Ma trận dư luận và những ‘tự diễn biến’ không từ quần chúng ( Trong đó có " Con Ma" Lá Cải HNPD là to mồm nhất )

Thứ Ba, 15 Tháng Năm 20185:55 SA(Xem: 6446)
Ma trận dư luận và những ‘tự diễn biến’ không từ quần chúng ( Trong đó có " Con Ma" Lá Cải HNPD là to mồm nhất )
rfa.org
RFA

“Tự diễn biến” không từ quần chúng

Sáng ngày 11/5/2018, mạng xã hội của người dùng trong nước lan truyền đi một tin nhắn cho biết là được gửi ra từ ban Tuyên giáo Trung ương đến các tổng biên tập: “Từ phản ánh dư luận, báo chí về Dự án Khu đô thị Thủ Thiêm, TPHCM, các cơ quan chức năng đang xem xét, xử lý theo quy định. Yêu cầu các cơ quan báo chí tạm dừng thông tin về vấn đề này. Cám ơn các anh chị”.

Cùng ngày, phiên xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Khắc Thuỷ, 77 tuổi và 51 năm tuổi Đảng, được giảm từ 3 năm tù giam thành 18 tháng tù treo vì tội “dâm ô” trẻ em.

Cùng ngày, người Công giáo lên tiếng mạnh mẽ trên mạng xã hội, phản đối  MV “Hãy chạy đi” của ca sĩ Sơn Tùng M-TP đã xúc phạm Thiên Chúa và Đức Mẹ dù đạt 20 trượt xem chỉ trong 24 giờ

Ông P.T, một nhà quan sát diễn biến chính trị, xã hội ở Việt Nam, trao đổi qua tin nhắn với Cát Linh, RFA cho biết ông theo dõi những sự việc đang xảy ra và nhận thấy nó là “1001 vụ” và tất cả là “tự diễn biến”, chắc chắn không phải từ quần chúng.

Ông có cách nói vui khi gọi vấn đề này, đó là “cầm đèn chạy theo ô tô”. Cái ánh sáng của chiếc ô tô ấy rọi đến đâu thì dân luận, tức người dân và những lời bình luận sẽ chạy theo ánh sáng ấy.

Đưa tin Sơn Tùng đốt ảnh Đức Mẹ để đánh lạc hướng dư luận, rình rình đánh úp nhà dòng Thủ Thiêm chắc? - Facebook Phuong Le

Thế nhưng, trong số hơn 90 triệu dân Việt Nam hiện tại, không phải ai dùng mạng xã hội cũng lạc theo chiếc ô tô ấy. Bị cáo Nguyễn Khắc Thuỷ, hay ca sĩ Sơn Tùng, đối với họ, chỉ là những chủ đề được sử dụng để định hướng dư luận. Ngay sau khi sự kiện Sơn Tùng M-TP diễn ra, Facebook Phương Lê đã đăng ngay bình luận:

“Đưa tin Sơn Tùng đốt ảnh Đức Mẹ để đánh lạc hướng dư luận, rình rình đánh úp nhà dòng Thủ Thiêm chắc?”

Ngẫu nhiên trùng khớp

Blogger Trương Duy Nhất, chủ của trang Một Góc Nhìn Khác có ý kiến đối lập với nhận định trên. Theo ông, tất cả những sự việc từ phiên xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Khắc Thuỷ cho đến MV của Sơn Tùng diễn ra trong ngày 11/5/2018 đều là những vụ việc quá nhỏ không cần đến cách định hướng dư luận của Ban Tuyên giáo.

Thêm vào đó, với quan sát của một nhà báo, mọi chuyện không được hiểu đơn giản chỉ là “định hướng dư luận”, mà xa hơn nữa, theo ý của ông, có “nhiều việc dính đến chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước" đối với những sự vụ lớn như Thủ Thiêm ngày nay và Đà Nẵng ngày trước.

“Tất nhiên mình nói đen ra thì nó phải có một kịch bản gì đấy để hướng dư luận thì tôi cho nó là đúng. Mình cũng có thể đặt câu hỏi, nhưng mà là với những câu chuyện lớn, giống như chuyện Đà Nẵng ngày xưa, bây giờ mới biết chứ khi khởi đầu nó chỉ chuyển rất đơn giản.

Nó cũng như câu chuyện Trịnh Xuân Thanh khởi đầu chỉ là câu chuyện chiếc xe biển số xanh thôi, rồi nó thành một vụ đại án như thế. Vụ Đà Nẵng thì khởi đầu cũng chỉ là chiếc xe của ông Nguyễn Xuân Anh, rồi cuối cùng gần như “ngẫu nhiên” xảy ra chuyện bán đảo Sơn Trà rồi thành đại án, rồi hoá ra lại trùm cả vụ các quan chức ở Bộ Công an.”

Nó cũng như câu chuyện Trịnh Xuân Thanh khởi đầu chỉ là câu chuyện chiếc xe biển số xanh thôi, rồi nó thành một vụ đại án như thế. Vụ Đà Nẵng thì khởi đầu cũng chỉ là chiếc xe của ông Nguyễn Xuân Anh, rồi cuối cùng gần như “ngẫu nhiên” xảy ra chuyện bán đảo Sơn Trà rồi thành đại án, rồi hoá ra lại trùm cả vụ các quan chức ở Bộ Công an. - Blogger Trương Duy Nhất

Theo cách gọi của nhà báo Trương Duy Nhất, đây là cách dàn binh bố trận, những chiến lược chuẩn bị cho 1 trận đánh lớn. Trận đánh đó mang tên “Đánh tham nhũng”.

Từ đầu tháng 5, hàng loạt những sự kiện gây chú ý lớn cho dư luận liên tục diễn ra. Vụ việc nào cũng được sự hưởng ứng nhiệt tình và quyết liệt từ mạng xã hội và báo chí nhà nước. Từ việc giải toả Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm, thất lạc bản đồ quy hoạch Quận 2, phá bỏ Dinh Thượng Thơ 130 năm tuổi để mở rộng Uỷ ban Nhân dân Thành phố, cho đến “bỗng nhiên” khơi lại dự án Khu đô thị Thủ Thiêm từ 20 năm trước.

Về cách diễn tiến của vấn đề Thủ Thiêm, cựu Tổng Thư ký toà soạn báo Thanh Niên, ông Huỳnh Ngọc Chênh nhận thấy trước khi sự việc rộ lên thì đã có vài cá nhân, nhà báo đưa thông tin lên để tạo dư luận, sau đó thì báo chính thống mới đưa tin.

“Những thông tin này cũng được trong Thành uỷ cung cấp ra. Chứ không cung cấp ra thì báo chí không nắm được.”

Đồng thuận với ý kiến này, nhà báo Trương Duy Nhất nhấn mạnh một chi tiết ông nhận thấy có sự tương quan giữa Thủ Thiêm và Hội nghị Trung ương 7.

“Chuẩn bị kết thúc Hội nghị Trung ương 7 thì tự nhiên những tài liệu mật được tung ra và bắt đầu khơi lại câu chuyện Thủ Thiêm như trước đây khơi câu chuyện Đà Nẵng.”

Theo ông, sự sắp xếp cho thời gian ra đời của vấn đề Thủ Thiêm mới chính là cách định hướng dư luận, xem dư luận đồng lòng ủng hộ hướng nào. Và ông cho rằng: “không phải là mục đích hướng dư luận, mà chính là hướng mới của ngọn lửa đang hừng hực chực chờ Thành phố Hồ Chí Minh.”

Với nhận định khá bình thản, vốn dĩ đã quá quen thuộc với những sự việc “nóng”, có vai trò “hỗ trợ” cho nhau mỗi khi xảy ra trong xã hội và chính trường Việt Nam, cũng qua tin nhắn, ông P.T: “Khi xem 1 trận đấu, dù không có máu cá độ, chúng ta vẫn bị cuốn hút, hồ hởi... Rồi bình luận, rồi ý kiến như người trong cuộc.  Đúng người trong cuộc thì đã, đang bán độ mà mình không biết. Vậy đó!”

Hiểu một cách nôm na, cho dù thật sự có định hướng hay chỉ là sự tình cờ ngẫu nhiên, thì người Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một ma trận dư luận và cơn bão của các vấn đề xã hội. Cơn bão ấy cũng như một trận đấu (theo cách nói của ông P.T), mà mỗi người người dân dù muốn hay không, vẫn phải nhìn, phải nghe, phải sống, phải thở cùng với nó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn