Tại sao Trung Quốc không thể thuyết phục ý tưởng “Một quốc gia hai chế độ” được

Thứ Bảy, 06 Tháng Bảy 20196:00 SA(Xem: 5871)
Tại sao Trung Quốc không thể thuyết phục ý tưởng “Một quốc gia hai chế độ” được

Mai Hưng dịch

(VNTB) - Ngày càng nhiều cư dân Hồng Kông tự coi mình là người Hồng Kông, chứ không phải là công dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và điều đó đang gặm nhấm Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung cộng khác.

RTS2JV9L
Người Hongkong biểu tình phản đối dự luật dẫn độ.

Khoảng hai triệu người dân đã xuống đường để phản đối việc xâm hại các quyền tự do dân sự của họ. Và kết quả là bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông đã phải tạm hoãn dự luật dẫn độ bị phản đối và buộc phải khóc lóc xin lỗi vì đã đánh giá sai tâm trạng và sức mạnh tinh thần của công chúng và buộc phải hứa hẹn sẽ làm tốt hơn. Và bà ta rất có thể là sẽ làm tốt hơn nếu bà ấy còn giữ được chức. Cuối cùng, nhà cầm quyền ở Bắc Kinh đã chấp nhận lùi bước và để cho các công dân Hồng Kông làm theo ý của họ.

Người ngoài cuộc có cảm giác rằng dường như lực lượng dân chủ Hồng Kông đấu tranh để bảo vệ các quyền của họ và một hệ thống pháp lý công bằng, đã chiến thắng, mặc dù có sự phản đối nhu nhược của chính quyền địa phương được đảng cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn. Nhưng chuyện không phải vậy, và chắc gì đã có người chiến thắng thực sự. Các nhóm ủng hộ dân chủ Hồng Kông có thể đã thắng trong cuộc chiến giành quyền tự trị thực chất hơn, nhưng xu hướng dài hạn vẫn đang chống lại họ. Trong quá trình đó, chính quyền Hồng Kông ngoan ngoãn mất uy tín thêm – với tương lai chính trị bất ổn của bà Lâm, trong khi danh tiếng của “chính quyền nhân dân” của Bắc Kinh bị tổn thương hơn khi một lần nữa Bắc Kinh rõ ràng không quan tâm đến ý kiến ​​của công chúng đối với các vấn đề chính trị.

Giờ đây sẽ có một khoảng lặng tương đối. Với việc tăng cường các cuộc đàm phán thương mại giữa Tập Cận Bình và Donald Trump đang diễn ra, Bắc Kinh muốn giảm bớt sự chỉ trích của nước ngoài đối với các hồ sơ nhân quyền của mình và để mặc cho một Hồng Kông sục sôi đáp ứng mục tiêu đó. Tương tự, chính quyền của bà Lâm, sau khi vụng về đưa ra dự luật dẫn độ, đã nói rằng nếu vậy họ sẽ không tái xét dự luật này trước tháng Mười. Các vụ biểu tình ủng hộ dân chủ lẻ tẻ vẫn đang tiếp tục, nhưng không một vụ biểu tình nào sẽ có thể so sánh được với các cuộc tuần hành rầm rộ bùng phát trong những tuần qua. 

Tìm hiểu bối cảnh Hồng Kông có thể sẽ hữu ích.

Năm 1997, sau 150 năm là thuộc địa của Anh, Hồng Kông được trao trả trở lại cho Trung Quốc, được hứa hẹn “một mức độ tự trị cao” trong năm mươi năm tiếp theo, cho dù nằm dưới sự cai trị của Bắc Kinh. Điều này cho phép Hồng Kông được đàm phán các thỏa thuận phi chính trị với các chính quyền quốc gia và các tổ chức quốc tế về nhiều chủ đề. (Một kết quả nào đó từ Đạo luật Chính sách Hồng Kông năm 1992 cho phép Washington ký các hiệp ước về nhiều vấn đề khác nhau như hàng không dân dụng và chống rửa tiền). Do đó, một số thỏa thuận quốc tế của Hồng Kông cho phép dẫn độ tội phạm bị cáo buộc trên cơ sở từng vụ việc cụ thể đối với hai mươi khu vực pháp lý khác (bao gồm cả Hoa Kỳ). Điều khoản dẫn độ này đáp ứng các hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về một quy trình thỏa đáng và các phiên toàn công bằng. Tuy nhiên, điều khoản này không áp dụng cho Trung Quốc bởi vì, trong khi Hồng Kông vẫn duy trì một hệ thống pháp lý độc lập dựa trên thông luật của Anh quốc, thì Công lý TQ lại thường xuyên phản ánh bất cứ điều gì mà đảng cộng sản TQ thấy  tiện lợi vào bất kỳ lúc nào. Vì sự khác biệt đó mà các điều khoản trao trả năm 1997 đã cố tình loại trừ một thỏa thuận dẫn độ.

Một vụ án giết người kinh hoàng ở Đài Loan hồi đầu năm nay đã thay đổi tất cả. Một nam thanh niên trẻ người Hồng Kông đưa bạn gái của mình đến tới Đài Loan trong  dịp lễ Tình Nhân. Sau một cuộc cãi lộn nảy lửa trong phòng khách sạn, người nam thanh niên này dường như đã bóp cổ bạn gái và cho xác cô trong một chiếc vali màu hồng rồi bỏ lại gần một nhà ga đường sắt trước khi bay trở lại Hồng Kông. Chính quyền Hồng Kông không thể xét xử người nam thanh niên này về một vụ giết người đã gây ra ở nơi khác, nhưng người nam thanh niên này bị bỏ tù vì tội rửa tiền (anh ta đã sử dụng thẻ tín dụng của bạn gái). Ban đầu, Đài Loan yêu cầu dẫn độ người này trở lại Đài Loan để xét xử mặc dù không có thỏa thuận dẫn độ chính thức nào giữa Đài Loan và Hồng Kông.

Vụ việc này đã khiến Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga soạn thảo và cố gắng thông qua dự luật mới, với một cuộc tranh luận nhỏ, điều đó sẽ cho phép Hồng Kông dẫn độ tội phạm đến một trong số 170 khu vực pháp lý khác nhau, bao gồm bất kỳ phần lãnh thổ nào của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, luôn Macao và cả Đài Loan - một “tỉnh nổi loạn” theo định nghĩa của Bắc Kinh. Bà Lâm tuyên bố sai lầm rằng điều này sẽ “trám lại một lỗ hổng” trong thỏa thuận trao trả năm 1997, mặc dù vấn đề này đã bị bỏ qua một cách có chủ đích. Đài Loan ngay lập tức cho biết rằng họ không muốn nghi phạm bị dẫn độ nếu điều đó có nghĩa là thừa nhận rằng một cách gián tiếp rằng hòn đảo này thực tế là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Nhưng chính dự luật vừa mới được đề xuất này đã là một trong nhiều những khía cạnh khác đã khiến những người dân Hồng Kông xuống đường. Các điều khoản cuối cùng của dự luật bao gồm ba mươi bảy tội danh cụ thể (giảm xuống từ bốn mươi sáu tội danh ban đầu) liên quan đến các án tù có thể có án tù từ bảy năm trở lên, không một tội danh nào trong số các vụ án ấy là tội danh thương mại hoặc chính trị thông thường. Nhưng các chuyên gia pháp lý Hồng Kông và những người khác lại lo ngại vì họ biết rằng Trung Quốc đại lục thường ngụy tạo các cáo buộc. Ví dụ, khi một ông chủ tiệm sách người Hồng Kông bán sách có nội dung đồn đại về các nhà lãnh đạo Bắc Kinh bị bắt giữ bất hợp pháp và bị cảnh sát đại lục đưa qua biên giới, người Hồng Kông này không bị buộc tội phỉ báng hoặc các cáo buộc chính trị khác; mà lại bị buộc tội vì một vụ tai nạn giao thông ở đại lục từ mười năm trước.

Hơn nữa, các điều khoản khác cho phép tạm giữ và đóng băng các tài sản của những người Hồng Kông bị buộc tội tham nhũng và một số tội phạm kinh doanh khác tại Trung Quốc nếu bị ít nhất là hai năm tù (chứ không phải là bảy). Và các điều khoản này sẽ được áp dụng đối với bất kỳ ai ở Hồng Kông mà chính quyền đại lục muốn bắt giữ - bao gồm cả công dân Hồng Kông, người nước ngoài (bao gồm khoảng bảy mươi nghìn người Mỹ và ba trăm nghìn người mang hộ chiếu Canada) và ngay cả khách du lịch vãng lai. Do đó, áp lực đằng sau hậu trường từ một số ông trùm hàng đầu, chẳng hạn như giám đốc điều hành bảo hiểm Bernard Chan, đã giúp thuyết phục chính quyền Hồng Kông ít nhất cũng là tạm thời đình chỉ dự luật này.

Cuối cùng, các tòa án các cấp của Hồng Kông có thể không có ý kiến được về việc một bị cáo có bị dẫn độ về Trung Quốc đại lục hay không; vụ kiện có thể đã hội đủ các điều kiện. Nếu giấy tờ dẫn độ được điền đầy đủ thì, thẩm phán Hồng Kông buộc phải ngưng và không thể cân nhắc tính hợp lệ của bất kỳ tài liệu hoặc lời khai của nhân chứng nào để xem xét việc dẫn độ. Nhiều công dân Hồng Kông nghi ngờ rằng vụ án Đài Loan chỉ đơn thuần là cớ cho bà Lâm giúp  Bắc Kinh được dễ dàng loại bỏ những người bất đồng chính kiến ​​Hồng Kông mà họ muốn tống vào tù, mặc dù bà Lâm có tuyên bố khác.

Mối nguy hiểm tiềm tàng đối với các quyền dân sự trong tất cả những điều trên đây đã khiến hàng triệu người dân thuộc tất cả các thành phần của xã hội của Hồng Kông xuống đường. Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và các nhà chỉ trích chính sách của đảng cộng sản và chính quyền Trung Quốc đại lục lo ngại rằng họ có thể phải đối mặt với các cáo buộc ngụy tạo về các tội mơ hồ ở đại lục và bị dẫn độ về Trung Quốc. Làm ăn tại Trung Quốc đại lục thường liên quan đến việc lót tay cho quan chức địa phương;  doanh nhân nước ngoài và cả Hồng Kông bỗng nhận ra rằng các vụ việc trong quá khứ có thể được phục dựng thành cáo buộc hiện tại và khiến họ phải đối mặt với khả năng bị dẫn độ, mặc dù vụ việc có thể được khơi ngòi bởi một tranh chấp kinh doanh hiện tại. Hơn nữa, nhiều người đã nhận thức được rằng vấn đề dẫn độ chỉ là bằng chứng mới nhất về những nỗ lực không ngừng nghỉ của đại lục nhằm xâm phạm không gian chính trị Hồng Kông, nhưng lần này là với sự giúp đỡ tích cực từ phía chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Vì vậy, họ đã ồ ạt xuống đường; ước tính có đến một phần tư cư dân thành phố đã tham gia vào các cuộc biểu tình. Sau khi do dự và bí mật sang Thâm Quyến tiếp xúc với quan chức Trung Quốc không xác định được danh tính, bà Lâm đã tạm hoãn dự luật dẫn độ nhưng vẫn ngoan cố cho rằng dự luật này sau này cần được xem xét lại dưới một hình thức nào đó. Chính quyền Hồng Kông và các nhà lãnh đạo phong trào biểu tình tiếp tục đưa ra những tuyên bố trái ngược về bạo lực của cả hai ben và tiếp tục kêu gọi bà Lâm từ chức. Các cuộc biểu tình nhỏ hơn vẫn tiếp tục, và những lời bàn tán về một cuộc biểu tình phản đối vào ngày 1 tháng 7 hàng năm ngày càng gia tăng. Cuộc biểu tình phản kháng này sẽ được tổ chức trong một buổi lễ chính thức kỷ niệm ngày bàn giao năm 1997. Nhưng hiện giờ Hồng Kông tương đối bình yên và có thể sẽ chưa có một cuộc biểu tình lớn khác trong thời gian tới đây. Nhưng chưa có gì được sắp xếp.

Kể từ khi Tập Cận Bình nắm trọn quyền lực vào năm 2012, Trung Quốc đã ngày càng mạnh tay đối với phong trào bất đồng chính kiến ​​và Hồng Kông – một di sản hợp pháp của Anh - là một nguồn gây rắc rối không ngừng, Áp lực kinh tế và nội bộ khiến quan chức quyết tâm đàn áp bất kỳ một dấu hiệu bất ổn xã hội nào ở đại lục và họ lo sợ rằng những quyền tự do tương đối của Hồng Kông có thể bị lan truyền nếu lọt qua biên giới. Trung Quốc đã phản bội lại lời hứa sẽ tăng cường tự chủ cho Hồng Kông và gần như chắc chắn muốn có những khắc chế mới. Bắc Kinh có thể không muốn biến Hồng Kông thành một “thành phố Trung Quốc khác” – một hệ thống riêng biệt của Hồng Kong cung cấp các dịch vụ tài chính quan trọng, đặc biệt là cho những cư dân đại lục giàu có là gia đình hoặc có quan hệ khác với  tầng lớp chóp bu – nhưng lại muốn hạn chế chặt chẽ người dân Hồng Kông. Ngày càng nhiều người Hồng Kông đã tự coi mình là trước hết là người Hồng Kông, chứ không phải là công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và đó là điều gây lo ngại cho Bắc Kinh.

Trong khi đó, tương lai chính trị của bà Lâm đang bị nghi ngờ. Vốn là một công chức khiêm tốn, bà ta đã có được chức vụ cao trong chính quyền khi người tiền nhiệm của bà là Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông thứ ba liên tiếp rời khỏi nhiệm sở không một tiếng vang, một bình luận đáng buồn về năng lực quản trị dưới sự giám sát của Bắc Kinh. Bà khẳng định rằng bà sẽ không mấy bận tâm về những lời kêu gọi từ chức, và rằng một hình thức dẫn độ nào đó là cần thiết, có lẽ chủ yếu là vì quan chức Trung Quốc đại lục muốn có một đạo luật dẫn độ như thế. Nhưng Bắc Kinh không thể hài lòng với việc làm của bà Lâm vì nếu xử lý vấn đề ít vụng về hơn thì đã có thể giảm thiểu vấn đề phản đối đối với bà. Và dù sao đi nữa thì việc thay thế bà Lâm sẽ là một sự đầu hàng trước dư luận, chứ không phải là thói quen của Bắc Kinh, mặc dù việc duy trì địa vị cho bà sẽ gây ra một sự bất ổn liên tục.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn