Giữa Tình và Lý

Thứ Tư, 11 Tháng Tư 20182:31 SA(Xem: 6090)
Giữa Tình và Lý

Thạch Đạt Lang

Một tai nạn giao thông xảy ra vào ngày 29.03.2018 trên đường 359 C thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã gây nên một cuộc tranh luận, tuy không ồn ào, sôi động như phán quyết về vụ xử luật sư Nguyễn Văn Đài và những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhưng cũng nêu ra một vấn đề để người dân VN nhận định rõ khía cạnh pháp lý và cung cách điều hành xã hội của chế độ CSVN.

Theo báo Người Lao Động, chiều ngày 29.03.2018, ông Đỗ Văn Tiến, lái chiếc xe vận tải chở đá trên đường 359 C, khi đến trước cửa nhà nghỉ Đức Việt (đường 359C, xã Hòa Bình) thì bất ngờ thấy 2 nữ sinh đi trên xe máy quẹt vào một chiếc xe khác, ngã ra trên làn đường xe đang chạy, trước đầu xe tải do ông Tiến điều khiển.

H1-47
Tài xế Đỗ Văn Tiến. Ảnh: báo TT

Dù rất bất ngờ, ông Tiến phản ứng nhanh nhẹn, kịp thời bẻ tay lái tránh 2 nữ sinh ngã trước đầu xe của mình. Phản ứng của ông Tiến đã cứu mạng 2 nữ sinh, đồng thời gây ra tai nạn, khiến xe ông Tiến tông mạnh vào 2 chiếc xe khác, một Toyota, một Kia đang đậu trên đường, gây ra một số thiệt hại cho 2 xe này. Xe ông Tiến cũng bị lật, bản thân ông bị thương nhẹ.

Đầu tiên phải khẳng định – Mạng người là quý – Thiệt hại gây ra cho 3 chiếc xe có thể khôi phục, bồi hoàn thỏa đáng. Nếu ông Tiến không phản ứng kịp, sẽ không có giá trị tiền bạc, vật chất nào có thể đem lại cuộc sống cho 2 nữ sinh bị té trên đường.

Hành động này ở các nước Âu-Mỹ rất bình thường, người lái xe chẳng những tránh người, còn tránh cả thú vật, chẳng ai xưng tụng, ca ngợi hành động đó là can đảm, anh hùng. Tại sao ở Việt Nam lại khác? Mạng người ở VN cao quý hơn hay rẻ rúng hơn các nước khác trên thế giới, để trên báo chí, mạng xã hội… nhiều người hoan hô hành động của ông Tiến, mặc dù ông phủ nhận 2 chữ “anh hung”, nói rằng, ông chỉ hành động, phản ứng theo lương tâm một con người?

Phản ứng nhân bản, cứu người đó của ông Tiến, tiếc thay lại đem đến cho ông hậu quả không lấy gì sáng sủa, tốt đẹp. Trước mắt, thiệt hại vật chất gây ra bởi tai nạn là số tiền 240 triệu đồng (hơn 11.000 USD), ông Tiến sẽ phải bồi thường cho sự sửa chữa hai chiếc Toyota và Kia mà ông không thể kiếm đâu ra.

Ông Tiến cho biết, xe ông lái có đóng bảo hiểm, tuy nhiên ông không chắc hãng bảo hiểm có chịu chi trả thiệt hại này hay không. Hơn thế nữa, việc cảnh sát giao thông đang điều tra và “nghiên cứu phương án” phạt vạ, tịch thu bằng lái của ông, cũng khiến ông mất ăn, mất ngủ. Bằng lái là cần câu cơm của ông và gia đình. Mất bằng lái ông chưa biết sẽ phải làm gì để sinh sống.

Mạng xã hội, báo chí ở VN, một là quên, hai là lờ đi mặt pháp lý, nên ồn ào chỉ trích, lên án việc đòi hỏi bồi thường hư hại của hai chiếc Toyota và Kia do tai nạn gây ra là vô nhân đạo, thiếu tình người. Do đó, có thông là một quỹ tương trợ ông Tiến do MC Phan Anh thành lập đã quyên góp được khá nhiều, ngoài ra một nhà hảo tâm là doanh nhân Nguyễn Hoài Nam đã gửi tặng ông Tiến 240 triệu để đền bù thiệt hại do tai nạn gây ra.

Về phương diện tình cảm, việc tương trợ tài chánh cho ông Đỗ Văn Tiến là hợp với đạo nghĩa nhưng về mặt pháp lý, lên án, chỉ trích việc đòi bồi thường của chủ nhân 2 chiếc xe Toyota và Kia rõ ràng rất vô lý. Chủ nhân 2 chiếc xe này chẳng dính dáng hay có bổn phận, trách nhiệm xã hội, đạo đức gì đến hành động nhân bản của ông Tiến, không thể vì hành động cứu người của ông Tiến lại bắt họ chịu thiệt hại về vật chất nặng nề.

Đó là chưa kể, 2 chiếc xe Toyota và Kia bị hư hại có thể được dùng trong viêc kinh doanh, giao dịch, buôn bán… Thời gian chờ đợi sửa chữa có thể gây ra thiệt hại về tài chánh khác. Hãy đặt mình vào trường hợp chủ nhân hai chiếc xe đó trước khi phán xét.

Câu chuyện xảy ra, có 2 vấn đề cần phải bàn đến:

1.- Không biết hệ thống bảo hiểm phương tiện giao thông có động cơ ở VN như thế nào? Tuy nhiên, trên nguyên tắc – chiếu theo luật lệ của các nước văn minh, tự do, dân chủ Âu, Mỹ – hầu hết các xe lưu hành đều phải đóng bảo hiểm một chiều (Motor vehicle liability insurance), khi xẩy ra tai nạn, cho dù là người lái xe vô ý, bất cẩn, thiếu kinh nghiệm… hãng bảo hiểm có bổn phận và trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do tai nạn gây ra, kể cả nhân mạng. Với những chiếc xe mới, chưa quá 3 năm sử dụng, thông thường hãng bảo hiểm đòi người mua, phải mua loại bảo hiểm 2 chiều (all-risks insurance, comprehensive insurance).

Ở Mỹ, số tiền bồi thường cho nạn nhân, cao hay thấp tùy theo những hợp đồng ký kết giữa người mua và hãng bảo hiểm. Trong một số trường hợp hiếm hoi, hãng bảo hiểm có thể từ chối, không chịu trả tiền bồi thường, nếu người lái xe say rượu, say thuốc cần sa, thuốc phiện hoặc bị ảnh hưởng các loại thuốc dị ứng… gây ra tai nạn. Ở Âu châu, đặc biệt ở Đức, số tiền bồi thường do tai nạn giao thông xảy ra thường rất cao, nhiều hãng bảo hiểm có thể trả tiền bồi thường lên tới vài triệu euro cho một tai nạn.

Trường hợp ông Đỗ Văn Tiến – ở Mỹ, Đức và đa số các nước khác trên thế giới – không có gì phải suy nghĩ, lo lắng về chuyện bồi thường thiệt hại, sửa chữa hư hỏng gây ra bởi tai nạn, bởi đã có bảo hiểm lo.

2.- Công an giao thông điều tra và “phương án” tịch thu bằng lái của ông Tiến là thái độ tùy tiện, lợi dụng quyền hạn, coi dân như những con mòng béo, tìm đủ cách để “vặt lông”, hút máu.

Khi tai nạn xẩy ra, theo nguyên tắc điều tra, cần có nhân chứng và biên bản tai nạn, kiểm soát tình trạng tinh thần, thể xác người lái xe, giám định thiệt hại sơ khởi bằng hình ảnh… Nếu không có dấu hiệu say rượu (đo nồng độ cồn trong máu), say thuốc, thì không có lý do gì để tịch thu bằng lái. Lái xe có thể bị phạt vi cảnh do bất cẩn, thiếu kinh nghiệm, phải trả những phí tổn làm biên bản của cảnh sát… nhưng thu bằng lái vì một tai nạn giao thông không do lỗi người lái là một sự lộng quyền không có căn bản pháp lý. Biên bản được thực hiện phải có chữ ký của những người liên quan đến tai nạn.

Qua những trao đổi giữa ông Tiến và báo Người Lao Động, nhận ra được một điều: Bản thân ông Tiến và (có thể) rất nhiều người khác ở VN không biết được quyền lợi của mình khi mua bảo hiểm, như thế nào? Ông Tiến trong lúc lái xe, không uống rượu, không say xì ke, ma túy, không có dấu hiệu bị tác dụng phụ của các loại thuốc an thần hay dị ứng… thì hãng bảo hiểm không có lý do gì để tránh né, từ chối việc bồi thường.

Thông thường, khi mua bảo hiểm, người mua sẽ nhận được một hồ sơ (policy), trong đó phải ghi rõ và đủ những điều khoản người mua bảo hiểm phải tôn trọng, cũng như hãng bảo hiểm phải có trách nhiệm chi trả bồi thường mọi thiệt hại do người mua, khi lái xe gây ra tai nạn, trường hợp nào thì được miễn trừ trách nhiệm bồi thường.

Tất nhiên, không thể so sánh chuyện bảo hiểm và luật pháp của VN với các nước tự do, dân chủ Âu, Mỹ… nhưng ít nhất người mua bảo hiểm có quyền biết và đòi hỏi hãng bảo hiểm cũng như luật pháp phải thực thi đúng theo những điều khoản nằm trong hồ sơ.

Một người có thể không đòi được nhưng nhiều người đòi, sẽ được
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn