Trung Quốc chỉ trích điều khoản mới trong USMCA là “hành động bá quyền”

Thứ Ba, 09 Tháng Mười 20185:22 SA(Xem: 5944)
Trung Quốc chỉ trích điều khoản mới trong USMCA là “hành động bá quyền”

Trong một tuyên bố hôm thứ Sáu (05/10) của Đại sứ quán đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trú tại Canada, cơ quan này đã “lên án mạnh mẽ” Điều 32.10 của “Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Mexico-Canada” (USMCA). Có nhận định cho rằng vì điều khoản này không khác gì việc Mỹ ngăn chặn Canada hoặc Mexico có thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc, qua đó Mỹ cũng ngăn chặn Trung Quốc đi thương mại đường vòng thông qua các nước láng giềng của Mỹ, vì thế Trung Quốc không biết làm gì hơn nên phải lên tiếng “phản đối” vì bị ép vào đường cùng.

Tổng thống Trump trong một cuộc họp báo sau khi đạt được Hiệp định thương mại  tự do Mỹ – Mexico – Canada (Ảnh: Getty Images) 

ĐCSTQ lên tiếng về Điều 32.10 trong USMCA

Hôm 10/5, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa Canada đã ra tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ Điều 32.10 của “Hiệp định thương mại tự do Mỹ – Mexico – Canada” (USMCA) là “hành động bá quyền”, cho biết các khái niệm “quốc gia kinh tế thị trường”“quốc gia kinh tế phi thị trường” nằm bên ngoài khuôn khổ WTO.

Theo Điều 32.10 trong “Hiệp định thương mại tự do Mỹ – Mexico – Canada” (USMCA), nếu nước thành viên nào có thỏa thuận thương mại tự do với “quốc gia có nền kinh tế phi thị trường” thì quốc gia thành viên khác có quyền rút khỏi thỏa thuận mới, chỉ cần thông báo trước 6 tháng cho các bên.

Có luồng quan điềm cho rằng Điều khoản 32.10 mới bổ sung là rất linh hoạt, cũng có tính ràng buộc chặt chẽ. Điều này làm cho ba nước Mỹ – Mexico – Canada phải thận trọng hơn khi ký kết thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc, tương ứng việc Mỹ có quyền phủ quyết Hiệp định thương mại tự do giữa Canada và Trung Quốc (ĐCSTQ) hoặc Mexico và Trung Quốc (ĐCSTQ).

Mỹ khuyến khích nền kinh tế thị trường nhưng để các đồng minh tự lựa chọn

Có hướng quan điểm cho rằng ĐCSTQ đã cố gắng lôi kéo Canada để tránh không rơi vào tình trạng bị cô lập ở Bắc Mỹ; nhưng một khi Quốc hội Mỹ thông qua Hiệp định mới giữa Mỹ – Mexico – Canada thì Canada sẽ khó khăn để lựa chọn quan hệ gần gũi hơn với ĐCSTQ, ít nhất là trong thương mại.

Ngày 2/10, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) tại Hồng Kông đưa tin, điều khoản này sẽ chấm dứt thỏa thuận thương mại tự do có thể có giữa Canada và Trung Quốc. Đây là vấn đề quan trọng đối với Trung Quốc vì nước này là đối tác thương mại lớn thứ hai của Canada, chỉ sau Mỹ.

Năm 2016, ĐCSTQ và Chính phủ Canada đã đồng ý để nghiên cứu tính khả thi của một thỏa thuận thương mại tự do, nhưng các cuộc đàm phán bị đình trệ vào cuối năm 2017 và không có công bố những bước đàm phán tiếp theo. Vào tháng Ba năm nay khi Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố về thỏa thuận thương mại tự do hiện tại và có thể xảy ra trong tương lai, đã không đề cập đến Canada.

Trong những năm gần đây, khi người nhập cư Trung Quốc ở Canada ngày càng tăng lên thì quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Canada cũng càng gần gũi hơn. Thủ tướng Canada Trudeau (Justin Trudeau) cho biết vào hôm 2/10 rằng, Canada không chỉ theo các thỏa thuận mới đã ký với Mỹ và Mexico, mà còn muốn xây dựng quan hệ thương mại sâu hơn với Trung Quốc. Đại sứ quán Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Canada cũng biết điều này, nhưng đến 5/10 lại tiếp tục lên án Mỹ, mục đích để gây nhiễu thông tin.

Nhà nghiên cứu vấn đề Trung Quốc Derek Scissors thuộc Viện nghiên cứu chính sách công của Mỹ (American Enterprise Institute for Public Policy Research, AEI) cho biết, trong quá khứ Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng thu hút Mexico tham gia Hiệp định thương mại tự do để cho phép doanh nhân Trung Quốc chuyển hàng qua Mỹ, và trong quá khứ một số doanh nghiệp Canada cũng có thể đã đồng ý trong một số thỏa thuận với Bắc Kinh; nhưng bây giờ Mỹ đã có tuyên bố rõ ràng với Canada và Mexico, “nếu bạn đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc (ĐCSTQ) thì đối tác quan trọng hơn của bạn sẽ rời bỏ bạn.”

Ông tin rằng Điều 32.10 của Hiệp định mới là chính đáng, Mỹ khuyến khích các nước tuân thủ theo nguyên tắc nền kinh tế thị trường, nhưng đồng thời “cho phép đối tác tự lựa chọn.”

Lập luận về nền kinh tế thị trường của TQ lại gây chú ý

Lập luận của Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada một lần nữa nhắc đến “quốc gia kinh tế thị trường”, và phản đối Mỹ đề cập khái niệm “quốc gia kinh tế thị trường”“quốc gia kinh tế phi thị trường” bên ngoài khuôn khổ WTO.

Kể từ năm 2018, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ Trung Quốc tại WTO thường xuyên đấu tranh vì vấn đề “quốc gia kinh tế thị trường” của ĐCSTQ, theo đó cho rằng WTO không có điều khoản định nghĩa “nền kinh tế thị trường”, tuyên bố này đã khiến các nước phương Tây không khỏi thấy ngạc nhiên.

Năm 2016 là năm Trung Quốc gia nhập vào WTO được 16 năm, đã đòi hỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) phải tự giác thừa nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, nhưng bị Mỹ và Liên minh châu Âu công khai bác bỏ và từ chối. Hiện nay, Liên minh châu Âu đã đạt được tiến triển tại WTO về vấn đề nền kinh tế phi thị trường của Trung Quốc, còn Mỹ và Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn bàn bạc. Trong vấn đề này Mỹ đã thể hiện quan điểm ủng hộ đề nghị của Liên minh châu Âu, còn Canada và Mexico là bên thứ ba của Mỹ và Liên minh châu Âu.

Tháng 11/2017, Mỹ đã trình báo cáo chi tiết về lý do tại sao Trung Quốc không phải là nền kinh tế thị trường và làm rõ lập trường của Mỹ đối với các quy định của “Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại”.

Tiến sĩ Chu Minh (Zhu Ming), một nhà bình luận tại New York chỉ ra rằng, chính quyền Trump đã nhìn rõ các mánh khóe của ĐCSTQ, biết rằng phải có biện pháp chặt chẽ cho Hiệp định Mỹ – Mexico – Canada. Ông nói thêm rằng, nếu để tình trạng giống như thời điểm cho Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, đến 17 năm sau mới phát hiện bị Trung Quốc lợi dụng thì tình trạng rất thê thảm cho nhiều nước.

Cho đến nay, Cộng sản Trung Quốc đã ký kết 16 thỏa thuận song phương thương mại tự do, bao gồm với Úc, New Zealand, Iceland, Hàn Quốc, Singapore và 10 nước ASEAN, chiếm khoảng 1/4 tổng thương mại đối với nước ngoài của Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc đã không ký được thỏa thuận thương mại tự do với Canada, Mexico, Nhật Bản, Liên minh châu Âu và Mỹ.

Giới quan sát bên ngoài cho rằng hiện nay ĐCSTQ đang lo lắng trong tương lai Mỹ sẽ bổ sung Điều 32.10 vào nhiều hiệp định thương mại tự do. “Nếu Mỹ và các đối tác thương mại lớn của Mỹ đạt được thỏa thuận mới này, trong số đó rất nhiều nước cũng đồng thời là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, như vậy Bắc Kinh sẽ ngày càng rơi vào cảnh tuyệt vọng hơn”, Eswar Prasad cựu chuyên gia vấn đề Trung Quốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết.

Huệ Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn