Sự kiện Chu Hảo: nên mạnh dạn bước qua lằn ranh !

Chủ Nhật, 28 Tháng Mười 20185:30 SA(Xem: 7092)
Sự kiện Chu Hảo: nên mạnh dạn bước qua lằn ranh !
Đáng ra, ông Chu Hảo có thể 'đàng hoàng, đĩnh đạc' bước ra khỏi đảng trước khi bị 'đề nghị', điều này sẽ cho ông một tâm thế thực sự tốt hơn. Bởi thực tế, đó là bước qua lằn ranh ý định riêng để thực sự trở về với dân lợi.
_104032544_gettyimages-103839043
Ông Chu Hảo cầm cuốn sách "Dân chủ và Giáo dục'
Ông Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật vì thời kỳ ông làm Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức (Nxb Tri thức) và thời kỳ Thứ trưởng bộ KH&CN, ông phạm vào những điều mà đảng viên không được làm. Nói cách khác, ông Chu Hảo ‘đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biễn, tự chuyển hóa’.
Ông Chu Hảo là người đặt nền móng cho internet tại Việt Nam và ông là người ủng hộ nhiệt thành trong không gian xã hội dân sự, cả khi ông làm giám đốc Nxb Tri thức với những cuốn sách về tự do – dân chủ và những cuộc hội thảo liên quan đến yếu tố đó.
Nếu đặt ông Chu Hảo vào danh sách sai phạm của các vị quan chức nhưng Thiếu tướng quân đội Phan Tấn Tài – Phó Tư lệnh Quân khu 7, người chuyển nhượng 2 khu đất quốc phòng không theo trình tự, thủ tục quy định pháp luật thì có vẻ ngược đời. Ngược đời ở chỗ, ông Chu Hảo, người có ý thức về kiểm soát quyền lực để hạn chế những sai phạm của những người như ông Phan Tấn Tài, nhưng giờ đây lại ngồi cùng danh sách 'đề nghị bị kỷ luật'.
Trong tác phẩm đường về nô lệ do dịch giả Phạm Nguyên Trường tiến hành dưới sự bảo trợ của Nxb Tri thức, thì có hẳn một chương liên quan đến việc giải thích vì sao những kẻ xấu xa nhất lại leo cao nhất. Trong đó, ‘nếu các chức vụ cao trong bộ máy quyền lực toàn trị không hấp dẫn được những người xứng đáng, theo tiêu chuẩn của chúng ta, thì điều đó có nghĩa là những kẻ tàn nhẫn và vô liêm sỉ sẽ có nhiều cơ hội.’ Và ‘trong xã hội toàn trị nhất định sẽ có nhiều chức vụ đòi hỏi sự tàn nhẫn, dọa nạt, lừa dối và chỉ điểm’.
Giờ đây, trong danh sách đề nghị kỷ luật lại có cả người tham nhũng quyền lực và người tìm cách ngăn chặn tham nhũng quyền lực. Đấy là cái bi hài của thể chế, thể hiện sự thiếu nhất quán (lúng túng) trong cuộc chiến chống tham nhũng và chỉnh đốn đảng hiện nay.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng chia sẻ rằng: những trí thức như ông Chu Hảo vẫn kỳ vọng vào việc cải tạo đảng từ bên trong, nhưng giờ đây ĐCSVN cho thấy rằng, ông không thể hai lối, và không có sự phản biện nào hết trong đảng, đảng phải là tập trung và quyền lực.
Khi ĐCSVN đưa ra các quy định về các điều đảng viên không được làm, bao gồm cả không bàn về xã hội dân sự và tam quyền phân lập, vẫn còn có đảng viên trông chờ vào sự đổi mới từ trong đảng để bắt nhịp sự hội nhập quốc tế cả về thương mại, nhân quyền và sự phát triển bền vững xã hội. Thậm chí điều này cũng thể hiện phần nào qua điều trần nhân quyền tại EVFTA. Tiếp đó, ‘cuộc chiến đốt lò’ do ‘sĩ phu Bắc Hà’ – Nguyễn Phú Trọng đứng đầu tiếp tục ‘sốc niềm tin’ ở một số đảng viên, bởi họ thấy sau bao năm trầy trật chống tham nhũng, bước đầu cũng đã có tín hiệu khả quan. Nhưng những đảng viên với niềm tin bền vững hoặc được sốc lại ấy lại quên rằng, cái tham nhũng nảy sinh từ cơ chế, chứ không phải từ đâu khác, thế mới có biện luận ‘chống tham nhũng là tự ta chống ta’ mà một thời, bao người cười chê, châm biếm. Hiểu một cách khác, ông Nguyễn Phú Trọng có thể giải quyết 100 vụ tham nhũng, nhưng lại không thể ngăn ngừa hàng ngàn vụ nảy sinh trong tương lai. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng nắm quyền, giả rằng ông có những thành tựu bước đầu trong chống tham nhũng, thì điều đó cũng mang tính tạm thời, vì bản thân cuộc chiến giờ lệ thuộc vào nhân tố duy nhất – ‘minh quân hay không minh quân’.
Sự kiện đề nghị kỷ luật ông Chu Hảo vì ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ mở ra bước ngoặt hình thức của thời phong kiến – với sự tái lập một cách đàng hoàng, đĩnh đạc và đầy chính danh. Còn cái chống lại ‘phong kiến’, kiểm soát quyền lực và tham nhũng là xã hội dân sự lẫn tam quyền phân lập lại bị cấm đoán, bị giới đảng viên thờ ơ, bỏ rơi.
Ấy là bi kịch lớn nhất của một con người, bị dắt mũi bởi hiện tượng thay vì theo đuổi bản chất sự việc.
Trở về với ông Chu Hảo, việc đề nghị kỷ luật đối với ông thực ra như một tấm huy chương, tôn vinh một trí thức gia thực sự. Bởi trong hệ thể chế hiện nay, những người bị kỷ luật về ‘tự diễn biến, chuyển hóa’ là những người thức thời, suy tư, trăn trở thực sự vì dân tộc và quốc gia. ‘Từ bỏ đảng’ hay ‘đảng từ bỏ’ ngày xưa còn là chuyện ê chề, nay trở thành niềm tự hào của không ít người. Đáng ra, ông Chu Hảo có thể 'đàng hoàng, đĩnh đạc' bước ra khỏi đảng trước khi bị 'đề nghị', điều này sẽ cho ông một tâm thế thực sự tốt hơn. Bởi thực tế, đó là bước qua lằn ranh ý định riêng để thực sự trở về với dân lợi.
Việc nhóm ‘Lão mà chưa an ra tuyên bố đồng hành với ông Chu Hảo, đồng thời kêu gọi các trí thức bày tỏ tình đoàn kết bằng cách lên tiếng hoặc rơi bỏ đội ngũ suy thoái đó, về hẳn phía nhân dân là một tuyên bố kịp thời mang tính thời sự. Bởi nó vạch hẳn một ranh giới rõ ràng nhất, mạch lạc nhất giữa một trí thức thực sự và một trí thức đảng phái. Cùng lúc đó, PGS, TS Mạc Văn Trang và nhà văn Nguyên Ngọc, cũng tuyên bố bỏ đảng, nghĩa là tầng lớp trí thức thực tâm đã rời khỏi một đảng mà đảng đó đã không còn 'đáp ứng lý tưởng ban đầu' của chính họ.
Đề nghị kỷ luật lần này dập tắt hoàn toàn hy vọng mỏng manh về sự ‘đổi mới trong đảng’ cũng như ‘dân chủ hóa’, quyền lợi hóa dân tộc mà nhiều người kỳ vọng về ông TBT – CTN Nguyễn Phú Trọng. Bởi đúng như nhà văn Nguyễn Quang Lập bày tỏ trên Facebook cá nhân của mình: Chế độ này không tẩy chay những trí thức như anh Chu Hảo mới lạ. Có gì mà xôn xao.
Giáo sư Hoàng Dũng, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nói với đài RFA, việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo là một thông điệp nhắm vào giới trí thức Việt Nam của ĐCS. Nhưng theo người viết, thông điệp đó chính là mở đầu nhắm vào giới trí thức tinh hoa của Việt Nam. Nó sẽ biến ĐCSVN trở thành một tổ chức toàn người giáo điều, xu nịnh, và chuyên quyền.
Ánh Liên 
(VNTB) 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn