Biệt kích Tây Tạng của Ấn Độ khiến Trung Quốc "sống trong lo sợ" như thế nào?

Thứ Năm, 17 Tháng Chín 20207:00 CH(Xem: 5389)
Biệt kích Tây Tạng của Ấn Độ khiến Trung Quốc "sống trong lo sợ" như thế nào?

0039Theo EurAsian Times, lần đầu tiên trong vòng 45 năm, tiếng súng dường như đã vang lên tại biên giới Trung-Ấn.

Trung Quốc cáo buộc lực lượng quân đội Ấn Độ vi phạm thỏa thuận song phương khi bắn cảnh cáo chỉ thiên trong một cuộc đụng độ cùng binh sĩ Trung Quốc tại khu vực biên giới tranh chấp hôm 7/9.

Trong khi cả 2 phía đều đang đổ lỗi cho nhau, giới phân tích cho rằng ngoài mục đích chiếm giữ các cao điểm chiến lược, Trung Quốc còn muốn dạy cho Lực lượng đặc nhiệm biên phòng (SFF) của Ấn Độ, với thành phần chủ lực là người Tây Tạng, một bài học.

Trước đó, một cuộc giao tranh giữa lực lượng Trung-Ấn đã nổ ra tại hồ Pangong trong đêm 29/8. Có những báo cáo truyền thông tiết lộ rằng, Lực lượng đặc nhiệm biên phòng (SFF) đã được Ấn Độ triển khai để tiến hành chiến dịch tác chiến ở đông Ladakh. Liên quan đến cuộc giao tranh này, một thành viên SFF đã thiệt mạng.

Theo nhà phân tích Shishir Gupta của tờ Hindustan Times, "Điều khiến Bắc Kinh lo lắng nhất chính là cái chết của một binh sĩ SFF trong cuộc giao tranh ngày 29-30/8. Sự kiện này, ở một phần nào đó, đã trở thành điểm quy tụ người Tây Tạng trên toàn thế giới và khơi dậy một luồng khí mới cho cuộc chiến chống lại sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực".

"Vấn đề tệ hơn [với Trung Quốc] là SFF đã chứng minh được giá trị tác chiến của họ tại vùng có địa hình đồi núi cao" - Ông Gupta nhận định.

SFF, còn được biết đến với tên gọi Tiểu đoàn Vikas, là một trong những đơn vị vũ trang bí ẩn nhất của Ấn Độ, nằm dưới sự quản lý của Ban thư ký Nội các phụ trách báo cáo cho Thủ tướng.

SFF thường được triển khai để thực hiện các hoạt động bí mật. Trước những năm 1970, Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã tham gia vào quá trình huấn luyện lực lượng này.

Theo Phó nguyên soái Không quân Ấn Độ Suryakant Chafekar, sự ủng hộ của người Tây Tạng dành cho Ấn Độ có thể mang lại lợi thế cho New Delhi. Chiến dịch của SFF tại đông Ladakh có thể đã tạo tác động đến nhiều thanh niên từ vùng Tây Tạng. Ông Chafekar cho rằng New Delhi sẽ cần tới lực lượng này để chống lại Trung Quốc.

"Giao cho SFF thực hiện sứ mệnh ở Ladakh và thừa nhận sự hiện diện của họ dường như là bước đầu tiên để thách thức Trung Quốc bằng cách sử dụng người Tây Tạng" – Ông Chafekar nói.

Trao đổi với EurAsian Times, một số chuyên gia khác nhận định cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã trực tiếp thổi bùng ‘ngọn lửa Tây Tạng’ nhằm vào Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn