Sáng kiến của Tập, một cái bẫy

Thứ Hai, 05 Tháng Mười Một 20188:24 CH(Xem: 6075)
Sáng kiến của Tập, một cái bẫy

FB Đỗ Ngà

“Một vành đai, một con đường” là một sáng kiến của Tập nhằm biến Trung Cộng thành một quốc gia gây ảnh hưởng lên một group rộng lớn. Như ta biết, Hoa Kỳ đứng trong group nào thì cầm trịch group đó. Mới đây, Mỹ rút khỏi Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP thì group này xìu nay, CPTPP chỉ là sự vớt vát. Cho nên Trung Cộng cũng muốn lập ra một group mà trong đó chính Trung Cộng làm chủ cuộc chơi.

Sáng kiến này gồm có diện tích trải rộng lên đến 65 quốc gia từ Á sang Âu ở cả 2 đường , đường bộ được gọi là một vành đai và đường biển được gọi là một con đường. Số tiền đầu tư lên đến 124 tỷ USD cho dự án. Tuy nhiên trong cuộc họp ngày 15/05/2017, Tập không thể thuyết phục 6 nước Âu Châu kí vào bản thông cáo chung. Vì sao như vậy? Vì khi xem điều kiện ràng buộc, 6 nước Âu Châu (trong đó có Pháp và Ý) thấy rằng Trung Quốc không tuân thủ về tiêu chuẩn môi trường, không đạt chuẩn mực xã hội, và không minh bạch trong đấu thầu. Vì thế nên họ từ chối.

Các quốc gia Âu Châu từ chối là điều mà Việt Nam phải chú ý. Các quốc gia này là nước dân chủ, họ cần phải nhân văn, môi trường đảm bảo, và đặc biệt là phải minh bạch để đảm bảo chẳng thằng nào ép thằng nào cả. Và quả thật, trong mưu đồ thực hiện dự án này Trung Quốc giở thủ đoạn. Thủ đoạn gì? Đó là chiến lược bẫy nợ.

Vậy câu hỏi đặt ra là, bẫy nợ nghĩa là sao? Nghĩa là Trung Cộng rất dễ dãi cho các nước nghèo vay. Số tiền vay mờ ám này chắc chắn bị tham nhũng xà xẻo bỏ túi. Cho nên, những khoản này bị rơi vãi gần hết nên còn lại đầu tư hạ tầng cho đất nước chẳng là bao. Vì thế đất nước không thể phát triển trong khi nợ thì cứ tích tụ dần. Đến khi đáo hạn thì không có tiền trả nợ đành phải nhượng địa cho Trung Cộng 99 năm, hoặc nhượng lại các mỏ tai nguyên khoáng sản cho Trung Cộng khai thác với giá rẻ mạt và chấp nhận nhận để Trung Cộng tàn phá môi trường. Chiêu này dễ dàng dụ các lãnh đạo tham lam và dốt nát, nhưng không thể dụ được lãnh đạo các nước văn minh.

Sri Lanka là nước đã nhận trái đắng từ bẫy nợ Trung Cộng. Cảng biển chiến lược Hambatota nằm ngay nút giao thông hàng hải quan trọng kết nối giữa Ấn Độ Dương – Trung Đông – Âu – Á. Và chính đã lỡ sa lầy vào bẫy nợ, cảng này đã được nhượng địa 99 năm và hiện giờ Trung Cộng đang cho xây dựng thành căn cứ hải quân. Bài học Sri Lanka còn nóng hổi đấy, nhưng Việt Nam vẫn nhắm mắt đưa chân, từng bức từng từng bước rơi vào bẫy nợ Trung Cộng mà chẳng thấy có động thái giãy dụa để thoát ra.

Và hôm nay, Nguyễn Xuân Phúc ủng hộ sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Tập. Điều này cho thấy Việt Nam đang tình nguyện chui vào bẫy nợ Trung Cộng. Chính Nguyễn Xuân Phúc đã nói “từ nay đến năm 2020, trung bình mỗi năm Việt Nam cần 25 tỷ USD cho phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là lĩnh vực giàu tiềm năng đối với các nhà đầu tư quốc tế trong đó có Trung Quốc, cũng là một trong những ưu tiên của Việt Nam”. Như ta biết đầu tư hạ tầng ở Việt Nam là kênh kiếm chác của quan chức Việt Nam và nhà thầu Trung Quốc. Đầu tư đến 10 mà giá trị thật chưa chỉ là 2 thì làm sao trả nợ nổi? Cộng vào đó là hiện tại, nợ công của Việt Nam đã lên đến 210%GDP thì khó mà trả nổi các khoảng nợ đó. Cho nên việc sa vào bẫy nợ như Sri Lanka là gần như chắc chắn. Bằng chứng là dự án Bauxit Tây Nguyên vẫn sờ sờ ra đó. Sau Luật An Ninh Mạng sẽ là Luật Đặc khu để dọn đường cho tiến trình nhượng địa cho Trung Cộng 99 năm. Lúc đó, Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc sẽ từng bước thành căn cứ quân sự Tàu thì sao? Chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Cho nên Luật An Ninh Mạng là một bước đi đầy toan tính. Khi Luật này có hiệu lực, chính quyền sẽ khống chế những người kêu gọi biểu tình phản đối. Nhờ đó Luật Đặc Khu sẽ chính thức thông qua. Và tất nhiên tiến trình nhượng địa sẽ xảy ra một cách êm xuôi. Đấy chính là gì? Là bán nước từng phần theo đúng lộ trình. Giờ họ đang chuyển giao đấy chứ không phải đợi đến 2020 mới bắt đầu đâu.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn