Bộ Quốc phòng Trung Quốc lo Nhật Bản quay trở lại con đường quân sự hóa ‘nguy hiểm’

Thứ Sáu, 17 Tháng Ba 20236:00 SA(Xem: 1045)
Bộ Quốc phòng Trung Quốc lo Nhật Bản quay trở lại con đường quân sự hóa ‘nguy hiểm’
voatiengviet.com

Bộ Quốc phòng Trung Quốc lo Nhật Bản quay trở lại con đường quân sự hóa ‘nguy hiểm’

Reuters

Hôm thứ Năm 16/3, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đã thổi phồng cái gọi là “các mối đe dọa từ bên ngoài” trong những năm gần đây và tăng mạnh ngân sách quốc phòng. Bộ xem xu hướng quay trở lại con đường quân sự hóa này là “rất nguy hiểm”.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi nói Nhật Bản nên ngừng làm những việc gây tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực.

Nhật Bản, quốc gia hồi năm 1947 đã tuyên bố sẽ không gây chiến, vào năm ngoái công bố kế hoạch mở rộng quân sự trị giá 315 tỷ đô la trong 5 năm để ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng vũ lực ở Biển Hoa Đông giữa bối cảnh lo ngại ngày càng tăng rằng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có thể khuyến khích Trung Quốc xâm lược Đài Loan.

Tháng trước, Nhật Bản cho biết họ nghi ngờ rằng khí cầu do thám của Trung Quốc đã đi vào lãnh thổ Nhật Bản ít nhất ba lần kể từ năm 2019.

“Chúng tôi kêu gọi phía Nhật Bản nghiêm túc rút ra bài học lịch sử, thận trọng trong lời nói và hành động trong các vấn đề an ninh quân sự”, ông Đàm nói với các phóng viên.

Trong khi đó, Trung Quốc đang lên kế hoạch tăng 7,2% chi tiêu quốc phòng trong năm nay, vượt xa mức tăng của năm ngoái và nhanh hơn mục tiêu tăng trưởng kinh tế khiêm tốn của chính phủ.

Các nước láng giềng của Trung Quốc, bao gồm cả Nhật Bản, cũng như Hoa Kỳ, lo ngại trước các ý định chiến lược và sự phát triển quân sự của Bắc Kinh, đặc biệt là khi căng thẳng gia tăng trong những năm gần đây về vấn đề Đài Loan.

Bắc Kinh nói rằng chi tiêu quân sự của họ cho các mục đích phòng thủ chiếm một tỷ lệ tương đối thấp trong sản lượng kinh tế của họ, nhưng những người chỉ trích muốn coi đó là mối đe dọa đối với hòa bình thế giới.

“Điều cần nhấn mạnh là chi tiêu quốc phòng hạn chế của Trung Quốc hoàn toàn là để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia, đồng thời để duy trì hòa bình và ổn định của thế giới và khu vực”, ông Đàm nói thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn