TRUNG HOA CỘNG SẢN SẼ BỊ ĐÁNH CHO TƠI BỜI

Thứ Hai, 13 Tháng Tư 20204:00 SA(Xem: 4371)
TRUNG HOA CỘNG SẢN SẼ BỊ ĐÁNH CHO TƠI BỜI

BỊ ĐÁNH CHO TƠI BỜI

92524695_1953073854826035_4242865447164182528_n
CHẾ ĐỘ TRUNG QUỐC CỘNG SẢN SẼ KHÔNG TRÁNH KHỎI BỊ TRỪNG TRỊ SAU ĐẠI DỊCH VIRUS VŨ HÁN

I. LÝ DO

Dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán sẽ mang đến cho toàn thể loài người tổn thất to lớn kinh hoàng như một đại chiến thế giới. Kể từ sau thế chiến thứ 2, không có cuộc chiến tranh nào, không có dịch bệnh nào, và không có cuộc khủng khoảng kinh tế nào lại có thể làm cả thế giới bị tê liệt như dịch virus Vũ Hán năm 2020.


Cả Hoa Kỳ lẫn châu Âu, hai trụ cột khổng lồ của thế giới hiện đại, đang bị dịch virus Vũ Hán vây hãm, làm tê liệt hoàn toàn. Số lượng người bị nhiễm lên đến hàng triệu. Số người bị thiệt mạng là hàng trăm ngàn. Tổn hại về người của cải là vô cùng to lớn. To lớn đến mức không tránh khỏi nổi giận.

Thế giới sẽ không phải hứng chịu sự mất mát to lớn như hiện tại từ dịch virus Vũ Hán, nếu Chính quyền Trung Quốc hiện nay hành xử sòng phẳng công khai minh bạch với dịch virus Vũ Hán. Trên thực tế Chinh quyền Trung Quốc Cộng sản đã che dấu dịch virus Vũ Hán với những toan tính thâm hiểm.

1. Trung Quốc đã che dấu thông tin về dịch virus Vũ Hán.
Che dấu đầu tiên, là thời gian phát dịch bệnh. Khi dịch bệnh đã phát mạnh từ tháng 12/2019 nhưng Trung Quốc vẫn bưng bít thông tin, che dấu dịch bệnh. Chỉ khi đại bùng phát vào tháng 1/2020, không thể che dấu được, mới buộc Trung Quốc phải công khai.

Che dấu thứ hai là quy mô dịch bệnh. Khi không thể che dấu, phải công khai dịch bệnh thì Trung Quốc lại che dấu quy mô. Số lượng người nhiễm và người chết cực lớn. Nhưng Trung Quốc đã báo cáo con số thấp hơn thực tế rất nhiều. Theo đánh giá của một số nguồn tin, thì Trung quốc công bố số liệu có thể thấp hơn thực tế đến 40 lần.

2. Trung Quốc âm thầm không cản trở người ở vùng dịch bệnh ra thế giới theo đúng quy định của dịch bệnh.

Trong các tội của của Chính quyền Trung quốc, có một tội quan trọng là không cản ngăn nguồn lây dịch bệnh. Trung Quốc đã làm ngơ để hàng triệu người Trung quốc từ trung tâm ổ dịch Vũ Hán lặng lẽ rời khỏi Vũ Hán đến các nước trên thế giới. Trước khi công khai dịch và phải đóng cửa Vũ Hán thì đã có 5 triệu người rời Vũ Hán đến cả trăm nước trên toàn thế giới. Đây là nguồn cơn lây dịch ra toàn thế giới.

3. Trung Quốc đã tìm cách mua chuộc và gây áp lực lên WHO để trục lợi cho Trung Quốc, nhưng lại mang đến tai họa cho thế giới.

Chính dưới hoạt động loby của Trung Quốc, Tổng giám đốc WHO đã đánh giá thấp mức độ dịch bệnh. Hậu quả là khi lan thành đại dịch trên toàn thế giới thì cả thế giới không thể ngăn cản mà bị tê liệt.

4. Hưởng lợi trên khốn khổ của nước khác.

Trung Quốc đã âm thầm thu gom tích trữ các nguyên vật liệu, vật dụng y tế chống virus corona từ các nước khác thành dự trữ riêng của Trung Quốc.

Trong số các vật tư mà Trung Quốc âm thầm thu gom có khẩu trang y tế. Chỉ từ 24/1 cho đến cuối tháng 2/2020 theo một số nguồn tin cho biết, thì Trung quốc đã âm thầm thu gom hơn 2,2 tỷ chiếc khẩu trang. Điều này tạo nên các đợt sóng khan hiếm khẩu trang tại các nước khi dịch virus Vũ Hán ập đến. Gây hoảng loạn cho các nước trong phòng chống dịch.

Khi mà cả Hoa Kỳ lẫn châu Âu phải gồng mình chống dịch, chỉ Trung Quốc thoát dịch, thì tất cả phải phụ thuộc vào Trung Quốc.

Trung Quốc trở thành kẻ có quyền “ưu ái” “ ban phát ơn huệ” cho những người gặp nạn. Nhất là một số nước nhỏ ở mãi xa xôi, nhưng bỗng dưng phải chịu ơn Trung Quốc. Trong cơn hoạn nạn của cả thế giới, Trung Quốc còn thừa cơ bán hàng kém chất lượng.

Ngoa ngắt hơn, chỉ cần mang theo một ít hàng viện trợ, Trung Quốc đã quảng cáo, khoác áo viện trợ cho tất cả hàng hóa thương mại.

Chiến thuật thu gom khẩu trang của Chính quyền Trung Quốc trong đại dịch virus Vũ Hán là kế sách truyền đời từ vua chúa Trung Quốc thời phong kiến. Nó nhắc lại mưu kế của Việt vương Câu Tiễn lừa Ngô vương Phù Sai. Nước Việt giả vờ mất mùa xin vay thóc giống của nước Ngô. Năm sau đem thóc giống đã luộc trả cho nước Ngô gieo trồng. Kết quả là nước Ngô mất mùa, không có lương thực, bị nước Việt mang quân tiến đánh.

II. BÀI HỌC CAY ĐẮNG TỪ ĐẦU TƯ VÀO TRUNG QUỐC

Khi TT Donald Trump lên cầm quyền, ông đã thúc đẩy dời các doanh nghiệp Mỹ về Hoa Kỳ. Lúc đó nhiều người chỉ nhìn thấy “tư tưởng dân tộc”. Bây giờ thì đã rõ.

Cả thế giới đang phụ thuộc vào khẩu trang sản xuất tại Trung Quốc. Không chỉ các xí nghiệp của Trung quốc, mà Trung Quốc có thể cấm các doanh nghiệp nước ngoài trên đất Trung Quốc xuất khẩu sản phẩm. Khi rơi vào đại dịch, một tình huống của chiến tranh, thì mọi quan hệ bị tôi luyện.

Ngoài Hoa Kỳ luôn là nước tự lực, sau đó là Đức, thì nay đến cả Pháp cũng đã phải tuyên bố về sản phẩm sản xuất tại Pháp.

Cho nên, đầu tư ra nước ngoài, và mời nước ngoài đầu tư, tất cả đều phải có biên độ. Thước đo cao nhất là mức độ tự cường.

Các nước đã sáng mắt nhiều trong hợp tác với Trung Quốc từ dịch virus Vũ Hán. Riêng Việt Nam thì đã ngàn lần khổ sở với Trung Quốc. Nay từ dịch virus Vũ Hán, Việt Nam càng phải sáng mắt hơn.

III. CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC CỘNG SẢN SẼ BỊ TRỪNG TRỊ SAU ĐẠI DỊCH

Không chờ cho đến hết đại dịch, bị thấm đòn tử mạng từ Chính quyền Trung quốc Cộng sản, các nước đang bắt đầu một chiến dịch kiện Trung Quốc.

Viện Henry Jackson Society (HJS) có trụ sở tại London, Anh, dự báo Trung Quốc đối mặt với sự bồi thường đến 6 500 tỷ USD do làm lây lan dịch bệnh virus Vũ Hán. Trong báo cáo "Bồi thường virus corona?" HJS viết:

"Nếu Trung Quốc cung cấp thông tin chính xác trong giai đoạn đầu, dịch bệnh đã không rời khỏi nước này".

HJS cho rằng Trung Quốc đã vi phạm 10 điều luật, trong đó có Quy định Sức khỏe Quốc tế (IHR) vốn được siết chặt sau đại dịch SARS năm 2003.

Không chỉ các nước G7, Ấn Độ cũng đã triển khai thủ tục kiện Trung Quốc vì dịch virus Vũ Hán. Hội đồng Luật sư Quốc tế Ấn Độ và Hiệp hội Luật sư Ấn Độ vào ngày 4/4 gửi đơn lên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về việc Chính quyền Trung quốc gây tổn hại cho Ấn Độ. Trong đó theo Apple Daily, thì tổ chức Acuite Rating & Research ước tính thiệt hại mỗi ngày cho Ấn Độ lên tới 4,64 tỷ USD.

Một loạt các nước khác, là nạn nhân của dịch virus Vũ Hán sẽ đợi đến thời điểm để đòi nợ chính quyền Trung Quốc vì những thiệt hại to lớn. Trong đó thiệt hại nhất là Hoa Kỳ, chắc chắn không để cho Trung Quốc ngồi yên hưởng lợi trên tang tóc của nước khác.

Không chỉ các nước, mà nhân dân Vũ Hán và Nhân dân Trung Quốc cũng tổn thất ghê gớm từ cách che dấu thông tin dịch của Chính Quyền Trung Quốc. Việc kỷ luật một số lãnh đạo Vũ Hán sẽ không ngăn cản được sự nổi dậy ngầm chất chứa trong lòng nhân dân Trung Quốc. Đại dịch Vũ Hán sẽ làm lung lay đến tan rã đế chế Tập Cận Bình.

IV. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Trong hoạn nạn mới hiện nguyên hình các mối quan hệ.
Dịch virus Vũ Hán cho Việt Nam nhiều bài học. Mà từ đó, nếu hành động đúng, sẽ đưa Việt Nam chuyển dịch sang một chân trời khác.

1. Khi mà cả thế giới lâm nạn, thì nước nào trước hết phải lo thân nước ấy. Cho nên phạm trù DÂN TỘC là phạm trù số 1. DÂN TỘC là trước tiên. DÂN TỘC là trên hết. Đó là điều vĩnh viễn đúng.

Bởi thế trong quan hệ với các nước, Việt Nam phải lấy DÂN TỘC là nhân tố số 1 chứ không phải ĐẢNG PHÁI.

Chừng nào trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam còn lấy quan hệ ĐẢNG PHÁI là số 1, thì chừng đó còn bị Trung Quốc lấn át.

2. Không thể phụ thuộc vào nước ngoài.

Càng không thể chỉ trông chờ đầu tư nước ngoài. Cũng không phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài.

Phải sản xuất trên đất nước mình là chính. Và phải bằng các xí nghiệp nước mình là cơ bản. Trông chờ vào nội lực chứ không ngửa cổ chờ ngoại lực.

3. Chọn bạn mà chơi. Tránh xa kẻ xấu.

4. Chống dịch như chống giặc. Dịch xẩy ra là cách ly tuyệt đối toàn diện. Không né tránh ai. Không ngoại lệ nước nào.

Điều quan trọng số 1 của Việt Nam trong chống dịch virus Vũ Hán phía trước - là khóa chặt biên giới.

Khi khóa chặt được biên giới thì nội quốc có thể quay lại trạng thái hoạt động cục bộ bình thường. Và nền kinh tế quốc nội mới giảm bớt được tổn thất.

5. Đây là thời điểm mà sự cường thịnh hay suy yếu của quốc gia đang phụ thuộc rất lớn vào tài năng của lãnh đạo đất nước.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 13 Tháng Giêng 20196:00 SA