Hòa giải, biện pháp nào khả thi?

Thứ Năm, 07 Tháng Năm 20208:00 CH(Xem: 3888)
Hòa giải, biện pháp nào khả thi?
Không nhớ rõ ai là người trưng ra cụm từ hòa giải hòa hợp dân tộc, nhưng mỗi khi nghe đến cụm từ này, đặc biệt giữa những ngày tháng 4 hàng năm thì không ít người tỏ ra tin rằng người Việt khó lòng ngồi lại với nhau để hòa giải những bất đồng, những gút mắc từ 45 năm qua khi mà chiếc xe tăng cắm cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam húc đổ hàng rào dinh Độc Lập mở đường cho làn sóng của bên thắng trận tràn vào khắp miền Nam và gây nên những thảm cảnh cho hàng triệu người.

vxl4_4cCfeqoty3LrpMzQ0nDPEVH1MkkSzu3XddvUvo5Io47fI7Sqv4bsg1t_kFWn2jjwI-bMEu08XByIsUgPcsrGjvugiBriVrmZnkI0zOzFoIBe54wkWymjZj6FBsiuUZp4nc
Hòa giải, biện pháp nào khả thi?
Những thảm cảnh ấy không có trong sách giáo khoa, không có trên mặt báo chính thống và cũng không có lấy một phân cảnh nào trên hệ thống truyền hình quốc gia. Những thảm cảnh ấy im lặng nằm sâu trong ký ức của nhân dân miền Nam, sâu đến nỗi mỗi lần nhớ lại hay có ai nhắc tới thì không ai bảo ai lặng lẽ chậm nhanh giòng lệ hay chí ít cũng quay mặt đi che nỗi buồn nay đã nhăn nheo với thời gian.

Nhưng có nhăn nheo cũ mốc thế nào thì nạn nhân miền Nam cũng nhớ tới nó. Nhớ vì nó quá uất ức, quá nhẫn tâm và nhất là quá sức chịu đựng của con người.

Hòa giải, nếu có thì ai có bổn phận phải là người cúi đầu nhận lỗi? Bởi chỉ có thật tâm nhận lỗi thì hòa giải mới có ý nghĩa và lúc ấy dân tộc mới có thể ngã mình nghỉ ngơi sau bao nhiêu năm chia lìa, gãy khúc.

Cảm giác đầu tiên của người thắng cuộc khi nhắc tới hòa giải là tâm lý luôn nghĩ người miền Nam lúc nào cũng đau đáu nỗi dằn xé của câu chuyện từ 45 năm trước kéo dài đến tận bây giờ. Kẻ thua trận là những người lên án, phủ nhận mọi chính sách hòa giải của chính phủ. Họ không chấp nhận ngồi vào chiếc bàn tròn dân tộc, họ nhìn thành tựu của người thắng trận là thành quả của bóc lột, cưỡng chế và đánh tráo từ ngữ lẫn khái niệm từ đó bên thắng trận đòi hỏi bên thua phải mở lòng ra cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước. Họ kêu gọi không nên mang nặng hiềm khích, thành kiến và nhìn nhận thành tựu của đất nước như một kết quả không thể phủ nhận.

Lập luận đó vừa ngụy biện vừa trốn chạy sự thật. Nạn nhân lúc nào lại chẳng kêu đau và oán thán kẻ làm cho họ tan nhà nát cửa? Bên thất trận rõ ràng là nạn nhân và không có một từ ngữ nào có thể thay thế nhằm diễn tả căn cước của họ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Vì là nạn nhân họ không thể chạy tới trước kẻ thắng trận tuyên bố chúng tôi bỏ qua không thù hận các anh nữa, chúng tôi xem các anh là đồng bào ruột thịt mặc dù chính các anh trù dập gia đình chúng tôi. Chúng tôi tình nguyện cùng các anh chung tay bảo vệ và phát triển đất nước và sẽ tuân theo mọi chỉ thị, chính sách mà các anh đề ra.

Những lập luận như thế chỉ có bọn dư luận viên, Việt kiều giả danh yêu nước, hay những kẻ túng quẩn phải chạy vào cơ sở nhà nước xin việc…liệu những kẻ như vậy có xứng đáng nói chuyện hòa giải hay không?

Yêu cầu nạn nhân mở lời hòa giải là một yêu cầu ngây ngô và bất lương chính trị, nó không khác gì người bị đánh phải xin lỗi kẻ đánh mình để sau đó nghe vài lời “không có chi” của kẻ thủ ác.

Hòa giải không phải không làm được, nhưng ít ra phải phân định ai là người phải hành động một cách thiết thực trong tinh thần nhận lỗi và sửa sai.

Chính quyền đã sai từ những ngày đầu tiên sau khi chiếm được Sài Gòn. Thay vì ổn định lòng dân để lo phát triển đất nước, bên thắng trận đã nói dối với thành phần sĩ quan của quân đội thua trận, bắt hàng trăm ngàn người giam cầm liên tục trong gần hai thập niên, gây căm phẫn khắp nơi từ vĩ tuyến 17 trở vào tận mũi Cà Mau. Xác tù cải tạo chết vì bệnh tật, đói khát, hay bị tra tấn, trốn trại... không trại giam nào không có. Cho tới 45 năm sau, những xác chết vô thừa nhận ấy vẫn co quắp nằm trong vòng kẽm gai hoặc vùi lấp đâu đó không ai hay biết.

Sai lầm thứ hai là đánh tư sản mại bản gây ra sự hoảng loạn cùng cực cho nhân dân. Hàng trăm ngàn người bị đuổi ra khỏi nhà mình với hai bàn tay trắng, tha phương cầu thực không biết trôi nổi về đâu giữa lúc Sài Gòn hò reo chiến thắng. Những con người tội nghiệp ấy có kẻ phát điên phát khùng, có kẻ thân tàn ma dại, có kẻ ra nước ngoài với hai bàn tay trắng…

Sai lầm nối tiếp sai lầm khi chính sách kinh tế mới tiếp tay tạo nên nỗi sợ hãi khủng khiếp khiến hàng triệu người bỏ quê hương tìm đường vượt biên chấp nhận thà chết hơn là sống dưới một chế độ chỉ có chính sách hủy diệt. Họ ra đi và hàng trăm ngàn người chết không toàn thây trên biển Đông. Xác của họ trôi dạt trên nhiều hòn đảo và mỗi nơi chỉ có vài cây thánh giá, một ít bia mộ làm bằng… 45 năm sau họ vẫn còn tha hương và chưa bao giờ được yên giấc ngàn thu như một con người.

Ba yếu tố làm cho bộ mặt miển Nam bi thảm ấy phải được san lấp mặc dù khó khăn và đầy trắc trở cũng phải làm cho bằng được nếu thật lòng muốn hòa giải.

Trước nhất đừng mở miệng nói thêm những mỹ từ nào nữa hãy âm thầm thành lập một Ủy ban Hòa giải Quốc gia có khả năng và quyền lực thật sự. “Khả năng” dựa trên tính chính danh từ Thủ tướng Chính phủ hay Chủ tịch nước cho phép và cử người điều hành. “Quyền lực” dựa trên sự ủy nhiệm của cấp cao nhất và sự ủy nhiệm này có mục đích phá bỏ mọi ngăn trở từ những nhóm quyền lực ăn theo quá khứ.

Hãy có kế hoạch gom nhặt hài cốt của người quá cố tại các trại cải tạo song song với việc ngoại giao với các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines cảm ơn và xin phép họ cho cải táng hài cốt của những thuyền nhân Việt Nam đang nằm trên đất nước của họ. Thành lập một nghĩa trang chung cho những cải tạo nhân và thuyền nhân bất hạnh. Không cần phải hoành tráng to đẹp nhưng cần nhất tấm lòng trân trọng yêu thương họ như đồng bào ruột thịt.

Đối với người sống, thương phế binh VNCH là lớp người cần hòa giải nhất. Sau chiến tranh họ trở thành kẻ sống thừa và nấp vào tình thương của xã hội mà sống. Hãy chấp nhận họ như một thành viên trong ngôi nhà Việt Nam đau khổ vì chiến tranh. Hãy công nhận tư cách thương phế binh của họ như thương binh miền Bắc và cung cấp cho họ đủ sống. Nếu không làm như thế khi nhìn thấy những thân thể tàn phế lang thang kiếm ăn trên đường phố thì mọi nổ lực dành cho người chết sẽ không còn bao nhiêu ý nghĩa.

Đối với tài sản của người bị đánh tư sản mại bản hãy trả lại nếu họ có đơn đòi. Phải chấp nhận sự thật rằng đây là tài sản hợp pháp mà họ hay con cháu họ có quyền thừa hưởng. Mọi áp lực từ người thừa hưởng hiện tại cần phải được giải quyết thỏa đáng, đừng phạm sai lầm một lần nữa khi thẳng tay đuổi họ ra khỏi nơi cư trú vì chính sách hòa giải. Có thể phải xây chung cư cho họ tái định cư nhưng không cần phải nhà to cửa rộng để mua lấy sự im lặng của những người này.

Việc làm của chính phủ không cần khoa trương và nhất là đừng kêu gọi sự tiếp tay tài chánh của người Việt hải ngoại. Trong thời đại Internet hôm nay người Việt trên toàn thế giới nhìn vào và họ tự biết phải làm gì trước sự thành tâm hòa giải của chính quyền trong nước. Hãy để họ tình nguyện ca ngợi thành quả của Ủy ban Hòa Giải Quốc gia, khi ấy ai là người được lợi trong chính sách này chắc không phải là điều khó hiểu.

Cánh Cò

(Blog RFA)
Ý kiến bạn đọc
Thứ Sáu, 08 Tháng Năm 202010:30 SA
Khách
1. HÒA GIẢI , BẤT KHẢ THI .
Một cuộc chiến luôn có hai phía, hòa bình cũng cần có hai phía.Cuộc chiến VN xảy ra do bên chủ chiến là CSBV : tấn công -xâm lăng, và bên chủ hòa VNCH : tự vệ , cố thủ . Hệ lụy của hai bản chất cố hữu vẫn tồn tại sau chiến tranh . Với bản chất hiếu hòa từ một nền giáo dục khai phóng và nhân bản, con người của miền Nam tự do dễ hòa đồng khi đất nước im tiếng súng. Nếu CSBV có thực tâm và tài đức muốn kiến tạo cho cả quê hương, đã có một cơ hội bằng vàng với một miền Nam có đủ tài nguyên :
- Nhân lực : nền văn hóa văn minh của thế giới tư bản.
- Vật lực : Các cơ sở công nghiệp hiện đại thời bấy giờ, hạ tầng cơ sở còn nguyên vẹn không bị phá hủy.
- Tài nguyên : nông nghiệp , ngư nghiệp , lâm nghiệp , các mỏ khoáng sản đều có ưu điểm hơn hẳn miền Bắc.
Tiếc thay, vì thiếu TÂM-ĐỨC mà lại có dư THAM-GIAN-NGU- ÁC nên CSVN đã hủy hoại tất cả : tận diệt nhân tài, tàn phá vật lực , bán rẻ và làm mất tài nguyên quốc gia. Nhìn bề ngoài đường xá nhà cửa loại "hàng mả", bên trong là một núi "nợ công " ai gánh ?
Đã gần nửa thế kỷ đã trôi qua trong một đất nước không có chiến tranh (mà thực chất cũng không có hòa bình trong tư tưởng) Nhìn lại thực trạng xã hội với những bài báo ca tụng "chiến thắng",với sự "kỳ thị" ngay cả với những nấm mồ, với các bản án "bỏ túi" trù dập những "tù nhân lương tâm", với đám " quần chúng tự phát"- "dư luận viên bò đỏ" sẳn sàng đàn áp biểu tình, chửi tục -vu khống-chụp mũ các tiếng nói ôn hòa- bất bạo động trong và ngoài nước... Hơn nữa , liên tiếp các cái chết rất mờ ám của ngay các tay lãnh đạo cs cao cấp, "dư luận quần chúng" không khỏi "hoang mang" (theo ngôn ngữ của vc) : "Họ với nhau mà còn vậy , làm sao mà họ hòa giải được với người khác ?"...
2- "VẠN SỰ CHỈ Ư TIỀN !" :
Sau 1975, chỉ sau hai "bước tiến nhảy vọt" của 2 "đại hội 5 năm", ĐCSVN tiến lên xã hội ...ngáp ngáp, bèn vẽ bảng hiệu "KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (TƯ BẢN) ĐỊNH HƯỚNG..." . Tuyên truyền xảo trá HÒA GIẢI để chiêu dụ TIỀN (Đế quốc Mỹ là thù , đô la Mỹ là bạn !) nhắm vào tất cả Việt Kiều hải ngoại, cùng lúc với mỹ từ "khúc ruột xa ngàn dặm", chúng dùng "3 mũi giáp công" đánh vào 3 giới "tinh túy" của VNCH :
- Giới trí thức -văn nghệ sĩ : Phạm Duy . Mỗi ngày ở Hà Nội chống gậy đi xin được phép cho xuất bàn bản này bài nọ , được một bài thì "hồ hởi phấn khởi " khoe om sòm! Chết nhục !
- Giới quân đội : Nguyễn Cao Kỳ . "Mua danh ba vạn , bán danh ba đồng",dắt mối cho mấy tay tư bản Mỹ về cho VC để ăn tiền "cò". Chỉ dám chết ở ...Mã Lai !
- Giới tôn giáo : Thích Nhất Hạnh. Vụ tu viện Bát Nhã ,đám đệ tử bị phản thùng, bị chiếm đoạt và đuổi cổ !
Tiền thì được , hòa hợp -hòa giải hả ?- Đừng hòng !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn