• David Silverberg
  • Phóng viên Kinh doanh và Công nghệ

Hyunjin Seo, associate professor, University of Kansas journalist department

Nguồn hình ảnh, Hyunjin Seo

Chụp lại hình ảnh,

Hyungin Seo nói Trung Quốc không cần các công ty công nghệ châu Âu

Khi Hyunjin Seo thăm Bắc Kinh tháng Bảy năm ngoái, cô lướt Google News trên điện thoại của mình và phát hiện vài bài báo về một vụ tấn công Đại Sứ Quán Mỹ tại đây.

Phó Giáo sư khoa báo chí trường Đại học Kansas, Hyunjin Seo đã vượt qua được kiểm duyệt nội dung số gắt gao của Trung Quốc nhờ dịch vụ chuyển vùng của công ty điện thoại ở Mỹ mà cô đang dùng. Việc này cho phép cô truy cập được vào các website trên Google vốn không hiển thị ở Trung Quốc.

"Tôi nói với các bạn Trung Quốc về quả bom nổ bên ngoài Đại Sứ Quán Mỹ nhưng họ không biết tôi đang nói về cái gì, bởi vì thông tin này không xuất hiện trên trang tìm kiếm của họ," Seo, người dạy các khóa về truyền thông số, nhớ lại.

Presentational grey line
Rivals branding

Trải nghiệm của Hyunjin Seo rất phổ biến đối với bất kỳ người phương Tây nào tới Trung Quốc.

Internet ở đất nước đông dân nhất thế giới này bị kiểm duyệt gắt gao, khiến các chuyên gia ngờ rằng trong tương lai có thể có hai internet riêng rẽ - nửa này do Trung Quốc dẫn dắt, và nửa kia do Mỹ.

Quan điểm này được cựu giám đốc điều hành Google Eric Schmidt đưa ra vào năm ngoái.

Tại một sự kiện cá nhân, khi một nhà kinh tế học hỏi ông Schmidt (hiện là thành viên hội đồng quạn trị công ty mẹ của Google, Alphabet) về khả năng internet bị phân chia thành hai cực với các luật lệ khác nhau, ông trả lời "Tôi nghĩ rằng kịch bản khả dĩ nhất hiện nay không phải là sự phân tán, mà là sự phân chia thành một internet do Trung Quốc dẫn dắt, một internet-không-Trung Quốc do Mỹ dẫn dắt."

Executive Chairman of Alphabet, Inc. Eric Schmidt is interviewed at the Inclusive Innovation Challenge Celebration event at HUBweek in Boston on Oct. 12, 2017.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cựu giám đốc điều hành Google Eric Schmidt cho rằng internet đang phân chia thành hai cực

Sự chia rẽ này trên thực tế đã diễn ra, do Tường Lửa của Trung Quốc, một chương trình do chính phủ tài trợ để kiểm duyệt nội dung số. Người dùng Trung Quốc không thể truy cập Facebook, Twitter, Dropbox hoặc Pinterest, trong số các trang thông dụng khác.

Họ cũng không thể đọc các thông tin online về vụ thảm sát Thiên An Môn hoặc đọc các chỉ trích nhắm vào Chủ tịch Tập Cận Bình.

"Tại một trong những thị trường lớn nhất thế giới, các công ty công nghệ đang rời đi bởi vì họ không thể hoạt động một cách triệt để như họ muốn, bằng việc chia sẻ tự do các thông tin online," cô Seo cho hay.

Sự kiểm duyệt này có nghĩa các doanh nhân nước ngoài sẽ bị cản trở nếu họ muốn mở rộng hoạt động sang Trung Quốc - một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới."

Quy mô của công ty như thế nào không thành vấn đề, để hoạt động ở Trung Quốc, các công ty nước ngoài phải thực hiện rất nhiều việc khó khăn có thể gây rắc rối cho chọ.

Trong khi các dịch vụ và sản phẩm của Apple vẫn được lưu hành ở Trung Quốc, công ty công nghệ khổng lồ có trụ sở ở California này đã gây tranh cãi xung quanh hoạt động của mình tại thị trường Trung Quốc. Năm 2017, Trung Quốc đã yêu cầu Apple loại bỏ app New York Times và Skype ở App Store. Apple tuân thủ.

Google cũng lội vào vùng nước của Trung Quốc, chỉ để đối mặt với chỉ trích gay gắt. Nổi bật nhất là việc Google bí mật xây dựng một giao diện tìm kiếm để cạnh tranh với Baidu của Trung Quốc.

Trang Google bằng tiếng Trung này sẽ kiểm duyệt những kết quả tìm kiếm liên quan đến vi phạm nhân quyền và các luật gây tranh cãi. "Dự án Rồng bay" được bóc trần trong một bài báo năm 2018 của The Intercept - một hãng tin online chủ trương 'báo chí đối nghịch" - và Google cuối cùng đã phải bỏ dự án này.

"Khi bạn gõ các cụm từ trên hệ thống tìm kiếm ở Trung Quốc, bạn sẽ nhận được nhiều kết quả khác với cái mà bạn tìm thấy ở phương Tây," Sarah Cook, nhà phân tích cao cấp về Trung Quốc của Freedom House, một tổ chức giám sát độc lập của Mỹ tập trung vào nhân quyền. "Lằn ranh đỏ của cái đang bị kiểm duyệt liên tục thay đổi."

Năm 2019 đánh dấu năm thứ tư liên tiếp Freedom House xếp Trung Quốc ở vị trí chót bảng tự do internet trong báo cáo thường niên "Tự do trên mạng".

Nguồn hình ảnh, Renren Yang

Chụp lại hình ảnh,

Renren Yang hi vọng một ngày Tường Lửa sẽ bị dỡ bỏ

Một doanh nghiệp muốn vào làm ăn ở Trung Quốc phải hoặc vâng lời hoặc ra đi. Ví dụ LinkedIn không cho phép người dùng Trung Quốc truy cập các trang nhạy cảm về chính trị hoặc các bài đăng của những người ở nước ngoài.

Tại sao những sự cấm đoán như vậy lại được thực hiện trên một công cụ được thiết kế đặc biệt cho các lĩnh vực thông tin, truyền thông và tranh luận?

"Kiểm duyệt liên quan đến tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đưa ra một quan điểm chính thống về nhà nước," Renren Yang, trợ lý giáo sư về văn hóa đại chúng Trung Quốc hiện đại tại đại học British Columbia, cho hay.

Trong khi người dùng internet Trung Quốc không thể dùng Google và WhatsApp, họ đã có hai thứ tương tự để thay thế, Baidu và WeChat.

Trong khi đó, Amazon đã đóng cửa các shop online ở Trung Quốc đầu năm nay do doanh số nghèo nàn trong khi cố cạnh tranh với Alibaba.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hoạt động ở thị trường Trung Quốc không luôn luôn đơn giản với Apple

Không phải là Trung Quốc đang tạo ra một internet song song của riêng mình hay sao?

"Một internet của một Trung Quốc cô lập là tách mình khỏi phần còn lại của thế giới," bà Cook nói. "Và cái đáng lo ngại là các nước khác đang học theo Trung Quốc bằng việc khóa truy cập vào một số website hoặc làm chậm dịch vụ internet trong lúc có biểu tình."

Giáo sư Yang nói điều này chỉ làm lợi cho Trung Quốc để có thêm nhiều công ty phương Tây vốn đang tìm cách hoạt động ở nước này. "Ví dụ, cạnh tranh với các công ty telecom địa phương ở Trung Quốc sẽ tạo ra các công nghệ mới và các dịch vụ mới mà người dùng có thể mua và sử dụng. Cạnh tranh thúc đẩy sáng tạo."

Giáo sư Seo thì không lạc quan về việc Trung Quốc sẽ sớm thay đổi các chính sách online. "Từ khi Trung Quốc thay thế truyền thông phương Tây bằng các app và các trang riêng của họ, họ thực sự không cần các công ty công nghệ phương Tây."

Các chuyên gia khác thì hi vọng rằng sự chia rẽ trên Internet sẽ không kéo dài.

Giáo sư Yang nói: "Một ngày nào đó, tôi muốn nhìn thấy Tường Lửa được dỡ bỏ, như bức tường Berlin."