Người giàu hay nói dối, gian lận?

Thứ Tư, 21 Tháng Ba 20182:00 CH(Xem: 5640)
Người giàu hay nói dối, gian lận?

Các nhà nghiên cứu ở ĐH California ở Berkeley rút ra kết luận không dễ chịu này sau khi lặng lẽ theo dõi cách cư xử của nhiều người ngoài đời cũng như trong hàng loạt kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra một mối liên hệ khăng khít giữa địa vị xã hội với thói tham lam, một mối liên hệ mà họ nghi ngờ có thể làm tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy những người thuộc tầng lớp trên thường ít hiểu về người khác, ít vị tha hơn những người thuộc tầng lớp thấp hơn.

Người lái loại xe sang trọng hay cướp đường, không dừng cho người đi bộ qua đường hơn những người thuộc tầng lớp thấp hơn.
Người lái loại xe sang trọng hay cướp đường, không dừng cho người đi bộ
qua đường hơn những người thuộc tầng lớp thấp hơn. (Nguồn: Livescience)

Để rút ra kết luận này, các nhà nghiên cứu đã hòa mình vào dòng người đi qua các đoạn đường giao nhau ở San Francisco và theo dõi những lái xe có nghĩa vụ dừng lại và chờ đợi người đi bộ qua đường. Khi các lái xe dừng lại trước vạch, các nhà khoa học đánh giá xem lái xe thuộc tầng lớp nào, dựa trên thang bậc từ 1 đến 2, cũng như dựa trên giá trị của chiếc xe họ lái.

Trung bình 12,4% lái xe được quan sát không thèm đợi đến lượt họ được đi nên đã cướp đường của người khác. Những người lái loại xe không sang trọng vi phạm dưới 10% số lần quan sát, nhưng các tài xế điều khiển những chiếc xe thời thượng nhất lại vi phạm 30%.

Các nhà nghiên cứu tiếp tục ghi nhận xem các lái xe có dừng lại cho người đi bộ qua đường giao nhau hay không. Kết quả cho thấy, ý thức giảm tốc và nhường đường của các lái xe tỷ lệ nghịch với hạng xe mà họ điều khiển.

Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu tổ chức 4 nghiên cứu để tìm hiểu sự khác nhau trong hành vi cư xử của những người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Kết quả cho thấy, những người thuộc tầng lớp xã hội càng cao thì càng dễ nói dối trong lúc thương lượng và gian dối để kiếm được tiền, kể cả chôm chỉa kẹo của trẻ con.

Trong một nghiên cứu, 105 tình nguyện viên được đề nghị đọc 8 câu chuyện về một nhân vật đã lấy thứ gì đó không thuộc về họ, và cho biết ý kiến liệu các tình nguyện viên có làm điều tương tự hay không. Thái độ tán thành hành động sai trái tăng lên cùng với địa vị xã hội - đo lường bằng thu nhập, trình độ học vấn và nghề nghiệp.

Trong nghiên cứu quan trọng nhất, các nhà nghiên cứu gợi ý với những người tham gia rằng tham lam là điều tốt, sau đó đề nghị các tình nguyện viên viết ra 3 cách thực hiện những hành động trái đạo đức cũng như khả năng họ thực hiện những hành vi này. Kết quả là, những người thuộc tầng lớp thấp và tầng lớp cao có mức điểm bằng nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn