu diễn này để thuyết phục giới chóp bu, đặc biệt là Putin về một quân đội hùng mạnh và thiện chiến.

Khi những đơn vị này được đưa vào thực chiến, họ có thể tạo ra những kết quả nhất định. Nhưng trước một đối thủ tiến hành chiến tranh phi đối xứng như Ukraine, thì kết quả đó không cao, và dần dần với tính chất đánh tiêu hao của kiểu xung đột này, họ mất sức chiến đấu rất nhanh. Các đơn vị còn lại không bao giờ đủ khả năng tinh nhuệ được như những “mũi nhọn” kia, nên quân số lớn hóa ra lại là gánh nặng cho quân đội Nga.

Giới chức quân sự phương Tây đánh giá Nga còn nguyên 90% năng lực chiến đấu của quân đội. Đó là xét về “lượng,” tức là người ta căn cứ trên con số thiệt mạng + bị thương về nhân lực cỡ 7.000 + 15.000 người. Thực tế báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, Nga đã đưa 75% số đơn vị hiện có của Quân đội vào cuộc chiến tranh chống Ukraine, và đến nay tất cả các đơn vị đều có những thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu Nga tiếp tục huy động thêm quân vào để mở rộng chiến tranh (không phải về quy mô chiều rộng mà có thể về chiều sâu như Phan Quang nhận định) cũng đồng nghĩa với việc đưa nốt 25% còn lại vào đánh nhau.

Đến đây ắt hẳn sẽ có câu hỏi: “Số liệu công bố quân số của Nga là 850.000 quân thường trực kia mà?” – Đúng, con số đó là đúng, nhưng thực tế quân số thực sự có thể cầm súng chiến đấu của Nga chỉ vào cỡ 150.000 trong con số 850.000 quân đó thôi, và đã sử dụng vào “Chiến dịch quân sự đặc biệt” khoảng 100.000 rồi. Như vậy nếu dùng nốt Nga sẽ phải / có thể huy động thêm 50.000 quân cùng 50.000 nhân lực hậu cần, và khoảng 3.000 cái… xe tải.

pl_07

4. Hôm qua chẳng hóng được cái gì nên chẳng có chuyện gì mà nói, có lẽ phải quay lại với xe tải mất.

Từ tháng trước đến giờ, có rất nhiều ảnh xe tải Nga còn nguyên luôn, không bị đốt phá gì. Cái thì không có bánh xe, cái thì mở ca-pô lên và bỏ đấy, cũng lại… không có bánh xe. Tui nhớ cách đây phải mười mấy năm, có kỹ sư quân sự nói với tui: Trông xe tải quân sự Nga hoành tráng thế thôi, nhưng nó to nặng mà yếu lắm. Không phải yếu về máy, mà nó yếu ở những chỗ khác. Anh ấy cho ví dụ: rất khổ vì cái trục xe, chạy hàng ngày thì được nhưng thép non nên mau biến dạng sẽ không chịu được cường độ cao trong chiến tranh.

Tui lại nhớ cái xe máy Voskhod ngày xưa có mỗi trục bánh mà đến khổ, suốt ngày cong cuối cùng phải kiếm con bu-lông Mỹ về tiện lại để thay. Trục bánh xe Cub bé xíu mà cứng hơn nhiều. Xe tải Nga trong chiến tranh Ukraine mở ca-pô lên bỏ đấy, là liệt máy không sửa được chứ còn gì nữa. Trang thiết bị như thế mà dám thi hành chiến tranh. Tui gửi theo status này cả cảnh cái xe tải mới cứng rất ngon Ural Tornado bị thu giữ ở Donbas.

Lại vẫn chuyện xe tải, quân Ukraine bắt được cái xe nhà bếp Nga và quay phim đem bêu riếu lên mạng. Họ phát hiện ra trong xe chỉ có mỗi khoai tây và hành, bình luận là “Lính Nga ra trận được ăn mỗi khoai tây nấu với hành như thế này thì đánh nhau với ai!” 

pl_04

 

5. Về khía cạnh chính trị, tuyên bố của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine (không rõ có chính xác ông này không nữa) là âm mưu của Nga muốn chia cắt lâu dài Ukraine thành hai miền như Nam Bắc Triều Tiên.

Điều này cần phải được hiểu như thế nào?

Đúng, các mục tiêu ban đầu của Putin có: tiêu diệt Chính phủ Zelenski, quy phục dân Ukraine, nếu không ăn thua thì lập ra một nước Đông Ukraine khác bên tả ngạn sông Dnipro trên cơ sở dân cư là người Ukraine gốc Nga. Nhưng đến bây giờ thì mục tiêu này có thể chỉ còn là một “Đông Ukraine” gồm trọn vẹn hai tỉnh Donetsk và Lugansk thôi.

Còn quy chế pháp lý của chúng sẽ là một nước được Nga và vài đồng minh thân cận công nhận. Cái nước quái gở này sẽ có quan hệ với chính quyền Ukraine hiện nay thông qua một hiệp ước ngừng bắn, chứ không phải hiệp ước hòa bình. Đây là điều rất quan trọng để phân biệt tư cách chủ thể của luật quốc tế: Ukraine đã tỉnh táo khi cho quan chức công bố âm mưu này của Nga, và chúng ta cũng thấy chính quyền ly khai cuống cuồng đòi tổ chức trưng cầu dân ý.

Chỉ khi có trưng cầu dân ý và tiếp theo đó là các thủ tục pháp lý khác như tổ chức… bầu cử thì hai cái quái thai đó mới có đủ tư cách chủ thể của luật quốc tế. Tuy nhiên với tuyên bố đó, Ukraine cũng tuyên bố luôn là chỉ đàm phán với Nga, đừng có cố mà đá quả bóng thối sang chân thằng khác. Nga cũng sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại sau chiến tranh. Nếu có hiệp ước gì, cũng phải là Nga ký.

Chuyện này tui sẽ có bài phân tích kỹ sau, nhưng thực sự là Putin quá chủ quan sinh ra ngu hết biết. Vừa công nhận nó hôm qua hôm sau đánh nhau luôn. Nếu Putin công nhận hai cái vùng dở hơi này, họ trưng cầu cái gì đó, tổng tuyển cử cái gì đó, thành lập “Mặt trận dân tộc giải phóng miền Đông Ukraine” chẳng hạn… rồi từ đó biến nó thành một bên tham chiến với chính quyền Kyiv, sau đó cho nó ngồi vào bàn đàm phán “như người lớn” thì cao ngất trời mây. Như thế coi như chiến tranh đã là “ủy nhiệm,” Nga hà hơi cho quân kia đánh với Kyiv. Ai đời cường quốc thời này còn đi tự đánh nhau, ngu dã man luôn.

Còn chiếm được cả miền đông Ukraine thì chờ đấy, Mariupol bé tí còn đánh mãi không xong.

6. Đêm qua Ukraine làm thế nào phá được kho đạn của Nga ở Belgorod.

Bình loạn : Cứ nghe thấy đốt xe tải với phá kho đạn, xăng dầu là sướng. Đỡ đổ máu cả hai bên, mà chiến tranh vẫn chóng chấm dứt.

PHÚC LAI 30.03.2022

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn