Ả Rập Xê Út lộ diện thành “người khổng lồ, chân đất sét” ( Một thằng Trọc phú cực kỳ Vô Liêm Sỉ. bị Iran làm nhục, đáng đời )

Thứ Năm, 03 Tháng Mười 20196:52 CH(Xem: 6315)
Ả Rập Xê Út lộ diện thành “người khổng lồ, chân đất sét” ( Một thằng Trọc phú cực kỳ Vô Liêm Sỉ. bị Iran làm nhục, đáng đời )
vi.rfi.fr
Trọng Nghĩa

mediaThái tử Ả Rập Xê Út Mohammed Ben Salmane hội đàm với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Jeddah (Ả Rập Xê Út) ngày 18/09/2019.Mandel Ngan/Pool via REUTERS/File Photo

Tương quan lực lượng ở vùng Vịnh đang thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Iran, vào lúc mà Ả Rập Xê Út ngày càng lộ rõ những chỗ yếu. Theo phân tích của một nhà báo Pháp chuyên theo dõi tình hình Trung Cận Đông, câu hỏi đặt ra là liệu Teheran có biết khai thác lợi thế tương đối này hay không.

Hôm qua 02/10/2019 là đúng một năm ngày nhà báo Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi đi vào lãnh sự quán Ả Rập Xê Út tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để làm giấy tờ rồi không bao giờ trở ra. Lý do cũng dễ hiểu: nhà báo đối lập này đã bị đặc vụ đến từ Riyad bắt và sát hại ngay trong lãnh sự quán, thi thể được cho là đã bị phân ra thành mảnh nhỏ để đưa ra ngoài phi tang. Vụ việc bị tiết lộ đã khiến cho uy tín quốc tế của nhân vật số một tại Ả Rập Xê Út Mohammed ben Salmane bị sứt mẻ nghiêm trọng vì bị tình nghi là chủ mưu thực thụ của vụ sát hại.

Đối với giới quan sát vụ Khashoggi là một trong nhiều nhân tố đã làm suy yếu vị thế của vương quốc dầu hỏa mà chỉ không lâu trước đó, ai cũng cho là thế lực số một trong vùng Vịnh, đủ khả năng đương cự với đối thủ Iran. Và mới đây, đà suy yếu đó đã lộ rõ trên bình diện quân sự khi chế độ Riyad đã cho thấy rõ sự bất lực trong việc bảo vệ các cơ sở dầu hỏa trọng yếu của mình trước đợt tấn công mà lực lượng Huthi tại Yémen tự nhận là thủ phạm, nhưng được cho là do Iran thúc đẩy.

Trong bài phân tích trên nhật báo Pháp Le Figaro ngày 01/10 vừa qua, nhà báo Renaud Girard, một chuyên gia kỳ cựu về vùng Trung Cận Đông đã không ngần ngại cho rằng nhân vật mạnh Mohammed Ben Salmane của Ả Rập Xê Út đang ngày càng bị cô lập trong khu vực, vào lúc mà Iran đang có dấu hiệu vươn lên.

Thời Ả Rập Xê Út tự nhận là cường quốc khu vực đã qua rồi

Mở đầu bài phân tích, Renaud Girard ghi nhận rằng chỉ cách nay hai năm rưỡi mà thôi, Vương Quốc Ả Rập Xê Út vẫn còn có thể tự vỗ ngực cho mình là một cường quốc có khả năng thay đổi cục diện chiến lược ở Trung Đông, nhờ sự giàu có và các liên minh của mình.

Theo nhà báo Girard, đó là thời mà tân tổng thống của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới là Hoa Kỳ, tức là Donald Trump, đã dành chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông cho xứ Ả Rập Xê Út.

Đó cũng là lúc mà mọi người đều nghĩ rằng việc tư nhân hóa công ty dầu hỏa quốc gia Aramco của Ả Rập Xê Út có thể mang lại khoảng 2.000 tỷ đô la, một món tiền sẽ sớm được đầu tư ngay vào các công nghệ mới.

Đó còn là thời điểm mà thái tử kiêm bộ trưởng Quốc Phòng Mohammed Ben Salmane (MBS) đã khoe khoang rằng ông có đủ phương tiện để thực hiện các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Iran.

Thế nhưng, ngày nay, theo Renaud Girard, thực tế không còn là như thế nữa, và Vương Quốc Ả Rập Xê Út đã xuất hiện như « người bệnh » ở Trung Đông và đã phơi bày trước mắt mọi người các điểm yếu của mình, từ quân sự, chính trị cho đến ngoại giao.

Một loạt thất bại ê chề về quân sự

Trên bình diện quân sự, Ả Rập Xê Út đã phải gánh chịu ba vố thất bại to lớn.

Vố đau nhất là vụ các cơ sở dầu hỏa chiến lược của Ả Rập Xê Út bị máy bay không người lái và tên lửa hành trình tàn phá vào ngày 14 tháng 9 năm 2019. Lực lượng nổi dậy người Huthi tại nước láng giềng Yemen đã nhận trách nhiệm về cuộc tấn công, nhằm trả đũa các vụ oanh kích mà Không Quân Ả Rập Xê Út nhắm vào lực lượng này.

Người Huthi là sắc dân ở vùng đồi núi ở miền Bắc Yemen, theo hệ phái Hồi Giáo Shi-ai. Họ đã nổi dậy chống lại chính quyền trung ương Yemen và đã chiếm được thủ đô Sanaa vào tháng 9 năm 2014.

Một năm sau, lãnh đạo Ả Rập Xê Út Mohammed ben Salmane đã quyết định tiến hành chiến tranh đánh vào lực lượng Huthi vào tháng 4 năm 2015. Thế nhưng, dù được trang bị bằng những loại vũ khí đắt tiền, quân đội Ả Rập Xê Út đã bất lực trong việc khuất phục các chiến binh Huthi chân đi dép.

Quân đội Ả Rập Xê Út vừa bị một thất bại ê chề ở ngay vùng biên giới của mình khi một trong những lữ đoàn của họ bị lọt vào một ổ phục kích của lực lượng Huthi, với hàng trăm lính Ả Rập bị bắt làm tù binh.

Lâm vào tình thế “thù trong giặc ngoài”

Về mặt chính trị, do những tính toán sai lầm, Ả Rập Xê Út đã bị đẩy vào tình trạng « thù trong giặc ngoài ».

Theo Renaud Girard, lẽ ra Vương Quốc Ả Rập Xê Út có thể chiêu dụ được một số lượng đáng kể người Yemen và đưa tổng thống Yemen được bầu lên một cách hợp pháp là ông Mansour Hadi, hiện lưu vong ở Riyad, trở về nước nắm quyền.

Thật vậy, người Huthi chỉ là thiểu số ở Yemen. Thế nhưng, khi áp dụng chiến thuật ném bom bừa bãi xuống Sanaa, liên tục oanh kích lầm vào các trường học và bệnh viện (và gần đây nhất là vào một nhà tù nơi các tù binh Ả Rập Xê Út bị giam giữ), khi gây ra nạn đói ở Yemen, chế độ Riyad đã bị người dân bình thường ở Yemen căm hận.

Ngay ở trong nước, chính quyền trung ương của Ả Rập Xê Út cũng đã gây thù chuốc oán. Chế độ ở Riyad đã đánh mất sự trung thành của người thiểu số Shi-ai sống ở phía đông lãnh thổ, nơi có các mỏ dầu quan trọng.

Người theo hệ phái Shi-ai không bao giờ tha thứ cho các ông hoàng theo hệ phái Sunni về vụ hành quyết Sheikh Nimr Baqr al-Nimr, thủ lĩnh của họ vào tháng 1 năm 2016. Quả đúng là vị giáo chủ ayatollah đó đã thiếu sự tôn kính đối với hoàng tộc Xê Út, nhưng ông không hề phạm bất kỳ tội máu nào.

Uy tín ngoại giao tan nát từ vụ Khashoggi

Còn về mặt ngoại giao, uy tín của Ả Rập Xê Út đã bị tan nát sau vụ sát hại dã man nhà báo Jamal Khashoggi.

Dấu hiệu rõ nhất, theo Renaud Girard là việc Vương Quốc này không còn được Mỹ ủng hộ vô điều kiện nữa, một hậu thuẫn có từ năm 1945 đến gần đây. Sau các cuộc tấn công ngày 14/09 vừa qua (mà bộ Ngoại Giao Mỹ đã quy trách nhiệm - dù không có bằng chứng chắc chắn - cho Iran hơn là cho lực lượng Huthi, đồng minh của Teheran), Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ khuyến khích Ả Rập Xê Út là cố gắng « tự vệ ». Nói một cách thẳng thừng, thì lời khuyên đó nghĩa là « Quý vị hãy tự lo cho thân mình ! ».

Phải nói là tâm lý ghét bỏ Ả Rập Xê Út đã trở thành phổ biến ở Mỹ kể từ vụ sát hại dã man tại lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào tháng 10/2018 nhà đối lập Khashoggi, một người từng được CIA bảo vệ và đã viết trên tờ Washington Post.

Do vậy, vào lúc này, người Mỹ không có bất kỳ một hứng thú nào trong việc đi đến chiến tranh để bảo vệ chế độ quân chủ Ả Rập Xê Út.

Ả Rập Xê Út đi xuống, Iran vươn lên

Nhìn chung, khi Ả Rập Xê Út suy yếu, cán cân lực lượng chuyển dịch về phia Iran. Câu hỏi đặt ra là Teheran sẽ xử lý ra sao với lợi thế nhẹ này.

Mohammed ben Salmane đã cho thấy là ông không thể bảo vệ lãnh thổ của chính mình, không còn tự hào về khả năng gây chiến với Iran, thậm chí còn cho rằng đó sẽ là một thảm họa và cầu xin cộng đồng quốc tế quan tâm.

Trong vùng Vịnh, Ả Rập Xê Út ngày càng bị cô lập. Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất chỉ hỗ trợ ngoài cửa miệng, còn trong thực tế lại chơi một trò chơi khác ở miền nam Yemen, đồng thời gửi phái đoàn đến Teheran để duy trì liên lạc. Bản thân Ả Rập Xê Út lại phạm sai lầm khi gây sự với Qatar, muốn biến láng giềng thành chư hầu và tiến hành cả một chiến dịch phong tỏa. Qatar nhỏ bé tuy nhiên vẫn đứng vững và đã kích hoạt liên minh cũ với Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự yếu kém của Riyad đã đẩy thế cân bằng quyền lực thiên về hướng có lợi cho Teheran ở vùng Vịnh Ba Tư.

Câu hỏi đang đặt ra là liệu Iran có biết tận dụng các thay đổi nhỏ kể trên đang có lợi cho họ hay không. Nếu cố gắng đẩy mạnh hơn nữa lợi thế quân sự, Iran có nguy cơ chọc giận con đại bàng Mỹ và trở thành con mồi của nó. Nhưng nếu họ biết chừng mực, thái độ kiên nhẫn của Teheran sẽ có lợi vì lẽ tổng thống Mỹ Donald Trump như đang mong muốn một thỏa thuận lớn với Iran.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn