Tin giả 'bay nhanh' hơn tin thật ( Bởi vậy báo Lá Cải HNPĐ mới sống khoẻ và phát triển...mạnh )

Thứ Hai, 12 Tháng Ba 20185:58 SA(Xem: 5121)
Tin giả 'bay nhanh' hơn tin thật ( Bởi vậy báo Lá Cải HNPĐ mới sống khoẻ và phát triển...mạnh )
bbc.com
Tin giả thường lan truyền nhanh hơn tin thật, theo nghiên cứu mới của MIT. Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Tin giả thường lan truyền nhanh hơn tin thật, theo nghiên cứu mới của MIT.

Một nghiên cứu về 126.000 tin đồn và tin giả trên mạng Twitter trong 11 năm qua cho thấy chúng lan nhanh và đến với nhiều người hơn so với tin thật.

Các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) còn phát hiện rằng tin giả mạo thường được người dùng đăng tải lại (re-tweet) nhiều hơn so với robot mạng.

Họ cho rằng lý do có thể là do tin giả "mới mẻ hơn".

Chủ đề thường bị giả mạo nhiều nhất liên quan đến chính trị.

Một vài chủ đề khác hay bị giả mạo là tin đồn kiểu huyền thoại, bịa như thật, tin kinh doanh, khủng bố, khoa học, giải trí và thiên tai.


p05v8yqj

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Giải 'Tin tức giả' của năm 2017

Twitter là hãng cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu này.

Hãng này nói với BBC hãng đang nỗ lực "tự kiểm tra" để đo mức độ đóng góp của mình trong các cuộc thảo luận công chúng.

Giáo sư Sinan Aral, một nhà đồng nghiên cứu cho biết: "Tin giả thường mới lạ hơn, và mọi người thường hay chia sẻ những thông tin mới lạ."

Mặc dù nhóm nghiên cứu không kết luận rằng tính mới lạ giúp tin giả được đăng lại (re-tweet) nhiều hơn, họ nói tin giả mạo có xu hướng tạo ra bất ngờ hơn tin thật, khiến chúng dễ được chia sẻ nhiều hơn.

Twitter là hãng cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu về lan truyền của tin giả. Bản quyền hình ảnh LOIC VENANCE/Getty Images
Image caption Twitter là hãng cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu về khả năng lan truyền của tin giả.

Giáo sư Aral cùng Tiến sĩ Soroush Vosoughi và Trợ lý giáo sư Deb Roy bắt đầu cuộc nghiên cứu sau vụ đánh bom kinh hoàng tại cuộc đua marathon ở Boston năm 2013.

"Twitter trở thành nguồn thông tin chính của chúng tôi," Tiến sĩ Vosoughi cho hay.

"Tôi nhận ra rằng… phần lớn các tin tức tôi đọc trên mạng xã hội là tin đồn, là tin giả mạo."

Nhóm nghiên cứu có sử dụng sáu công cụ chuyên kiểm tra thông tin nhanh, trong đó có Snopes và Urbanlegend để xem những câu chuyện trong nghiên cứu có thật hay không.

Các phát hiện của họ, được đăng trên tạp chí Khoa học (Science), bao gồm:

•Tin giả được đăng lại nhiều hơn 70% so với tin thật

•Tin thật mất thời gian lâu hơn tới 6 lần (so với tin giả) để 'đến tay' 1500 người.

•Tin thật hiếm khi có lượng người chia sẻ vượt quá 1000, trong khi tin giả có thể đạt lượng chia sẻ tới 100.000 người.

p056qk6g

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

'Tin giả', kiểm chứng thông tin và vai trò nhà báo

Chuyện phiếm hay nhất

Giáo sư tâm lý học Geoffrey Beattie đến từ đại học Edge Hill vùng Lancashire, nói với BBC những ai chia sẻ tin tức mà người khác chưa từng biết có một vị trí quyền lực - cho dù tin đó có thật hay không.

"Con người luôn muốn chia sẻ những thông đáng được đưa lên báo - ở một góc độ nào đó, giá trị về sự thật của thông tin ở đây ít được lưu tâm,"

Ông so sánh việc lan truyền tin giả với việc 'buôn chuyện phiếm'

Ông nói: "Đặc điểm của chuyện phiếm là những chuyện phiếm hay nhất là những chuyện giật gân - mọi người chẳng bận tâm là nó có đúng sự thật hay không,"

"Chúng ta đang bị bão hòa thông tin, do vậy những tin tức cần phải gây bất ngờ hơn, hay ghê rợn hơn để thu hút được sự chú ý."

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn