Đồng bào cái lào tào phào

Thứ Hai, 19 Tháng Mười Một 20183:30 SA(Xem: 5062)
Đồng bào cái lào tào phào

Chuyện của Thịnh

Đây là video phỏng vấn nhân vật vào ngày 22-9-2018. Có một điểm chung. Những nhân vật này. Họ là người cầm đơn đi khiếu kiện dài ngày về nỗi oan khuất của gia đình mình. Tôi gặp họ trong một khu nhà trọ tập thể, gần khu vực đặt địa điểm trụ sở tiếp dân trung ương số 1 Ngô Thì Nhậm, Quận Hà Đông.

Đồng bào cái lào tào phào.

Đây là video phỏng vấn nhân vật vào ngày 22-9-2018.Có một điểm chung. Những nhân vật này. Họ là người cầm đơn đi khiếu kiện dài ngày về nỗi oan khuất của gia đình mình. Tôi gặp họ trong một khu nhà trọ tập thể, gần khu vực đặt địa điểm trụ sở tiếp dân trung ương số 1 Ngô Thì Nhậm, Quận Hà Đông.Trước khi bật máy quay, tôi đưa điều kiện. Mỗi người chỉ được tâm sự 2 phút. 2 phút phải nói đủ về nguyên nhân, nỗi khổ và hành trình kêu oan của mình. Điều kiện này có vẻ khó, vì câu chuyện họ dài, ai cũng muốn nói nhiều hơn, có bao điều chất chứa, muốn giải thích, dãi bày. Nhưng cái khó của tôi!. Quay dài hơn rồi ai sẽ muốn xem, ai sẽ dành thời gian để nghe những câu chuyện dở hơi tiêu cực này. Trong xã hội rộng lớn, ai chẳng có nỗi đau của riêng mình, ai chẳng có đầy đủ lý do để tập trung cho việc khác ưu tiên. Hoặc dụ dỗ tốt, có người nghe, thì giải pháp tiếp theo sẽ là gì. Đã buồn lại càng buồn. Video ám ảnh và bí bách như những câu chuyên về mảnh đời của những người có mặt trong phim.Thế là họ phải đồng ý, dù không muốn.Mỗi người 2 phút. (Nghe như kiểu Phùng Quán 3 phút sự thật.)Hơn 1 tiếng thu những bức xúc uất nghẹn, kiểu gào thét tâm can. Những mảnh đời bị lạc vào trong một giấc mơ không có hồi kết. Lầm than, oán thù, người còn bám víu tự hào vào đảng, người cố thủ, người bất cần, người muốn tìm đến cái chết để minh oan. Mảnh đời họ vốn dĩ đã không màu hồng nay thay đổi thành đen thùi lùi, lếch thếch nhem nhuốc. Đúng nghĩa đen luôn. Vì giờ họ không còn nhà, không còn quê, không hàng xóm (hàng xóm ăn cướp), tan vỡ gia đình, người bị truy nã vì chống người thi hành công vụ, người mới mãn hạn tù lại đi kêu oan. Họ cố thủ sống sót bên ngoài vỉa hè Ngô Thì Nhậm từ năm này sang năm khác. Chống chọi với nỗi đau oan khuất, chống chọi với việc nghèo hèn, bệnh tật, chống chọi với lực lượng an ninh xua đuổi, chống chọi với việc dần dần đánh mất niềm tin. Lắng nghe những ưu phiền, kể tội, phán đoán âm mưu. Tôi nhớ một chương trình mà tôi đã từng yêu thích, tiết mục “Kể chuyện cảnh giác” 7 giờ thứ 7 hàng tuần trên đài phát thanh. Tuy ví dụ này hơi khác góc nhìn.Câu chuyện trên đài được kể với những lớp lang số phận đan xen.. có kẻ xấu lừa người nhẹ dạ, có nạn nhân và hung thủ. Cuối cùng thì ngành công an, chính quyền luôn là người tìm được lời giải cho vụ án, phá án và trừng trị thích đáng những người có tội. Công an tấn công nhanh nhạy sắc bén vào những âm mưu của kẻ xấu, bọn phản động làm hại đất nước.. Câu chuyện nêu cao tinh thần cảnh giác cho nhân dân, biết được và đề phòng những thứ có thể gây ảnh hưởng cho mình.Còn những câu chuyện không được phát trên đài thì sao? Kẻ xấu là ai? Chẳng báo chí hay truyền hình đưa tin. hay thời thế thay đổi rồi? Những người bé nhỏ trực tiếp bị người ta hà hiếp, ăn cướp, bị giết!. Kẻ thủ ác không ai khác, là bàn tay của chính quyền, của công an, an ninh, của hệ thống Luật đầy nhân văn này. Ngẫm cũng đúng, chỉ có người cầm quyền mới có thể thay đổi số phận, danh tính một ai đó, mới có quyền điều lực lượng chấp pháp đến cưỡng chế một ai đó. Số phận người dân bé nhỏ đã phải cảnh giác vơí những kẻ bất nhân xấu xa thèm tiền ngoài xã hội, nay còn phai cảnh giác với lực lượng nhà nước phép thuật đầy mình. Hay quá.Clip tôi đăng lên trang chính dài hơn một phút. Tôi làm âm thanh méo mó, cho cố tình chẳng nghe thấy tiếng gì, chẳng rõ đầu đuôi. Vì khi đến đây, cảm giác của tôi nghe tiếng của họ đang bị lạc vào mê cung không thoát ra được. Lúc thoát ra thì nhiều người quá, ai cũng có nỗi oan. Tranh nhau nói. Tiếng được tiếng chăng trên nền một bản nhạc tự hào. Không thấy một cái kết tốt đẹp. Nhưng tôi hi vọng các bạn sẽ ấn vào link này.https://www.youtube.com/watch?v=iuVXJ3lICI0&feature=youtu.be https://www.youtube.com/watch?v=ev114GYvOc0&feature=youtu.beMỗi link dài nửa tiếng.Nội dung chán, cực không thú vị, rất tiêu cực. Hình thức chán hơn, nền đỏ choé, tôi đã cố chèn một đoạn nhạc miễn phí trên youtube cho đỡ chán. Người nói nhanh người nói chậm có người còn nói chẳng ra hơi.. Nói chung chẳng được gì từ nội dung đến hình thức.Nhưng có một điều. Nó có vẻ thật. Nếu ai muốn biết thêm được cái xã hội này đang diễn biến, muốn thấy những câu chuyện đời thật thì xem thôi. Có thể là thêm vốn sống, là những câu chuyện để kể lúc nửa đêm. Như những câu chuyện trong tiết mục “Câu chuyện cảnh giác” mà tác giả Nghi Xuyên vẫn kể. Đúng hay sai, tôi và các bạn và họ chẳng có thẩm quyền quyết định. Đó là việc cuả toà án, của lương tâm, của lịch sử..Chỉ là một công dân, và muốn trở thành một ai đó, tôi đang tập cách trách nhiệm với quyền công dân của mình. Tâp lắng nghe những câu chuyện của người dân giống mình cũng là một cách. Để thấy cách xã hội này đang vận hành, để biết nó xấu hay đẹp để mà sửa hay tự hào.Hồi trước thì tôi hay chọn cách quay đi với những gì mang nỗi buồn, cái gì u ám. Với cá nhân, đó luôn là một lựa chọn thông minh. Nó luôn khiến tôi vui vẻ và tràn trề năng lượng. Nhưng khi bắt đầu nghĩ đến thứ to hơn cá nhân. Tôi thấy tôi sai lè. Đất nước này sẽ đi đâu. Nếu chúng ta còn chẳng muốn lắng nghe nhau. Đồng bào cái lào tào phào.Xin lỗi trước!. Dù điều kiện đưa ra mỗi người 2 phút. Nhưng tôi đã không thể làm được điều đó.

Publiée par Chuyện của Thịnh sur Samedi 17 novembre 2018

Trước khi bật máy quay, tôi đưa điều kiện. Mỗi người chỉ được tâm sự 2 phút. 2 phút phải nói đủ về nguyên nhân, nỗi khổ và hành trình kêu oan của mình. Điều kiện này có vẻ khó, vì câu chuyện họ dài, ai cũng muốn nói nhiều hơn, có bao điều chất chứa, muốn giải thích, dãi bày. Nhưng cái khó của tôi! Quay dài hơn rồi ai sẽ muốn xem, ai sẽ dành thời gian để nghe những câu chuyện dở hơi tiêu cực này. Trong xã hội rộng lớn, ai chẳng có nỗi đau của riêng mình, ai chẳng có đầy đủ lý do để tập trung cho việc khác ưu tiên. Hoặc dụ dỗ tốt, có người nghe, thì giải pháp tiếp theo sẽ là gì. Đã buồn lại càng buồn. Video ám ảnh và bí bách như những câu chuyên về mảnh đời của những người có mặt trong phim.

Thế là họ phải đồng ý, dù không muốn. Mỗi người 2 phút. (Nghe như kiểu Phùng Quán 3 phút sự thật).

Hơn 1 tiếng thu những bức xúc uất nghẹn, kiểu gào thét tâm can. Những mảnh đời bị lạc vào trong một giấc mơ không có hồi kết. Lầm than, oán thù, người còn bám víu tự hào vào đảng, người cố thủ, người bất cần, người muốn tìm đến cái chết để minh oan.

Mảnh đời họ vốn dĩ đã không màu hồng nay thay đổi thành đen thùi lùi, lếch thếch nhem nhuốc. Đúng nghĩa đen luôn. Vì giờ họ không còn nhà, không còn quê, không hàng xóm (hàng xóm ăn cướp), tan vỡ gia đình, người bị truy nã vì chống người thi hành công vụ, người mới mãn hạn tù lại đi kêu oan. Họ cố thủ sống sót bên ngoài vỉa hè Ngô Thì Nhậm từ năm này sang năm khác. Chống chọi với nỗi đau oan khuất, chống chọi với việc nghèo hèn, bệnh tật, chống chọi với lực lượng an ninh xua đuổi, chống chọi với việc dần dần đánh mất niềm tin.

Lắng nghe những ưu phiền, kể tội, phán đoán âm mưu. Tôi nhớ một chương trình mà tôi đã từng yêu thích, tiết mục “Kể chuyện cảnh giác” 7 giờ thứ 7 hàng tuần trên đài phát thanh. Tuy ví dụ này hơi khác góc nhìn.

Câu chuyện trên đài được kể với những lớp lang số phận đan xen… có kẻ xấu lừa người nhẹ dạ, có nạn nhân và hung thủ. Cuối cùng thì ngành công an, chính quyền luôn là người tìm được lời giải cho vụ án, phá án và trừng trị thích đáng những người có tội. Công an tấn công nhanh nhạy sắc bén vào những âm mưu của kẻ xấu, bọn phản động làm hại đất nước… Câu chuyện nêu cao tinh thần cảnh giác cho nhân dân, biết được và đề phòng những thứ có thể gây ảnh hưởng cho mình.

Còn những câu chuyện không được phát trên đài thì sao? Kẻ xấu là ai? Chẳng báo chí hay truyền hình đưa tin. Hay thời thế thay đổi rồi? Những người bé nhỏ trực tiếp bị người ta hà hiếp, ăn cướp, bị giết! Kẻ thủ ác không ai khác, là bàn tay của chính quyền, của công an, an ninh, của hệ thống Luật đầy nhân văn này.

Ngẫm cũng đúng, chỉ có người cầm quyền mới có thể thay đổi số phận, danh tính một ai đó, mới có quyền điều lực lượng chấp pháp đến cưỡng chế một ai đó. Số phận người dân bé nhỏ đã phải cảnh giác với những kẻ bất nhân xấu xa thèm tiền ngoài xã hội, nay còn phải cảnh giác với lực lượng nhà nước phép thuật đầy mình. Hay quá.

Clip tôi đăng lên trang chính dài hơn một phút. Tôi làm âm thanh méo mó, cho cố tình chẳng nghe thấy tiếng gì, chẳng rõ đầu đuôi. Vì khi đến đây, cảm giác của tôi nghe tiếng của họ đang bị lạc vào mê cung không thoát ra được. Lúc thoát ra thì nhiều người quá, ai cũng có nỗi oan. Tranh nhau nói. Tiếng được tiếng chăng trên nền một bản nhạc tự hào. Không thấy một cái kết tốt đẹp.

Nhưng tôi hi vọng các bạn sẽ ấn vào link này. Mỗi link dài nửa tiếng:

https://www.youtube.com/watch?v=ev114GYvOc0

Nội dung chán, cực không thú vị, rất tiêu cực. Hình thức chán hơn, nền đỏ choé, tôi đã cố chèn một đoạn nhạc miễn phí trên YouTube cho đỡ chán. Người nói nhanh người nói chậm có người còn nói chẳng ra hơi… Nói chung chẳng được gì từ nội dung đến hình thức.

Nhưng có một điều. Nó có vẻ thật. Nếu ai muốn biết thêm được cái xã hội này đang diễn biến, muốn thấy những câu chuyện đời thật thì xem thôi. Có thể là thêm vốn sống, là những câu chuyện để kể lúc nửa đêm. Như những câu chuyện trong tiết mục “Câu chuyện cảnh giác” mà tác giả Nghi Xuyên vẫn kể. Đúng hay sai, tôi và các bạn và họ chẳng có thẩm quyền quyết định. Đó là việc của toà án, của lương tâm, của lịch sử…

Chỉ là một công dân, và muốn trở thành một ai đó, tôi đang tập cách trách nhiệm với quyền công dân của mình. Tâp lắng nghe những câu chuyện của người dân giống mình cũng là một cách. Để thấy cách xã hội này đang vận hành, để biết nó xấu hay đẹp để mà sửa hay tự hào.

Hồi trước thì tôi hay chọn cách quay đi với những gì mang nỗi buồn, cái gì u ám. Với cá nhân, đó luôn là một lựa chọn thông minh. Nó luôn khiến tôi vui vẻ và tràn trề năng lượng.

Nhưng khi bắt đầu nghĩ đến thứ to hơn cá nhân. Tôi thấy tôi sai lè. Đất nước này sẽ đi đâu. Nếu chúng ta còn chẳng muốn lắng nghe nhau.

Đồng bào cái lào tào phào.

Xin lỗi trước! Dù điều kiện đưa ra mỗi người 2 phút. Nhưng tôi đã không thể làm được điều đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn