Vụ 39 người chết: Người Việt đi làm lậu có phải vì nghèo?

Thứ Năm, 31 Tháng Mười 201910:00 SA(Xem: 3941)
Vụ 39 người chết: Người Việt đi làm lậu có phải vì nghèo?
bbc.com

Người Việt làm lậu ở Anh: Ra đi có phải vì nghèo?


Tuy nhiên không phải tất cả người dân Nghệ An đều giàu có Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Tuy nhiên không phải tất cả người dân Nghệ An đều giàu có (Ảnh minh họa)

Chuyến thăm nhà các gia đình nghi có người thân trong vụ 39 người chết ở Yên Thành, Nghệ An của BBC đã cho thấy một khung cảnh bất ngờ.

Trái với suy nghĩ của một số người rằng đây là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có động cơ về tài chính lớn đến mức nhiều người sẵn sàng mạo hiểm chọn con đường sang châu Âu làm việc trái phép.

Nhưng những gì nhà báo Jonathan Head chứng kiến là "nhà lầu và xe hơi" tại huyện Yên Thành, nơi đã có 5 gia đình trình báo có con bị mất tích.

Và những gì phóng viên BBC thấy có thể là chính xác.

Trong bài báo In Vietnam's 'Billionaire Village', migrant cash can buy a palace' (Tại 'Làng Tỉ phú' ở Việt Nam, tiền người nhà gửi về mua được cả dinh thự), nhà báo James Pearson từ hãng Reuters của Anh dẫn lời Chủ tịch UBND xã Đô Thành, Yên Thành, Nghệ An nói 70-80% biệt thự tại đây được xây từ tiền gửi từ nước ngoài về.

"Nếu người làm việc ở Việt Nam kiếm bằng tiền đồng thì phải mất rất lâu để xây những biệt thự hoành tráng thế này," ông Nguyễn Văn Hà nói.

Nhà lầu, xe hơi là nhu cầu 'bình thường'

Từ 2018, báo Dân Trí đã ghi nhận hiện tượng giàu lên nhanh chóng tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.

Bài viết "Xã 1.000 tỷ phú: Bậc nhất xứ Nghệ, biệt thự hàng ngàn, ô tô nhiều vô kể" đăng tháng 11/2018 cho biết "người dân Đô Thành kéo nhau đi Tây lập nghiệp".

Theo bài báo này, xã Đô Thành từng thuộc một trong những xã nghèo nhất huyện Yên Thành, với nghề truyền thống là làm mộc.

Đến những năm 1990, nguồn gỗ khan hiếm, thị trường bão hoà, nhiều người nảy ý định sang những nước như Anh, Úc, Ba Lan, Đức...

Không khí tang thương bao trùm huyện Yên Thành, Nghệ An nhiều ngày nay Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Không khí tang thương bao trùm huyện Yên Thành, Nghệ An nhiều ngày nay

"Người sang trước làm ăn rồi về đưa gia đình, họ hàng theo sau. Cứ như thế, người dân Đô Thành kéo nhau sang Tây lập nghiệp, có gia đình 3-4 người con cùng xuất ngoại.

Tiền từ nước ngoài gửi về nhiều, người dân bắt đầu xây dựng nhà lầu, biệt thự, mua sắm xe máy, ô tô,...," bài báo viết.

Và để có tiền gửi về cho gia đình, người lao động ở nước ngoài làm đủ mọi nghề như cửu vạn, công nhân, buôn bán, spa…

Nhiều người đi vài năm tích luỹ được số vốn lớn rồi về lại quê hương lập nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Hà , Chủ tịch UBND xã Đô Thành cho biết vào năm 2018, xã Đô Thành có 1.450 người đang làm việc ở các nước châu Âu; 1.047 người đi làm việc, buôn bán tại Lào; 439 người đang làm việc tại các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,...

"Nhờ số tiền con em làm ăn xa gửi về mà Đô Thành ngày càng thay da đổi thịt. Toàn xã có hơn 4.000 hộ thì 3/4 trong số đó có nhà 2 tầng trở lên. Hàng trăm hộ có xe ô tô, biệt thự", ông Hà nói.

Tuy nhiên bài báo của Dân Trí không đề cập cụ thể con đường đi nước ngoài của những người dân vùng Đô Thành là này hợp pháp hay không.

Một số báo Việt Nam còn ghi nhận hiện tượng này sớm hơn.

Cụ thể như báo Zing, đã đăng bài báo "'Làng đại gia' khiến nhà giàu thành phố cũng nể trọng" từ 2014 về hiện tượng giàu có của xã Đô Thành nhờ "đi Tây".

Một gia đình ở Nghệ An lo lắng con cháu họ đi trên chuyến xe định mệnh đó Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Một gia đình ở Nghệ An lo lắng con cháu họ đi trên chuyến xe định mệnh đó

"Ban đầu toàn xã cũng chỉ có một vài người đi, về sau thấy làm ăn được nên họ về kéo anh em, họ hàng cùng xuất ngoại kiếm tiền. Cứ thế, lượng người 'đi Tây' ngày một tăng lên.

"Thời kỳ bấy giờ đi xuất khẩu lao động còn dễ nên cứ thấy làm ăn được là họ lại ồ ạt kéo nhau sang đó. Chính nhờ hướng đi này mà người dân nơi đây đã đổi thay một cách chóng mặt," bài báo viết.

Trưởng xóm Phú Vinh khi đó nói: "Nhờ nguồn lao động này mà xóm trở nên trù phú, giàu có, đời sống bà con cũng như cơ sở vật chất hạ tầng được nâng lên rõ rệt."

Bài báo đưa ví dụ có ba người con đi lao động ở nước ngoài, đã đem tiền về xây cho gia đình một căn biệt thự đồ sộ tốn vài tỷ đồng từ 2004.

"Biệt thự, xe con bóng loáng được người dân ở đây xem như là một nhu cầu bình thường trong cuộc sống thường ngày mà thôi", một người dân.

Trang web Du lịch Nghệ An của tỉnh, thậm chí còn có bài viết "Top 5 xã giàu nhất Nghệ An"  Không những thế, có thể ít ai biết rằng, Nghệ An còn là nơi có các làng xã được xếp hạng giàu nhất nước ta nữa."

Và tất nhiên là không thể vắng cái tên xã Đô Thành, huyện Yên Thành.

Chính vì vậy, khi những người dân khác trong vùng, kém "giàu có hơn" thấy những căn biệt thự, xe hơi bóng lộn của hàng xóm, họ có thêm động lực để tìm đường sang trời Tây bất chấp.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 31 Tháng Mười 20196:14 CH
Khách
Rõ khổ ! Đua nhau đi Tây , để Tây nó bóc , Tây nó lột ! Sao không ở lại nước , dù sao cũng máu đỏ da vàng , cũng là con Rồng cháu Tiên .... nên có bị nhà nước cai trị , bóc lột , chắc cũng không đến nỗi bóc lột thậm tệ như bọn bạch quỉ mắt xanh mũi lõ .
Hoá ra xuất khẩu lao động , tức bán mồ hôi , bán nước mắt cho " nước ngoài " .... vẫn sung sướng , vẫn hạnh phúc hơn , bị bóc lột bởi boác và đảng csVN !

XKLĐ , xưa VNCH không có , nhưng nếu có thì được hiểu rằng : xuất cảng nô lệ ! Nói trắng phớ ra , bán buôn con người , coi con người như một đồ vật , một món hàng .... thuận mua vừa bán .
Khác chăng món hàng bán đi là xong , là hết . Nhưng món hàng người , thì lời khủng khiếp , sau khi bán , đã thu về bổng lộc ; sau đó " món hàng " lại gởi kiều hối về nước ; nào đồng đô la USD , nào đồng Euro Âu châu , đồng Pound bảng Anh ...

Những đồng tiền béo bở này , sớm muộn đều chui vào tay các quan lãnh đạo csVN . Thân nhân cái gọi là XKLĐ , đương nhiên phải tiêu dùng , phải ăn mặc , phải xây cất , phải mua sắm .... thế là phải đem đổi tiền ÂM PHỦ mà xưa gọi là tiền CU NẶNG .
Lời biết mấy ! Không phải trả lời trả vốn , mỗi năm thu về hơn chục tỉ . Hỏi sao nhà nước không coi như quốc sách ? Hỏi sao nhà nước không khuyến khích , không cổ võ ?

Thế nên không lạ gì khi có những nơi thôn quê mang tên Làng Đài loan , Làng Đại hàn ..... chỉ vì cả làng kéo nhau đi tìm đường cứu nước !
Mà cũng đừng ngạc nhiên , khi các cô gái phải trần truồng như nhộng uốn éo ... mong trúng tuyển , làm vợ " nước ngoài " tại thành phố mang tên boác .

Vậy thì , ai là thủ phạm ? Ai đứng sau những vụ mua bán con người ... như mua bán NGỢM ... này ?
Ai bật đèn xanh ? Hỏi tức trả lời !!!!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn