Trung Quốc xây đập trên sông Mekong nhưng không để lấy điện

Thứ Hai, 21 Tháng Mười 20195:00 SA(Xem: 4265)
Trung Quốc xây đập trên sông Mekong nhưng không để lấy điện

Đó là nhận định của ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Hoa Kỳ. Chỉ tính riêng tại tỉnh Vân Nam, lượng điện “bỏ không” thậm chí còn gấp đôi sản lượng điện tiêu thụ của toàn Thái Lan. 

8762186848_e1840ffe4b_b-1024x683
Đập Xiaowan, Trung Quốc cao 292m (Ảnh: Flickr)

Tại hội thảo “Tác động từ những chính sách của Trung Quốc đối với sông Mekong” tổ chức bởi Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VCES), ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson (Hoa Kỳ) cho biết năm 2018 xảy ra tình trạng lãng phí điện tại các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn.

Ông Brian Eyler đưa ra dẫn chứng về đập Tiểu Loan (Xiaowan) tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Với công suất 4.200MW, nó là đập thủy điện lớn nhất trên sông Mekong và có công suất lớn thứ 3 thế giới. Tuy nhiên sản lượng điện tạo ra phần lớn lại không được sử dụng do không có điện lưới đến phía đông Trung Quốc.

Chỉ tính riêng tại tỉnh Vân Nam, lượng điện “bỏ không” thậm chí còn gấp đôi sản lượng điện tiêu thụ của toàn Thái Lan.

Những nhà máy nằm tại khu vực đường bờ biển của Trung Quốc không sử dụng lượng điện trên mà thay vào đó là điện than. 

Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục xây các đập thủy điện trên sông Mekong. Ở thượng nguồn Mekong, trong tổng số 19 đập thủy điện, Bắc Kinh đã hoàn thành 11 đập.

Ông Brian Eyler suy luận rằng, việc xây thêm các đập nhằm mục tiêu tích trữ nước cho lục địa này. Ông dự đoán trong khoảng 3 thập kỷ tới, Trung Quốc có thể đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt do băng tan trên dãy Himalaya sẽ cạn dần. Ngoài ra, Trung Quốc còn có thể tìm cách khơi nguồn nước chảy sang sông Dương Tử.

Liên quan đến tác động của việc liên tiếp xây các đập thuỷ điện chặn dòng Mekong của Bắc Kinh, ông Brian Eyler nhấn mạnh các đập thủy điện dọc sông Mekong không chỉ cắt giảm lượng nước chảy xuống hạ nguồn mà còn khiến giảm dòng phù sa, giảm luồng cá di cư cũng như làm mất tính đa dạng sinh học của dòng sông.

Đáng lưu ý, việc này gây ra tác động rất lớn đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tháng 7- 8 vừa qua, ĐBSCL đối diện với đợt hạn hán nghiêm trọng, trong khi đáng lẽ mọi năm đây là thời điểm lũ về. Nguyên nhân được cho là việc trữ nước ở thượng nguồn.

Ông Eyler cho biết thêm việc thiếu nước từ thượng nguồn cùng với sự xâm mặn của nước biển đang đe dọa sẽ mất đất. Ước tính cứ mỗi mét nước biển dâng sẽ làm mất 30% đất. Vị chuyên gia dự báo ĐBSCL sẽ mất nhiều đất, chưa kể đến tình trạng sụt lún. 

Trong thời gian tới, dự kiến có khoảng 374 đập thủy điện sẽ được xây dựng tại hạ nguồn sông Mekong, trong đó có hơn 300 đập tại Lào. Trung Quốc và Thái Lan sẽ tham gia với tư cách nhà đầu tư tại các dự án này.

Trước tình trạng trên, ông đề xuất Việt Nam có thể hợp tác với Lào và Campuchia điều chỉnh theo hướng giảm số lượng đập thủy điện.

“Việt Nam cần lưu ý thảo luận với Trung Quốc vì ĐBSCL cần có lũ để phát triển. Trong khi Lào lại không cần”, Eyler nói. Ông đánh giá an ninh nguồn nước là vấn đề thuộc về nỗ lực ngoại giao và nó không dễ dàng.

Xuân Lan

Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 24 Tháng Mười 20197:55 CH
Khách
.....Vietnam dang bán nuoc cho tq....va se mua lai nuoc tu tq de ton tai....🤩🤩🤩🤩
Thứ Hai, 21 Tháng Mười 20195:58 CH
Khách
Mịa nó , sao nó đíu phải người VN mà rành sáu câu vậy ta !
“Việt Nam cần lưu ý thảo luận với Trung Quốc vì ĐBSCL cần có lũ để phát triển. Trong khi Lào lại không cần”, Eyler nói.

Ông là dân mắt xanh mũi lõ , ông còn biết ĐBSCL CẦN CÓ LŨ ĐỂ CHỐNG XÂM MẶN , CHỐNG SỤT LÚN VÀ CẦN CÓ LŨ ĐỂ PHÁT TRIỂN , TẮM TƯỚI PHÙ SA , NƯỚC NGỌT , TÔM CÁ ... KHẮP VÙNG .
Thế nhưng các ông Tưởng Thú của chúng tôi , lại có tầm nhìn khác . Chẳng hạn Tưởng Thú V V K cho đắp đê be bờ cả chục ngàn cây số , huy động hàng trăm ngàn TNXP , tốn bao công sức , bạc tiền .... để cấy thêm một vụ .

Đất đai ngày một khô cằn , ngày một lún sụp , nay phải nào mua phân bón , nào phải mua thuốc trừ sâu , nào phải chống mặn , nào phải mua nước ngọt ..... tôm cá ngày biến dần .
Nếu còn csVN thì chẳng bao lâu ĐBSCL biến thành miền Trung khô cằn sỏi đá !!!! Ruộng đồng hoang hoá , trai gái bỏ làng bỏ xã ra đi ... tìm đường cứu nước .... noi gương Boác !!!!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn