Báo Hồng Kông: Bắc Kinh cầu hòa còn khó, chiến thắng càng khó hơn

Thứ Hai, 08 Tháng Mười 20184:00 SA(Xem: 7309)
Báo Hồng Kông: Bắc Kinh cầu hòa còn khó, chiến thắng càng khó hơn

Đối mặt với cuộc chiến tranh thương mại qua những đợt trừng phạt mạnh tay của chính phủ ông Trump, Bắc Kinh đang thể hiện ra sự hỗn loạn, mù mờ không biết làm gì. Mới đây, chính quyền Trung Quốc đã công bố sách trắng về Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, nội dung lại mâu thuẫn nhau, một mặt mong muốn đàm phán, một mặt lại nói sẽ chiến đấu đến cùng. Truyền thông Hồng Kông bình luận cho rằng, chiến tranh thương mại nổ ra đến hiện tại, Bắc Kinh “cầu hòa còn khó, chiến thắng càng khó hơn”. 

CTTM-hihoa-RFI


Ngày 24/9, chính phủ Mỹ bắt đầu thu thuế quan 10% đối với hàng hóa Trung Quốc có tổng giá trị lên đến 200 tỷ Đô la Mỹ (USD), trong cùng ngày, chính quyền Trung Quốc cũng áp thuế với hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ USD, đồng thời công bố sách trắng “Thực tế và lập trường của Trung Quốc về tranh chấp thương mại Trung – Mỹ” 

Trong sách trắng, ĐCSTQ ngụy biện, “chiến tranh thương mại là chủ nghĩa bá đạo thương mại và là hành vi bắt nạt của Mỹ”; “Trung Quốc không muốn nổ ra chiến tranh thương mại, không sợ chiến tranh thương mại, nhưng khi cần thiết thì không thể không đánh”. 

Về sách trắng này của chính quyền Trung Quốc, có nhiều giải thích khác nhau, có người nói lập trường chiến tranh thương mại của Trung Quốc trở nên cứng rắn, có người lại nói Bắc Kinh đang cầu hòa. Hôm 28/9, Nhật báo Apple (Apple Daily) tại Hồng Kông đăng bài bình luận cho biết, tình hình thực sự là hiện nay Bắc Kinh “cầu hòa còn khó, chiến thắng lại càng khó”. 

Bình luận cho rằng, sách trắng này xem ra có một luồng hòa khí, có một chút mềm mỏng, kêu gọi đàm phán thay vì chiến tranh, nhưng mặt khác lại biểu hiện quyết tâm chiến đấu đến cùng. Nói cho cùng, ĐCSTQ hạ thấp tư thế là để cho Mỹ xem; khua tay vung vẩy kêu gào là để lừa người dân Trung Quốc. Đây là nguồn gốc của mâu thuẫn trong sách trắng này.

Trên thực tế, từ khi bùng nổ chiến tranh thương mại đến nay, phản ứng của chính quyền Bắc Kinh từ bắt đầu kinh ngạc, khó nói thẳng, sau đó hiểu nhầm rằng Mỹ chỉ là muốn giành được đơn đặt hàng giá trị cao, nên đã đưa ra sách lược đối phó máy móc – đàm phán, nhượng bộ. Đến nay Bắc Kinh mới giật mình bừng tỉnh rằng ông Trump làm thật và đang chèn ép ĐCSTQ trên mọi phương diện. Bắc Kinh cũng vì thế mà rơi vào hoảng loạn, không biết làm thế nào.

Hiện nay, sự tấn công của ông Trump đối với ĐCSTQ đang ngày càng mạnh mẽ, không chỉ tấn công ĐCSTQ về kinh tế, mà còn mở rộng sang quân sự, chính trị và nhân quyền.

Ngày 20/9, chính phủ Mỹ tuyên bố trừng phạt đối với Bộ phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương Trung Quốc và Bộ trưởng của bộ này là ông Lý Thượng Phúc. Nguyên nhân là cơ quan quân sự Trung Quốc đã mua vũ khí từ Nga, vi phạm đạo luật trừng phạt toàn diện được ban hành năm 2017. Hành động này là có sức chấn nhiếp cực lớn đối với quan chức của ĐCSTQ.

Bài viết nói, trong 40 năm qua, dù quan hệ Trung – Mỹ có xấu đi thế nào, nhưng Mỹ cũng không hề đem trách nhiệm cụ thể đổ vào đầu vào quan chức của ĐCSTQ, tuy nhiên, hiện nay ông Trump bắt đầu khơi dòng, tương lai bất cứ quan chức ĐCSTQ nào đều sẽ có cơ hội được vào danh sách đen.

Ngoài ra, ngày 25/9, tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Trump chính thức tuyên chiến với chủ nghĩa xã hội, ông chỉ trích “khát vọng đối với quyền lực của chế độ chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, xâm lược và áp bức. Các nước trên thế giới đều nên ngăn chặn chủ nghĩa xã hội, và những khổ nạn mà nó mang đến cho mỗi người.”

Ngày 26/9, ông Trump lại công khai tố ĐCSTQ có ý đồ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử giữ nhiệm kỳ của Mỹ, ông cho biết đã nắm được nhiều chứng cứ trong tay. Hạ Giang Binh – học giả Kinh tế Đại lục cho biết, đây là cáo buộc vô cùng nghiêm trọng, Nga cũng đã bị Mỹ trừng phạt kinh tế vì liên quan đến can thiệp bầu của của Mỹ, ĐCSTQ dường như đang nối gót theo bước chân của Nga trong vấn đề này.

Có phân tích cho rằng, đối diện với những công kích này của ông Trump, chính quyền Bắc Kinh có thể nói là hết đường xoay sở. Mới đây, ông Tập Cận Bình đến Hắc Long Giang khảo sát đã nhắc lại việc “tự canh tác” từ thời chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông, điều này có nghĩa là, chính quyền dự tính cuộc chiến thương mại này sẽ tạo ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho ĐCSTQ, còn chính quyền quyết định hy sinh đời sống của người dân toàn quốc để làm cái giá phải trả cho cuộc đối kháng với Mỹ.

Huệ Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn