ĐCSTQ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Đảng Cộng sản hiện diện trong mọi mặt của đời sống ở Trung Quốc

Kể từ 1/10/1949, Trung Quốc được điều hành bởi một đảng - Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vai trò lãnh đạo của đảng được ghi trong hiến pháp và đảng kiểm soát chính phủ, cảnh sát và quân đội.

Với khoảng 90 triệu thành viên, nó được tổ chức giống như một kim tự tháp, với Bộ chính trị và cuối cùng là chủ tịch nước, hiện là Tập Cận Bình, ở trên cùng.

Một kim tự tháp được kiểm soát từ trên đỉnh

Khoảng 7% dân số là thành viên của đảng - tư cách đảng viên trung thành là cần thiết cho bất kỳ ai muốn thành công ở Trung Quốc, cho dù trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh hay thậm chí là giải trí.

Đảng viên bao gồm những người như tỷ phú như Jack Ma của Alibaba hay Ren Zhengfei của Huawei, và thậm chí cả những người nổi tiếng như nữ diễn viên Phạm Băng Băng.

Đảng Cộng sản không dung thứ cho những người bất đồng chính kiến. Không có đảng đối lập thực sự nào được cho phép và những người chỉ trích chính phủ có nguy cơ bị đàn áp.

Bắt đầu từ cấp địa phương, các tổ chức đảng bầu ra cơ quan cấp trên của họ - và điều này được thực hiện với tất cả vai trò lãnh đạo cao nhất.

Đại hội Đảng toàn quốc bầu ra Ủy ban trung ương mà sẽ bầu ra Bộ chính trị.

Các cuộc bầu cử này thường được quyết định và thông qua trước và quyền lực thực sự thuộc về Bộ chính trị.

Đứng đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình. Đầu năm 2018, đảng này đã bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chủ tịch nước, cho phép ông có thể tại vị vô thời hạn.

Tại Đại hội Đảng Cộng sản diễn ra hai lần mỗi một thập niên, sẽ diễn ra vào cuối tháng này, ông Tập được kỳ vọng sẽ được nhiệm kỳ thứ ba tại vị.

Bộ chính trị toàn quyền

Ở đỉnh cao của kim tự tháp quyền lực của Trung Quốc là Bộ chính trị, cơ quan đảm bảo đường lối của đảng được duy trì và kiểm soát ba cơ quan quan trọng khác:

Hội đồng Nhà nước là chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng - hiện là Lý Khắc Cường - người đứng sau chủ tịch nước.

Vai trò của nó là thực hiện các chính sách của đảng trên toàn quốc, chẳng hạn như quản lý kế hoạch kinh tế quốc dân và ngân sách nhà nước.

Mối liên hệ giữa quân đội và đảng có từ thời Thế chiến thứ hai và cuộc nội chiến sau đó. Mối quan hệ chặt chẽ được thể chế hóa bởi Quân ủy Trung ương, lãnh đạo các lực lượng vũ trang của Trung Quốc.

Họ có quyền kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của đất nước và hơn 2 triệu quân nhân, quân đội lớn nhất thế giới.

Sự kìm kẹp gia tăng từ trên xuống

Dưới thời Mao Trạch Đông - người sáng lập, Đảng Cộng sản điều hành một nhà nước xã hội chủ nghĩa toàn trị.

Trung Quốc đã nghèo nàn khi Mao nắm quyền kiểm soát vào năm 1949 - và những nỗ lực của ông nhằm công nghiệp hóa nền kinh tế nông thôn và nông nghiệp phần lớn của đất nước đã chứng tỏ một thảm họa. Kết quả là nạn đói, giết chết hàng chục triệu người.

Sau đó, sự hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa khi Mao hoang tưởng cố gắng thanh trừng các đối thủ của mình trong đảng.

Việc ông kêu gọi thanh niên Trung Quốc làm điều tương tự trên khắp cả nước đã gây ra bạo lực khi mọi người quay lưng lại với nhau, và hàng triệu người bị nhắm mục tiêu là những kẻ phản bội lý tưởng của một Trung Quốc Cộng sản.

Nó kết thúc với cái chết của Mao vào năm 1976.

Trong những năm sau đó, Trung Quốc dần mở cửa với thế giới.

Sự nổi lên của Đặng Tiểu Bình, một nhà lãnh đạo đảng từng bị nhắm đến trong cuộc Cách mạng Văn hóa, đã mang lại những cải cách kinh tế lớn và cuối cùng là tăng trưởng vượt bậc.

Hy vọng về cải cách chính trị bị khuấy động khi thương mại gia tăng và căng thẳng với phương Tây dường như tan băng - nhưng Đảng vẫn giữ được quyền kiểm soát, đôi khi phải dùng đến các chiến thuật tàn bạo như vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 1989.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch Tập có quyền lực vô song ở Trung Quốc

Ông Tập Cận Bình, người trở thành chủ tịch nước năm 2012, ngày càng trở nên độc tài, được cho là hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào kể từ thời Mao.

Việc kiểm duyệt trực tuyến ngày càng gia tăng, các vụ bắt bớ các nhà hoạt động, đàn áp các đảng viên cấp cao - được gọi là thanh trừng các đối thủ, mà ông Tập phủ nhận.

Một số quốc gia cũng cáo buộc Trung Quốc phạm tội diệt chủng thông qua việc đàn áp dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.

Truyền thông và internet của Trung Quốc - bao gồm cả mạng xã hội trong nước như Weibo - được quản lý chặt chẽ. Không có gì lạ khi toàn bộ các cụm từ hoặc từ tìm kiếm bị loại bỏ.

Sự kiểm soát gần như toàn bộ đối với truyền thông đã giúp Đảng - và ông Tập - gây chấn động dư luận và thực thi quyền kiểm soát.