Úc Không Hối Hận, Còn Làm Tới Là Sẽ Mướn Tàu Ngầm Của Mỹ Để Chống Trung Quốc

Thứ Sáu, 24 Tháng Chín 20212:00 SA(Xem: 2434)
Úc Không Hối Hận, Còn Làm Tới Là Sẽ Mướn Tàu Ngầm Của Mỹ Để Chống Trung Quốc
  • Đào Văn
  • * Bộ Trg Quốc Phòng Úc: mướn tàu ngầm của Mỹ hoặc Anh để chống Trung Quốc.
  • * Thủ Tướng Úc: không hối hận về quyết định hủy bỏ hợp đồng… * Bộ Trg quốc phòng Pháp:  hủy bỏ cuộc họp với Bộ Trưởng quốc phòng Anh
  • *Radio RFI Pháp: Báo chí Pháp đổ thừa cho  phía  Đức và Trung Quốc về vụ Úc hủy hợp đồng…
Dao Van

Câu chuyện về việc ba nước Úc-Anh-Mỹ  lập liên minh mới giới báo chí vẫn còn bàn tán sôi nổi, riêng  báo chí Pháp nay lại quay  sang đổ thừa cho Trung Quốc và Đức  là tác  nhân  dẫn đến việc Úc hủy hợp đồng….

* Úc không hối hận làm tới, mướn tàu ngầm của Mỹ hoặc Anh để chống Trung Quốc. Australia xem xét thuê hoặc mua các tàu ngầm hiện có từ Mỹ, Anh -Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton tiết lộ Australia trong tương lai gần sẽ cân nhắc việc thuê hoặc mua các tàu ngầm hiện có từ Hoa Kỳ hoặc Vương quốc Anh. 
Bình luận của ông được đưa ra sau khi Australia công bố một liên minh quân sự mới với Mỹ và Anh, được gọi là AUKUS, cho phép nước này sở hữu các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân để chống lại sự xâm lược của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Dutton nói với Sky News Australia: “Tôi đã gặp một số người đồng cấp của tôi ở đây và  đang nghiên cứu đưa ra quyết định và chúng tôi sẽ có các cuộc thảo luận thêm với người Anh.“  Những lời bàn tán rằng bạn có thể mua một chiếc tàu ngầm năng lượng hạt nhân khi chưa lên kệ tất nhiên không chỉ chính xác hay nói  đúng hơn, tôi nghĩ chắc hầu hết mọi người đều nhận ra điều đó.[1]

* Thủ tướng Úc  không hối hận về quyết định hủy bỏ hợp đồng…
Canberra đã giữ vững lập trường khi Pháp đưa ra cáo buộc phản bội, trong đó Morrison khẳng định ông và các bộ trưởng của ông trước đó đã trao đổi về các vấn đề của họ về các tàu của Pháp. “Tôi nghĩ rằng họ sẽ có mọi lý do để biết rằng chúng tôi có những lo ngại sâu sắc và nghiêm trọng về  khả năng tàu ngầm lớp Tấn công sẽ không đáp ứng lợi ích chiến lược của chúng tôi và chúng tôi đã nói rất rõ rằng chúng tôi sẽ đưa ra quyết định dựa trên lợi ích chiến lược của quốc gia   chúng tôi, ” ông ta nói với các phóng viên hôm Chủ nhật (19.9.2021) tại Sydney.   Morrison cho biết ông hiểu sự thất vọng của Pháp, nhưng nói thêm: “Tôi không hối hận về quyết định đặt lợi ích quốc gia của Australia lên hàng đầuSẽ không bao giờ”.   Bình luận của Morrison được đưa ra sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian nói trên kênh truyền hình France 2: “Đã có sự nói dối, sự giả dối, một sự vi phạm lớn giữa lòng tin và sự khinh thường”.[2]* Khủng hoảng tàu ngầm tiếp tục… Cuộc họp giữa các bộ trưởng quốc phòng Pháp và Anh bị hủy bỏ có phải Pháp đang một mình tham gia vào cuộc khủng hoảng đối đầu với Hoa Kỳ? Bằng cách công khai thể hiện sự phẫn nộ của mình trước việc hủy hợp đồng tàu ngầm với Úc, Paris đang đưa sự hợp tác của châu Âu vào cuộc thử nghiệm. Bertrand Badie, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Viện Khoa học Chính trị ở Paris, cảnh báo: “Khi bước vào một cuộc khủng hoảng kiểu này, bạn phải biết mình có thể thoát ra khỏi cánh cửa nào.
   Các ngoại trưởng của khối sẽ thảo luận, vào tối thứ Hai, về hậu quả và tác động của hiệp ước an ninh được ký kết giữa Hoa Kỳ, Úc và Vương quốc Anh, tại một cuộc họp bên lề Đại hội đồng LHQ, một người phát ngôn thông báo. cho Ủy ban Châu Âu. Để bày tỏ sự tức giận của mình, Pháp đã triệu hồi đại sứ của mình tại Hoa Kỳ, một hành động chưa từng có đối với đồng minh lịch sử này, cũng như ở Úc, quốc gia bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng. “Họ sẽ phải trở lại các vị trí của mình, đặc biệt là đại sứ ở Washington. Tuy nhiên, ngày nay chúng tôi không thấy loại sự kiện nào có thể cho phép sự trở lại này mà Pháp không gây ấn tượng nhượng bộ hoặc mất kiểm soát thể diện”, Bertrand Badie giải thích, theo AFP. Đối mặt với cáo buộc này, cùng với sự im lặng hùng hồn của châu Âu, Pháp thấy mình rất đơn độc trên trường quốc tế khi Đại hội đồng thường niên của Liên Hợp Quốc khai mạc vào tuần này tại New York. Emmanuel Macron đã chọn không đến đó, Jean-Yves Le Drian đại diện cho Pháp. Tại Berlin, chính phủ tự giới hạn khi nói rằng họ đã “lưu ý” đến cuộc khủng hoảng. Với cuộc bầu cử lập pháp của Đức vào ngày 26 tháng 9, Pháp biết rằng họ sẽ khó có thể tính ngay vào Berlin. Célia Belin, chuyên gia về các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương tại Viện Brookings, nhận xét: “Đó là một đòn giáng cho Pháp. Bà nói với AFP: “Chúng ta phải yêu cầu mọi việc kết thúc theo cách hợp pháp và đúng đắn với người Úc”. Sự leo thang với Hoa Kỳ có thể có tác động đến một số vấn đề trừ khi một nỗ lực được thực hiện để nhanh chóng giải quyết các vấn đề. Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu giải trình với Emmanuel Macron, người sẽ nói chuyện với ông trong “vài ngày tới”, theo phát ngôn viên chính phủ Pháp Gabriel Attal. Ở giai đoạn này, không có cuộc gặp song phương nào được lên kế hoạch bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc giữa ngoại trưởng Pháp và người đồng cấp Mỹ, Antony Blinken, và người Anh, Liz Truss.[3]

* Hậu quả của việc Pháp không tập trung vào Châu Á-Thái Bình Dương

Chỉ vài từ được thốt ra một cách nhẹ nhàng trong cuộc họp video ở Nhà Trắng, là đủ để hợp đồng 56 tỉ euro tan thành mây khói, và xóa lại bàn cờ địa chính trị ở vùng biển châu Á đang sôi sục.

Washington chọn lựa Úc do vị trí chiến lược của quốc gia này, và mối quan hệ tin cậy giữa hai Nhà nước, vốn đã là đồng minh trong Đệ nhất Thế chiến. Chính trước Quốc Hội Úc mà ông Barack Obama đã nhấn mạnh đến « xoay trục » sang châu Á, trước khi loan báo đưa quân Mỹ sang trú đóng ở căn cứ Darwin. Sau vài năm tìm cách giữ thăng bằng giữa Hoa Kỳ và đối tác thương mại hàng đầu là Trung Quốc, rốt cuộc thủ tướng Úc đã chọn pheThái độ hiếu chiến của Bắc Kinh gần đây, với những tuyên bố trịch thượng của các « chiến lang », và biện pháp trừng phạt, đã làm cán cân nghiêng sang một bên. Rõ ràng là nếu nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, Úc sẽ đứng về phía Mỹ.

Việc hình thành liên minh mới này phù hợp với lịch sử lâu dài : cơ quan tình báo của ba nước đều là thành viên Ngũ  Nhãn. Đây còn là chiến thắng ngoại giao của Boris Johnson, hồi tháng Ba đã khẳng định hướng sang Ấn Độ-Thái Bình Dương, và như vậy khái niệm « Global Britain » từng bị chế giễu nay tỏ ra hiện thực.

Việc Hoa Kỳ tập trung vào  các lợi ích căn bản của Mỹ thì đã có từ lúc Barack Obama nuốt lời, không trừng phạt chế độ Syria năm 2013. Theo ông Le Drian, Donald Trump và Joe Biden chỉ tiếp tục hướng này, cho dù tính cách của hai tổng thống có khác nhauLe Figaro mỉa mai, tại Liên Hiệp Quốc tuần tới, Biden sẽ vẫn nhấn mạnh đến hợp tác quốc tế và sự quan trọng của các liên minh. Tuy nhiên nếu ít có sự khác biệt giữa lời nói và hành động của ông Trump, vốn ít giấu diếm các ý định, Biden thực hiện chính sách khác hẳn với những gì ông mô tả trong các bài diễn văn.

Pháp phải làm gì sau khi mất trắng hợp đồng thế kỷ này? Tác giả Edouard Tetreau trên Le Figaro cuối tuần cho rằng cần phải gia tăng ngân sách quốc phòng trong bối cảnh Thái Bình Dương đang nhanh chóng vũ trang, thay vì chỉ tập trung cho kinh tế và phúc lợi của một xã hội quen ỷ lại. Tương tự, dân biểu Jean-Louis Thiérot nhận định đây là hậu quả của việc Pháp không nỗ lực nhiều tại Châu Á-Thái Bình Dương. Với các chiến hạm cũ kỹ và lục quân thường thiếu trang bị, Pháp không có trọng lượng trước các đe dọa xung đột. Để có được tiếng nói tại khu vực này, Paris cần hiện diện thường xuyên với lực lượng hải quân hiện đại.

Ba bài học từ liên minh AUKUS –Le Monde cuối tuần rút ra ba bài học từ liên minh Úc-Anh-Mỹ. Trước hết là quan hệ Âu-Mỹ : chính quyền Biden không khác chính quyền Trump « America First », chỉ có nước Mỹ trước hết trong các lợi ích chiến lược, kinh tế, tài chính, y tế. Những ai tin vào chính sách đa phương của Joe Biden và văn hóa Pháp của ngoại trưởng Antony Blinken nay phải nhìn ra sự thực.

Bài học thứ hai liên quan đến Luân Đôn. Thỏa thuận này là giai đoạn quan trọng hậu Brexit, đặt nước Anh vào chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mà nếu chỉ có một mình, Anh không thể làm được. Tâm trạng cay cú trong vụ rút quân khỏi Afghanistan chưa đầy một tháng sau đã được xóa đi nhờ AUKUS.

Bài học thứ ba, quan trọng và phức tạp hơn, dành cho châu Âu, đặt lại vai trò của châu lục trên thế giới. Châu Âu sẽ đứng ở đâu trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung ? Liệu có thể hành động như một sức mạnh độc lập, hay mạnh ai nấy làm, không thể tạo được ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của mình ? Sự tình cờ mỉa mai là loan báo thành lập AUKUS diễn ra một ngày trước khi đại diện Liên Hiệp Châu Âu trình bày chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương ở Bruxelles. Châu Âu thiếu đoàn kết trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc, chủ yếu do Berlin, nay phải trả giá đắt.[4]

* Báo chí Pháp đổ thừa cho  phía  Đức…?

Theo RFI thì việc  ” hợp đồng 56 tỉ euro tan thành mây khói, báo chí Pháp đổ thừa cho Trung quốc  vì  ” Thái độ hiếu chiến của Bắc Kinh gần đây, với những tuyên bố trịch thượng của các « chiến lang », và biện pháp trừng phạt, đã làm cán cân nghiêng sang một bên”. Và phía Đức cũng bị báo chí Pháp đổ thừa vì “  Châu Âu thiếu đoàn kết…chủ yếu do Berlin“, phải chăng đây là sự trả đũa của báo chi Pháp dành cho báo chí Đức, vì trước đó (nguồn của bản vãn đã nêu ra tại bài viết trước) rằng ” cùng với việc Pháp mất hợp đồng tàu ngầm béo bở với Australia, AUKUS cũng báo hiệu sự chấm dứt tham vọng của Tổng thống Emmanuel Macron trong việc xây dựng một liên minh chiến lược với Australia và Ấn Độ, mà ông đã đưa ra gợi ý lần đầu tiên vào năm 2018″?

* Quyền lợi nước Mỹ trên hết« America First » ?

Cũng theo bản văn của RFI nêu trên:” Theo ông Le Drian, Donald Trump và Joe Biden chỉ tiếp tục hướng này, cho dù tính cách của hai tổng thống có khác nhau.”Xin mượn chữ ” chiến lược”  của tướng Westy tiết lộ về mục tiêu của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, rằng ông Drian có tầm nhìn ” chiến lược ” trong mục tiêu  “chỉ có  nước Mỹ trước hết trong các lợi ích chiến lược, kinh tế, tài chính”. Người viết xin dẫn chứng về sự “chỉ tiếp tục hướng này” trong chính sách quốc phòng và ngoại giao của Mỹ luôn có sự ” tiếp tục …” .Năm 1957 tổng thống Eisenhower bỏ qua việc TT VNCH yêu cầu :”  Diệm asked about the American commitment towards the defense of South Vietnam  ( Wiki viết theo Moyar’s book Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954-1965- p.77). Lần thứ hai thời TT Kennedy ( Dân Chủ) 1961:  “tiếp tục hướng này” cũng từ chối ký thỏa hiệp hỗ tương quân sự với VNCH” On the 18th, Diem said he wanted no U.S. combat troops for any mission. He repeated his request for a bilateral defense treaty, more support for ARVN and combat-support equipment (helicopters, aircraft, etc.).(18-24 Oct 1961 Taylor Mission to Vietnam- The Pentagon Papers, Văn khố quốc gia- NWD Date: 2011-IV.B  Evolution of the War ** Counterinsurgency: The Kennedy Commitments, 1961-1963 ** 1.  The Kennedy Commitments and  Programs, 1961 – p.15 ) . Thí dụ thứ hai thời TT Johnson ( Dân Chủ) :” US president Lyndon Johnson’s public statements also expressed a willingness to negotiate with Hanoi. On two occasions Johnson even issued peace proposals to “old Ho” through the press.” ( theo Alpha History) Và  hòa  đàm Paris được khởi động. Sang thời TT Nixon  ( Cộng Hòa) cũng “tiếp tục hướng này…” phải chăng vì quyền lợi  của nước Mỹ trước hết trong các lợi ích chiến lược, kinh tế, tài chính “ đã không phân biệt Cộng Hòa hay Dân Chủ?

* Cái cớ để kích hoạt ” bom hẹn giờ” tại Biển Đông?

Qua cuộc trả lời phỏng vấn với Sky News của Úc nêu trên rằng :” Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton tiết lộ Australia trong tương lai gần sẽ cân nhắc việc thuê hoặc mua các tàu ngầm hiện có từ Hoa Kỳ hoặc Vương quốc Anh”. Phải chăng  vì phía Pháp không đề xướng  việc cho Úc mướn tàu ngầm của Pháp để chống Trung Quốc, nên Úc có thêm cái cớ để viện lẽ cho việc  không hối hận” khi hủy bỏ hợp đồng đóng tàu với Pháp?  Nhưng khi  “cân nhắc việc thuê hoặc mua các tàu ngầm ” này, liên minh AUKUS đạt  2 mục đích, vừa để huấn luyện cho thủy đoàn của Úc làm quen với các tàu ngầm nguyên tử của Mỹ trước khi sở hữu thực thụ.  Thứ đến Úc có  ” đồ chơi ” ngay trong cái gọi là ” ao nhà của Trung Quốc”… Một khi Úc mướn hay mua tàu ngầm của Mỹ  thời danh chính ngôn thuận, rằng tàu ngầm này là của Úc ( không phải của Mỹ, tránh cho Mỹ khỏi bị Trung Quốc bắt bẻ…). Một khi Úc cho tàu ngầm vào Biển Đông không khai báo theo lệnh mới của Trung  Quốc, thì liệu Trung Quốc có ” chắc chắn ” sẽ tấn công vào tàu của Úc?  Nếu  chuyện xảy ra có phải là tạo cho Mỹ cái cớ khác để kích hoạt ” bom hẹn giờ” tại Biển Đông? ( chữ của báo chí Đài Loan) 

Đào Văn

NGUỒN
[1]- Sky News Au: 19.9.2021:tAustralia to consider leasing or buying existing submarines from the US, UK
[2]- France24 19.9.2021:PM Morrison rejects French accusation that Australia lied over cancelled submarine deal
[3]- France24 19.9.2021:Crise des sous-marins: une rencontre entre ministres français et anglais de la Défense 

 [4]- Radido ÀI Pháp 20.9.2021:Liên minh Mỹ-Anh-Úc làm thay đổi tương quan trước Trung Quốc

Nguồn: https://vietbao.com/p302901a309594/uc-khong-hoi-han-con-lam-toi-la-se-muon-tau-ngam-cua-my-de-chong-tq

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn