Vụ Cà Mau 'thảm sát đàn chó' gây chấn động Thế giới ( Như việc HCM hiếp dâm nhiều con nít )

Thứ Hai, 11 Tháng Mười 20215:37 SA(Xem: 4996)
Vụ Cà Mau 'thảm sát đàn chó' gây chấn động Thế giới ( Như việc HCM hiếp dâm nhiều con nít )
bbc.com

Vụ Cà Mau 'thảm sát đàn chó' gây chấn động dư luận


  • Bùi Thư
  • BBC News Tiếng Việt

Từ cuối tuần qua, câu chuyện đàn chó 15 con của một cặp vợ chồng đem về quê tránh dịch nhưng bị chính quyền Cà Mau tiêu hủy đã gây xôn xao dư luận tại Việt Nam và quốc tế.

Theo các bác sĩ và luật sư, có cách thức khác để giải quyết vấn đề này mà vẫn giữ được an toàn cho cộng đồng về mặt dịch tễ hơn là tiêu hủy một lúc cả đàn chó.

Vụ việc không chỉ gây phẫn nộ trong một phần dư luận Việt Nam mà đã thành tin quốc tế, được các báo Hong Kong, Thái Lan, Malaysia và một hãng thông tấn của Đức đăng tải.

Các trang mạng xã hội tiếng Anh những giờ qua cũng có nhiều người chia sẻ tin 'Vietnam brutally killed 15 dogs", hoặc "15 innocent dogs got beaten to death in Vietnam".

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt ngày 11/10, BS Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) nói về tiêu hủy đàn chó nhà ông Phạm Minh Hùng đưa từ Long An về Cà Mau:

"Tôi không biết được chi tiết vì sao chính quyền Cà Mau lại chọn tiêu hủy, nếu về mặt dịch tễ, chúng ta có thể tách riêng đàn chó ra, tắm rửa và nuôi riêng thì sẽ an toàn, chứ còn vội vã như vậy thì rất là khó. Tuy nhiên, tình huống này, cũng phải xét việc ai là người chăm sóc đàn chó, khi mà chủ phải đi cách ly trong bệnh viện."

Còn về góc nhìn pháp lý, luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC hôm 11/10:

"Về pháp lý thì ko có quy định nào cho phép giết thú nuôi khi chủ bị lây nhiễm virus Corona cả. Thú nuôi là tài sản của người dân. Việc giết thú nuôi vô hại là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người dân."

Hiểu sai về dịch tễ

Tại buổi họp báo, ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND H.Trần Văn Thời (nơi xảy ra vụ việc), khẳng định lý do không cách ly dài ngày đối với đàn chó mà tiêu hủy ngay là vì sợ lây nhiễm, bởi chống lây nhiễm bệnh là việc trên hết, theo Thanh Niên.

Ông Công xác định, số lượng chó tiêu hủy tổng cộng là 15 con, trong đó 8 chó con, 4 chó lớn của ông Hùng và 3 con chó, 1 con mèo của ông Khanh.

"Lý do vì sao chúng tôi không cách ly dài ngày đối với đàn chó thì vẫn là quan điểm chống dịch là trên hết. Sợ lây nhiễm, chống lây nhiễm là việc trên hết. Vấn đề tiêu hủy nhận được đồng tình của bà con. Bà con mừng lắm, nếu không khéo thì đàn chó này chạy ra bên ngoài hay cắn người nào đó; trong khi chủ thì nằm điều trị ở bệnh viện, không ai chịu trách nhiệm về hậu quả", ông Công nói tại cuộc họp báo.

Chụp màn hình

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Bức ảnh 'đàn chó về quê' thể hiện tình người VN với chó "đói khổ có nhau" nhưng số phận của đàn chó bị chính quyền giết lại gây ra các cảm xúc ngược lại

Tuy nhiên, bác sĩ Trương Hữu Khanh thì cho rằng, về dịch tễ, virus từ chó mèo không thể lây sang người:

"Nguyên tắc của virus học là từng dòng có ký chủ riêng của nó, động vật có corona động vật và con người có corona con người. Chỉ con người khi ăn động vật quá nhiều và trong thời gian dài thì chủng từ động vật biến thể qua con người, điển hình là virus corona. Và khi đã là corona trên người, nó không lây ngược qua các dòng ký chủ khác. Thế nên, có thể nói, corona ký chủ chó mèo khác hẳn với ký chủ ở người."

"Khi virus này từ động vật sang người thì không thể xâm nhập vào tế bào và bị loại ra ngay. Hoặc có trường hợp virus vô một lần quá nhiều thì sẽ giết luôn ký chủ đó, nhưng nó không lây lan được nữa, điển hình là cúm gà. Nếu nói corona lây qua chó mèo và chó mèo lây ngược lại cho người là không đúng." bác sĩ giải thích.

Tuy nhiên, ông Khanh cũng nói thêm, đối với Covid-19, động vật có thể là trung gian như đồ vật, hàng hóa bằng hình thức mang giọt bắn của người mắc bệnh trên da thịt, lông, móng.

"Rồi người khác ôm hôn thì bị lây nhiễm, chứ không phải con chó, con mèo mắc bệnh rồi lây cho người." ông Khanh lý giải.

UGC

Nguồn hình ảnh, UGC

Chụp lại hình ảnh,

Vụ chính quyền Cà Mau tiêu hủy đàn chó 15 con mà chủ mang về quê tránh dịch làm chấn động dư luận Việt Nam

Từ đó, chuyên gia bệnh truyền nhiễm nhận định: "Trong vụ tiêu hủy đàn chó ở Cà Mau, chúng ta có thể tách riêng đàn chó ra, tắm rửa và nuôi riêng thì sẽ an toàn. Tuy nhiên, tình huống này cũng phải xét việc ai là người chăm sóc đàn chó này, khi mà chủ phải đi cách ly trong bệnh viện. Đó là điều khó khăn cho họ, đâu thể mang cả đàn chó vô bệnh viện."

"Tôi không biết được chi tiết vì sao chính quyền Cà Mau lại chọn tiêu hủy, có thể họ không có cách làm nào khác vì ai là người nuôi đàn chó đó trong khi đội ngũ đang đi chống dịch. Trong khi một cơ sở để nhận 15 con chó cùng một lúc là rất khó ở Việt Nam nhưng vội vã tiêu hủy ngay là không nên." bác sĩ khẳng định.

Trước đó, trả lời BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn từ Đại học New South Wales, Australia cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rõ rằng chó không lây truyền SARS-CoV-2 cho người.

Theo Giáo sư Tuấn, ông rất sốc và không thể nào tưởng tượng một vụ việc như vậy lại xảy ra. Theo ông, nếu như ở Australia, thì người ra quyết định tiêu diệt 15 con chó này chắc chắn sẽ bị truy tố ra toà và bị phạt rất nặng.

Giáo sư Tuấn cho rằng các nhà chức trách phải xem xét trách nhiệm của người này và có lời giải thích cho công chúng biết.

Cơ sở pháp lý

Cũng trong buổi họp báo trên, ông Trần Tấn Công khẳng định địa phương làm đúng về mặt pháp lý:

"Công tác phòng chống dịch là trước hết, trên hết. Việc đảm bảo sức khỏe, tính mạng, chống lây nhiễm, đặc biệt là lây nhiễm chéo trong khu cách ly là vấn đề quan tâm số 1. Đó là nói về cái lý để chúng tôi tổ chức tiêu hủy".

Tuy nhiên, luật sư Đặng Đình Mạnh lại nói rằng, về y tế thì hiện nay, chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận thú nuôi có khả năng lây nhiễm virus corona và trở thành nguồn lây nhiễm cho người.

Ông Mạnh nói: "Về pháp lý thì ko có quy định nào cho phép giết thú nuôi khi chủ bị lây nhiễm virus Corona cả. Thú nuôi là tài sản của người dân. Việc giết thú nuôi vô hại là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người dân."

Luật sư Mạnh cũng đề cập về phương diện đạo đức xã hội. Ông cho rằng: "Chó hay mèo là loại thú nuôi thông minh, có nghĩa, được chủ nuôi coi như thành viên trong gia đình. Thế nên, việc xâm hại đến thú nuôi không chỉ làm tổn thất về tài sản, mà còn làm tổn thương về tinh thần của người chủ nuôi."

"Do đó, về dân sự, phát sinh trách nhiệm của người gây ra sự việc phải bồi thường tổn thất vật chất và tổn thương tinh thần cho người bị thiệt hại. Đồng thời, về trách nhiệm hình sự cũng phải xem xét căn cứ vào giá trị tài sản bị thiệt hại thông qua định giá tư pháp." LS nói.

Đồng thời, luật sư Mạnh cho rằng cán bộ, công chức chỉ được phép hành xử theo quy định của pháp luật.

"Thừa nhận thiếu sót là cách nói khác của nhận hành xử sai pháp luật. Hành xử sai gây thiệt hại thì phải khắc phục bằng cách bồi thường và xử lý người làm sai. Trong trường hợp chính quyền chỉ nhận sai mà không thực hiện việc khắc phục thì người dân nên chủ động tiến hành thủ tục yêu cầu bồi thường và xử lý."

Theo đó, người dân có thể lựa chọn thủ tục khiếu nại hoặc tố cáo việc vi phạm pháp luật đến cơ quan chức năng cho thẩm quyền. Vì theo ông, việc chính quyền nhận sai, về tương quan là mặt thuận lợi cho người dân quyết định theo đuổi việc khiếu nại hay tố cáo.

Đòn giáng vào niềm tin

Vụ việc chính quyền Cà Mau tiêu hủy 15 con chó và một con mèo với danh nghĩa chống dịch đã thổi bùng cơn giận dữ của nhiều người. Các bình luận như: "man rợ", "ác tâm", "mất hết tính người" là các từ khóa được dùng nhiều nhất trên mạng xã hội.

Diễn viên Hồng Ánh, thành viên của Tổ chức FOUR PAWS - Tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu, viết trên Facebook cá nhân rằng, đây là quyết định "dã man" và cô sẽ gửi đơn kiến nghị cho Tổ chức FOUR PAWS về việc này.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu viết trên Facebook cá nhân rằng, ông thấy sốc về vụ việc và chút niềm tin còn sót lại giữa đại dịch cũng bị tiêu hủy.

"Hãy nhìn vào hành trang của họ, không có gì ngoài xô cũ, hộp nhựa cũ kỹ và đàn chó nhưng họ vẫn tươi vui dọc đường về. Tôi tin họ có niềm vui và tình yêu thương từ đàn chó. Đó là năng lượng sống của họ.

Chụp màn hình

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh hai vợ chồng ông Hùng dắt díu nhau cùng đàn chó 15 con trên chiếc xe máy gây xúc động cư dân mạng

Giờ đây chút niềm tin, năng lượng sót lại trong hành trang đường về nhà bị mang đi tiêu hủy. Thật khó tưởng tượng được cảm xúc của hai vợ chồng ấy. Với tôi, người dưng mà tôi cảm giác nghẹn yết hầu." Bài viết của ông đã được gần 60.000 lượt yêu thích, bình luận và chia sẻ.

Chấn động dư luận

Ngay khi tin đàn chó, và cả một chú mèo, bị quan chức Cà Mau đem đi thiêu, lộ ra, hàng loạt ý kiến của cộng đồng dùng mạng xã hội tiếng Việt ở VN và nước ngoài đã bùng nổ.

BBC News Tiếng Việt ghi nhận những bình luận: "đau lòng, mất ngủ", "tàn bạo quá", "cai trị độc ác", cho tới những hình ảnh do trẻ em vẽ, mô tả "đàn chó bị thiêu trong lồng sắt, có những người đứng xung quanh hô 'Giết, giết' và nhiều cảm xúc khác.

Trước đó, hình ảnh vợ chồng ông Hùng chở những chú chó trên xe máy chất lỉnh kỉnh đồ đạc để về quê tránh dịch được chia sẻ rất nhiều trên mạng.

Dân mạng vô cùng xúc động trước tình cảm vợ chồng này dành cho những chú chó.

Nhiều trang mạng cũng vẽ lại hình ảnh cặp vợ chồng và đàn chó như một cách chia sẻ với sự mất mát của gia đình ông Phạm Minh Hùng.

BBC

Facebook người dùng tên Tran Thanh Tung bình luận rằng, đối với những người nuôi chó mèo thì chó mèo như thành viên trong gia đình, chứ không phải động vật nữa. "Vì vậy, việc bạn mất đi 15 người thân cùng một lúc là nỗi đau thấu tận trời xanh".

"Thỉnh thoảng báo chí cũng đưa tin Đức, hay Mỹ, có những con chó tấn công người, thậm chí, giết người. Những con chó mất nhân tính, ý lộn, mất chó tính ấy, sẽ bị tiêu hủy. Nhưng ngay cả thế, cũng không có chuyện đập đầu nhấn nước. Thi hành án tử là tước đoạt mạng sống của một cá thể, nhưng không hành xử theo lỗi dã man mông muội như thế được..."

Một số người khác thì cho rằng, chính chính sách "chống dịch như chống giặc" đã khiến cho những địa phương nhỏ, trong tình hình dịch tễ phức tạp và số người được tiêm vaccine còn nhỏ giọt như Cà Mau cảm thấy sợ hãi.

"Khi sợ hãi tột cùng và thiếu kiến thức, người ta sẽ hành xử một cách tùy tiện, thậm chí có phần ác tâm. Nếu như ở Bình Dương, người ta có thể phá cửa, xông vào nhà để khoá tay một người phụ nữ đi trước mặt đứa con nhỏ, làm những chuyện nhẫn tâm với ngay chính đồng loại mình thì họ sá gì một đàn chó." một người dân ở TP HCM nhận xét với BBC News Tiếng Việt.

"Mình không nghĩ người quyết định tiêu huỷ chó là máu lạnh hay không có tính người. Mình nghĩ đơn giản vì họ sợ và để cho cái nỗi sợ đó quyết định hành vi. Cụm từ dễ mô tả nhất trong trường hợp này đó là "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót".

"...Chính vì việc không hiểu rõ một chính quyền có quyền làm gì, đâu là giới hạn thoả đáng để bảo vệ lợi ích cao hơn, còn đâu đơn giản là sự tuỳ tiện... mà những người ra quyết định tiêu huỷ chó đã đưa ra một chính sách rất trái nguyên tắc (và có khi còn phản khoa học). Vì vậy, tuy có thể thông cảm về tình ở một mức nào đó, thì cũng vẫn phải chấp nhận với nhau rằng biện pháp trên là lạm quyền và phải nói cho họ biết điều đó."

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, cần thông cảm cho nỗi sợ của chính quyền Cà Mau và quyền sống, sự an nguy của cộng đồng là tối thượng, chính quyền có quyền làm mọi tứ để bảo vệ quyền sống trên, kể cả tiêu hủy động vật.

Trong khuôn khổ buổi họp báo nói trên, khi được hỏi về nội dung như cách tiêu hủy đàn chó như thế nào, các quyết định tiêu hủy; có lấy mẫu xét nghiệm cho đàn chó trước khi tiêu hủy; ai là người chịu trách nhiệm cho việc tiêu hủy... thì lãnh đạo huyện nói để trả lời sau bằng văn bản.

Trong khi đó, một số thông tin cho rằng, đàn chó bị trùm bao, trấn nước trước khi đem đi đốt.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 11 Tháng Mười 20214:10 CH
Khách
"Thú quyền " còn là thứ xa xỉ, Nhân Quyền vãn còn ở trên "Thiên Đường" cao xa lắm ... !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 19 Tháng Bảy 20186:00 SA