TRỢ CẤP – TÁC HẠI VÀ GIẢI PHÁP

Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20171:00 SA(Xem: 6545)
TRỢ CẤP – TÁC HẠI VÀ GIẢI PHÁP
Chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp tư nhân là đúng hay sai? Sai, nhưng có vài trường hợp đặc biệt cần cân nhắc. Hiện tại Tesla đang nhận trợ cấp $7,000 cho mỗi chiếc xe hơi điện nó sản xuất, tầm $100,000. Nghĩa là nó được trợ cấp 7%. Đây là chính sách sai lầm. Chính phủ không trợ cấp bất cứ công ty nào, vì sẽ có những vấn đề sau:
  1. Định giá – Thị trường phải được định giá, công ty phải định giá hàng hóa. Phải cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro. Khi chính phủ nhúng tay vô thì phá vỡ sự liên kết tự nhiên này. Kết quả là mô hình bất khả thi lại trở nên khả thi, sản phẩm bán lỗ lại trở nên tiềm năng. Trong dài hạn thì không thể tồn tại được.
  2. Tham nhũng – Chính phủ khi đưa trợ cấp sẽ cho những lợi ích nhóm, thường là sân sau hoặc theo quan hệ chính trị. Kết quả là dự án đó có thể làm cho có để ăn tiền trợ cấp chứ không phải phát triển kiếm lời.

Tuy nhiên, có vài trường hợp cá biệt. Ví dụ ở thành phố mới xây dựng kia cần hệ thống viễn thông. Vốn quá lớn nên không công ty nào có đủ và muốn mạo hiểm cả. Lúc này chính phủ nên chủ động bỏ tiền đầu tư. Công nghệ mặt trời, hạt nhân hay gió có thể có tiềm năng lớn – nhưng chi phí đầu tư quá cao nên không có doanh nghiệp nào đủ vốn để phát triển. Chính phủ cũng nên chủ động tiên phong.

Tuy nhiên, nếu phải trợ cấp thì không nên cho tiền không mà hãy làm theo cách cổ điển. Đó là liên doanh với tư nhân, cấp vốn rồi từ từ thoái vốn chốt lời. Ngày xưa ở Úc, Anh và Mỹ thì cũng làm cách này với British Air, Telstra hay Qantas.

Giờ lấy Tesla làm ví dụ, thay vì trợ cấp cho Tesla $100 triệu/năm, thì chính phủ nên làm như sau:

  1. Rót vốn nhưng phải mua cổ phần và trái phiếu. Một cái để chốt lời dài hạn, cái kia ràng buộc công ty phải trả tiền lại từ từ chứ không lấy luôn.
  2. Cho công ty khai lỗ trong hiện tại và tương lai. Nghĩa là nếu Tesla lỗ $1 tỷ thì sẽ được miễn thuế $1 tỷ cho đến khi nào hết thì thôi. Để công ty có thể bù lỗ.
  3. Không đánh thuế lợi nhuận tương lai trong khoảng thời gian nhất đinh. Ví dụ, nếu Tesla làm chiếc xe điện thành công rồi bán có lời, thì sẽ được miễn thuế lợi nhuận trong 10 năm. Điều này sẽ tạo động lực để Tesla phát triển.

Đó là cách làm cổ điển. Chính phủ thay vì cho tiền thì trở thành cổ đông. Tư nhân vẫn gánh rủi ro nhưng có động cơ lợi nhuận. Và sau khi thị trường bão hòa, chính phủ sẽ từ từ thoái vốn để thị trường tự cạnh tranh. Đó là giải pháp tối ưu nhất.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

102716_TeslaProfitSubsidy_COLOR

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn