Nhiều lý do khiến ông Tập cử đại diện Lật Chiến Thư đến Triều Tiên

Thứ Bảy, 08 Tháng Chín 20182:30 SA(Xem: 6232)
Nhiều lý do khiến ông Tập cử đại diện Lật Chiến Thư đến Triều Tiên

Gần đây đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công bố thông tin vào ngày 08/9 ủy viên trưởng Nhân đại Lật Chiến Thư của ĐCSTQ sẽ dẫn đầu phái đoàn đến thăm Bắc Triều Tiên để dự lễ kỷ niệm 70 quốc khánh Bắc Triều Tiên. Như vậy kế hoạch ban đầu mà nhiều nguồn tin chỉ ra ông Tập Cận Bình đích thân đến Bắc Triều Tiên đã thay đổi. Nhiều hãng truyền thông nước ngoài dẫn lời các chuyên gia cho biết, trong thời điểm cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ cùng với vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên như hiện nay, đằng sau chuyện ông Tập Cận Bình không đi Bình Nhưỡng liên quan đến nhiều vấn đề.

lật chiến thư
Ông Lật Chiến Thư (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Getty Images)

Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ gần đây không có dấu hiệu hai bên nhượng bộ, vẫn tiếp tục áp thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu của nhau, Tổng thống Mỹ Trump mới chỉ đây đã trích Trung Quốc cố tình trì hoãn quá trình phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, khẳng định ông Tập Cận Bình có thể giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên.

Giới quan sát bên ngoài trước đó đã có dự đoán ông Tập Cận Bình sẽ đích thân đến thăm Bắc Triều Tiên, nhưng sau đó cũng chỉ ra có thể Tập Cận Bình sẽ giao lại nhiệm vụ cho người phụ trách về ngoại giao quốc tế của Đảng và ông Vương Hộ Ninh. Nhưng cuối cùng thì nhiệm vụ lại được giao cho ông Lật Chiến Thư. Ông Lật Chiến Thư vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị từ Đại hội 19, là nhân vật thứ ba của Đảng, phụ trách Nhân đại (Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn Quốc Trung Quốc).

Ngày 06/9, New York Times có chỉ ra việc ông Tập Cận Bình đến thăm Bắc Triều Tiên có thể làm Mỹ không hài lòng, vì Mỹ đang thúc giục ĐCSTQ gây áp lực mạnh đối với Bắc Triều Tiên để Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Thông tin dẫn lời ông Dương Hi Vũ (Yang Xiyu) cựu Chủ nhiệm Văn phòng sự vụ bán đảo Triều Tiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Triều Tiên và Mỹ bị đình trệ trong cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa, còn Trung Quốc dường như có ít cách để giải quyết vấn đề này. Nếu ông Tập Cận Bình tham dự cuộc diễu hành quân sự tại Bắc Triều Tiên, khi đó Kim Jong-un mang vũ khí hạt nhân ra khoe khoang sẽ khiến ông Tập Cận Bình rơi vào tình cảnh khó xử. Trước đó ông Dương Hy Vũ đã dự đoán, chỉ khi quan hệ Trung – Triều hay “vấn đề hạt nhân” tiến triển thì ông Tập Cận Bình mới đến thăm Bắc Triều Tiên.

Ngày 05/9, truyền thông Anh BBC có phân tích cho biết, việc ông Tập Cận Bình không đi đến Bắc Triều Tiên cho thấy Trung Quốc không muốn vấn đề Bắc Triều Tiên ảnh hưởng đến quan hệ Trung – Mỹ. BBC dẫn lời nhà khoa học chính trị Trung Quốc Ngô Cường (Wu Qiang) cho rằng, Trung Quốc quyết định cử ông Lật Chiến Thư đến thăm Bắc Triều Tiên là không muốn thế giới bên ngoài hiểu rằng quan hệ Trung – Triều “rất chặt chẽ”, vì nếu ông Tập Cận Bình đến Bắc Triều Tiên sẽ làm quan hệ Trung – Mỹ tệ hơn, trong thời điểm mà vốn dĩ đã rất mong manh.

Theo ông Ngô Cường, ông Lật Chiến Thư là thân tín quan trọng nhất của ông Tập Cận Bình, việc phía Trung Quốc cử ông Lật Chiến Thư thay mặt cho ông Tập Cận Bình đến thăm Bắc Triều Tiên lần này cũng có thể xem là quy cách cao nhất mà Trung Quốc dành cho Bắc Triều Tiên trong vòng sáu năm qua, mặc khác thì động thái này cũng là một điều chỉnh trước những dự kiến về phản ứng không hay của Mỹ.

Năm nay, ông Kim Jong-un đã thăm Trung Quốc ba lần, trong chuyến thăm hồi tháng Ba tại Đại Liên đã mời ông Tập Cận Bình đến thăm Bắc Triều Tiên khi “thuận tiện”, nhiều nguồn tin cho rằng ông Tập Cận Bình đã nhận lời. Theo ông Ngô Cường, lần này ông Tập Cận Bình thay đổi kế hoạch để cho ông Lật Chiến Thư đi là do Trung Quốc bị áp lực của phía Mỹ.

Ông Trương Bách Hội (Zhang Baihui), Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương thuộc Đại học Lĩnh Nam Hồng Kông cho rằng việc Trung Quốc cử ông Lật Chiến Thư đến thăm Bắc Triều Tiên cho thấy “hầu hết chính sách ngoại giao của Trung Quốc tùy thuộc vào mối quan hệ Trung – Mỹ”. Ông chia sẻ với BBC tiếng Trung rằng, “do trong quá khứ nhiều lần Mỹ lên án Trung Quốc vì vấn đề Bắc Triều Tiên, vì thế thời điểm nhạy cảm này chính quyền Bắc Kinh không muốn làm sâu sắc thêm mối nghi ngờ của Trump.” Theo Trương Bách Hội, phía Bắc Triều Tiên sẽ hiểu rõ mối quan hệ thân thiết giữa ông Lật Chiến Thư với ông Tập Cận Bình, cho nên việc phái ông Lật đi đã là đủ mang lại thể diện cho Bắc Triều Tiên.

Vào ngày 06/9, Đài Phát thanh Hy Vọng (Sound of Hope, SOH) dẫn quan điểm của Tiến sĩ chính trị Lý Thiên Tiếu (Li Tianxiao) tại Đại học Columbia Mỹ cho biết, nếu ông Tập Cận Bình đi tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Bắc Triều Tiên xây dựng chính quyền sẽ gây thiệt hại đáng kể cho hình ảnh của ông Tập Cận Bình. Ông Lý Thiên Tiếu phân tích rằng, trong quá khứ nhiều đại diện của ĐCSTQ đi tham dự những buổi lễ lớn của Bắc Triều Tiên là những kẻ hủ bại phe ông Giang Trạch Dân, tiêu biểu như Chu Vĩnh Khang, Lưu Vân Sơn. Trong 5 năm qua ông Tập Cận Bình đã tập trung xử lý những kẻ hủ bại phái Giang này, thật khó tưởng tượng bây giờ ông ta (Tập Cận Bình) lại đứng vào ngay vị trí cũ của những đối tượng mình đã thanh trừng để bắt tay với Kim Jong-un.

Trước đó, vào cuối tháng Tám, giới truyền thông Mỹ đã trích dẫn nguồn tin người trong cuộc làm việc tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cho biết: Chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình đến Bắc Triều Tiên sẽ phải đối mặt với ít nhất “ba khó khăn”. Nếu không  đi Bình Nhưỡng, có nghĩa là Tập đã bị Trump làm cho “sợ hãi”; nếu đi Bình Nhưỡng, dẫn đến việc ký kết một thỏa thuận hòa bình của bán đảo Triều Tiên thì Trung Nam Hải sẽ bị mất “con át chủ bài” Bắc Triều Tiên trong giằng co với Mỹ; chiều ngược lại nếu đi Bắc Triều Tiên mà dẫn đến cục diện bán đảo khủng hoảng gia tăng thì ông Tập Cận Bình sẽ trở thành một tội nhân đối với lịch sử hòa bình thế giới.

Trí Đạt

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn