Trung Quốc tiến sâu vào Nam Cực nhằm chiếm đất một cách trơ trẽn

Thứ Ba, 31 Tháng Giêng 20236:00 SA(Xem: 1314)
Trung Quốc tiến sâu vào Nam Cực nhằm chiếm đất một cách trơ trẽn

Trung Quốc đã đe dọa Đài Loan, thách thức các nước láng giềng ở Biển Đông, đụng độ với Ấn Độ trên dãy Himalaya, và tìm cách phá vỡ trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo ở khắp mọi nơi, từ châu Phi cận Sahara và Nam Mỹ, cho đến không gian vũ trụ và không gian mạng. Giờ đây, Trung Quốc đang mở ra một mặt trận khác trong nỗ lực trở thành một siêu cường toàn cầu, đó chính là Nam Cực.

Bắc Kinh đã sử dụng sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự ngày càng tăng của mình, để khẳng định vai trò là một quốc gia “cận Bắc Cực”, nhằm tìm kiếm vai trò kinh tế và an ninh khi trái đất nóng lên, khiến các nguồn tài nguyên và tuyến đường thương mại ở Bắc Cực trở nên dễ tiếp cận hơn.

Ở bên kia thế giới, Trung Quốc đang mở rộng dấu ấn của mình ở Nam Cực, để trở thành một “cường quốc vùng cực” vào cuối thập kỷ này.

Jacob Stokes , thành viên cấp cao của Chương trình An ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, có trụ sở tại Washington cho biết: “ Trung Quốc có lợi ích khi được coi là một bên tham gia quan trọng trong tất cả các khu vực . “Khả năng hoạt động của họ ở [các vùng cực] là ‘đẳng cấp thế giới’, nếu không muốn nói là ‘hàng đầu thế giới’.”

Luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý để thực hiện các yêu sách của mình. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện ở Nam Cực, thông qua các dự án khoa học, liên doanh thương mại và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Các nhà phân tích của viện Brookings cho biết, các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc mô tả các vùng cực là “biên giới chiến lược”, và là khu vực cạnh tranh quân sự với phương Tây.

Mặc dù bảy quốc gia bao gồm Argentina, Úc, Chile, Pháp, New Zealand, Na Uy và Anh — đã đưa ra yêu sách lãnh thổ đối với các phần của Nam Cực, nhưng không một quốc gia đơn lẻ nào tuyên bố chủ quyền đối với khu vực băng giá rộng lớn này.

Vùng cực nam được điều chỉnh bởi Hiệp ước Nam Cực, được ký kết tại Washington vào tháng 12/1959. Hiệp ước giữa 54 quốc gia quy định rằng, Nam Cực chỉ được sử dụng cho “mục đích hòa bình”, rằng không có yêu sách lãnh thổ mới nào được tôn trọng, và bất kỳ nghiên cứu khoa học nào thu thập được về lục địa, được chia sẻ với tất cả các quốc gia khác.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã thành lập Vạn Lý Trường Thành làm trạm nghiên cứu đầu tiên của mình ở Nam Cực vào năm 1985, và xây dựng ít nhất bốn trạm khác bao gồm Trung Sơn, Côn Lôn, Đài Sơn và một căn cứ bí mật trên Biển Ross.

Các nhà khoa học khẳng định rằng, Nam Cực có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn. Nó cũng có vị trí chiến lược cho các hoạt động quân sự và không gian. Theo trang web The China Story cho biết, Trung Quốc đã có một khoản đầu tư quốc gia lớn nhất ở khu vực này.

Quân đội Hoa Kỳ, vốn mô tả Trung Quốc là “thách thức về tốc độ” của họ, đang theo dõi chặt chẽ các hoạt động của chính quyền Bắc Kinh ở Nam Cực. Ngũ Giác Đài đã thông báo vào mùa thu này rằng, họ đang triển khai thêm 420 phi công thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia tới Nam Cực, như một phần của Chiến dịch Deep Freeze của quân đội, để hỗ trợ “nghiên cứu khí hậu và các hoạt động khoa học khác”.

Khi được hỏi liệu hoạt động tăng cường của Trung Quốc trong khu vực, có phải là nguyên nhân gây lo ngại hay không. Chuẩn Tướng Patrick S. Ryder, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài nói với các phóng viên vào tháng 10 rằng, quân đội Hoa Kỳ đang hợp tác “rất chặt chẽ với Úc và New Zealand trong nhiều cuộc tập trận khắp khu vực”.

Tướng Ryder nói: “Chắc chắn chúng tôi biết rằng Trung Quốc hiện diện ở Nam Cực. “Chúng tôi tiếp tục nhận thấy ở một số khu vực nhất định, đặc biệt là Trung Quốc đã tuyên bố rằng, họ là một quốc gia ở Bắc Cực, trong khi thực tế không phải vậy, và Trung Quốc đã bắt đầu cạnh tranh các nguồn tài nguyên khác nhau trong khu vực đó, và đưa khả năng phòng thủ vào những lĩnh vực đáng lo ngại. Đây chính là điều mà chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi.”

Sử dụng kép

Đã có một số lo ngại rằng, Bắc Kinh sẽ sử dụng các cơ sở khoa học của mình ở Nam Cực cho các mục đích quân sự, chẳng hạn như giúp Quân đội Trung Quốc tăng cường các tính năng kiểm soát, và chỉ huy vệ tinh, cho một cuộc tấn công hỏa tiễn có thể xảy ra. Theo một nghiên cứu của Viện Chính sách Chiến lược Úc, Trung Quốc đã lắp đặt các trạm theo dõi vệ tinh mặt đất tại các trạm nghiên cứu vùng cực Trung Sơn và Côn Lôn.

Ngũ Giác Đài lo ngại rằng Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện của mình ở Nam Cực thông qua các dự án khoa học, và đầu tư vào cơ sở hạ tầng nghe có vẻ lành tính, nhưng “có thể nhằm củng cố vị thế của họ đối với các yêu sách trong tương lai, đối với tài nguyên thiên nhiên và quyền tiếp cận hàng hải”.

Các quan chức Bộ Quốc phòng cho biết, chiến lược của Trung Quốc ở Nam Cực, bao gồm việc khai thác các công nghệ “lưỡng dụng”, các cơ sở và nghiên cứu có mục đích khoa học, nhưng cũng có thể cải thiện khả năng của Quân đội Trung Quốc.

Ngũ Giác Đài cho biết trong một báo cáo gần đây trước Quốc hội rằng, “ Luật An ninh Quốc gia năm 2015 của Bắc Kinh, xác định các vùng cực, cùng với biển sâu và không gian vũ trụ, là những khu vực để phát triển và khai thác” 

Ông Stokes , nhà phân tích tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho biết, Trung Quốc đang tham gia vào nghiên cứu khoa học hợp pháp ở Nam Cực, bao gồm các nỗ lực liên quan đến các vấn đề khí hậu và môi trường, nhưng ông đồng ý rằng, một số hoạt động và tài sản của Bắc Kinh trong khu vực, có thể được chuyển sang sử dụng quân sự nếu cần thiết.

Các quan chức trong Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, đã công bố việc phát triển một tàu phá băng hạng nặng, có thể bổ sung cho ít nhất hai chiếc khác đang được sử dụng, cho các dự án nghiên cứu vùng cực.

Ông Stokes cho biết, “Đó là những tàu phá băng thuộc sở hữu nhà nước. Chúng chắc chắn có thể được tận dụng trong tương lai cho mục đích quân sự”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn