Hàng chục hãng công nghệ Trung Quốc được lệnh ‘học hỏi trường hợp Alibaba’

Thứ Ba, 15 Tháng Ba 20221:00 CH(Xem: 1939)
Hàng chục hãng công nghệ Trung Quốc được lệnh ‘học hỏi trường hợp Alibaba’
Các nhà quản lý của Trung Quốc đã ra lệnh cho Tencent, ByteDance, JD.com và hàng chục công ty công nghệ lớn khác tiến hành “tự kiểm tra toàn diện” trong vòng một tháng.
Tòa nhà văn phòng của Alibaba Group Holding ở Thượng Hải  /// Ảnh: Bloomberg
Tòa nhà văn phòng của Alibaba Group Holding ở Thượng Hải
ẢNH: BLOOMBERG
Theo South China Morning Post, Trung Quốc hôm 13.4 đã triệu tập 34 công ty công nghệ lớn nhất nước cho cuộc họp ở Bắc Kinh với cơ quan giám sát chống độc quyền, cơ quan quản lý không gian mạng và cơ quan thuế. Động thái này diễn ra khi chính phủ Trung Quốc tăng cường mở rộng phạm vi và nâng cao ưu tiên trong cuộc kiểm soát đối với các ông lớn công nghệ.
Cuộc họp do Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc và Cục Thuế Trung Quốc chủ trì, với mục đích đảm bảo tất cả công ty internet lớn trong nước đều nhận được thông điệp răn đe từ khoản phạt gần 2,8 tỉ USD đánh vào Alibaba, qua đó các hãng công nghệ lớn sẽ sợ hãi và tôn trọng quy tắc của ngành, theo bản tóm tắt chính thức cuộc họp do Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) công bố.
Cuộc họp đưa ra hướng dẫn cho các công ty tham dự, bao gồm Tencent, Meituan, Alibaba, ByteDane, Pinduouo, Didi Chuxing, JD.com, Bilibili, iQiyi và hàng chục tên tuổi khác, về cách “chú ý đến cảnh báo từ trường hợp của Alibaba” và tiến hành “tự kiểm tra” trong tháng tới. Các công ty cũng được yêu cầu phải công khai cam kết hoạt động kinh doanh tuân thủ theo pháp luật.
“Không được vượt qua các ranh giới quy định và không được chạm vào các làn ranh đỏ”, trích tuyên bố từ SAMR. Sau thời gian tự chấn chỉnh, SAMR sẽ thực hiện các cuộc kiểm tra khác và những trường hợp không giải quyết được hành vi sai trái sẽ bị “trừng phạt nghiêm khắc”.
34 nhà cung cấp dịch vụ internet ở đại lục với giá trị thị trường kết hợp vượt qua cả sản lượng kinh tế của Vương quốc Anh, nhiều trong số đó được niêm yết ở Mỹ và Hồng Kông, còn được yêu cầu “nâng cao tinh thần trách nhiệm và ưu tiên cho lợi ích quốc gia”. Cụ thể, họ “phải tránh tuyệt đối việc mở rộng vốn một cách mất trật tự để đảm bảo an ninh kinh tế và xã hội của Trung Quốc, phải tuyệt đối tránh độc quyền để đảm bảo cạnh tranh thị trường công bằng”, trích tuyên bố đề cập đến hướng dẫn của Trung Quốc.
Không riêng các ông lớn công nghệ, cả các trang mua sắm trực tuyến, nền tảng giao hàng và sản xuất thực phẩm cũng nhận được cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ không chậm trễ khi phát hiện hành vi sai trái. Các hành vi này bao gồm việc buộc người bán phải chọn một nền tảng, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng dữ liệu lớn để tính giá không công bằng cho một số khách hàng nhất định, làm ngơ trước sản phẩm kém chất lượng, rò rỉ dữ liệu khách hàng và trốn nộp thuế.
“Động thái này đánh vào gốc rễ của vấn đề. Không rõ ai sẽ là người tiếp theo bị trừng phạt, nhưng về việc ai phải chịu quy định thì rất rõ ràng: mọi công ty trong lĩnh vực internet”, Zhao Ye, chuyên gia chống độc quyền tại công ty luật Jingtian & Gongcheng có trụ sở tại Bắc Kinh, nói.
Theo Thanhnien
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn